So sánh kết quả dự báo chất lượng nước với quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang năm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 94)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỐNG KÊ CÁC KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC

4.5.2.1 So sánh kết quả dự báo chất lượng nước với quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang năm

tỉnh Tiền Giang năm 2020

Dựa vào bản đồ quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 Hình 4.56 , tiến hành so sánh với chỉ số chất lượng nước WQI dự báo đến năm 2020.

Hình 4.56 : Bản đồ quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020 tỉnh Tiền Giang

Bảng 4.7: So sánh chất lượng nước (WQI) dự báo với tình hình quy hoạch kinh tế xã hội Tiền Giang đến năm 2020

Quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 Dự báo chất lượng nước tỉnh Tiền Giang đến năm2020 Dân số Dân số được dự báo đến năm 2020 là : 1.954.921 người, trong đó dân số đô

thị khoảng 550.000 – 650.000 người.

Bảng 4.8 Ước tính nước thải sinh hoạt tỉnh Tiền Giang năm 2020

STT Vùng Nhu cầu dùng nước (m3/ngày)

Lượng nước thải (m3/ngày)

1 Đô thị 96000 76800

2 Nông thôn 79400 63520

TỔNG 175400 140320

Nguồn:[16]

Định mức tải lượng ô nhiễm trung bình cho một người/ngày của WHO [3], ước tính được tải lượng thải sinh hoạt vào môi trường nước (Bảng 2.7)

Bảng 4.9 Ước tính tải lượng thải sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Tiền Giang 2020

STT Vùng

Tải lượng (kg/ngày)

TSS BOD5 COD Tổng N Tổng P

1 Đô thị 10272 4800 90240 864 230,4

2 Nông thôn 8495,8 3970 74636 714,6 190,56 TỔNG 18767,8 8770 164876 1578,6 420,96 Trong đó, khu vực dân cư tập trung đông và thải ra nước sinh hoạt nhiều nhất là thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Cái Bè.

Theo kết quả dự báo vào mùa khô (tháng 3/2020) những vùng ô nhiễm nặng tập trung ở trung tâm huyện Châu Thành – MT2, chỉ số WQI = 1,58 ( ô nhiễm nặng). Đây là 1 trong 3 khu vực có dân số cao nhất tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, một số khu vực nước bị ô nhiêm nặng như: CB1 – Kênh 5, Nguyễn Văn Tiếp, CB8 – cầu Mỹ Phước, GC9 – cầu Lý Quàn.

Nhìn chung, chất lượng nước được dự báo đến năm 2020 trong toàn tỉnh tại đa số các khu vực ô nhiễm từ mức độ nặng đến trung bình.

Ước tính đến năm 2020, tổng lượng nước thải của toàn tỉnh Tiền Giang là 140320 m3/ngày, hàm lượng các chất ô nhiễm trong ngày là khá cao vượt gấp nhiều lần QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, hàm lượng TSS đạt 133 mg/l (gấp 4,5 lần), hàm lượng BOD5 đạt 66 mg/l (gấp 11 lần), hàm lượng COD đạt 1175 mg/l (gấp 78 lần), ngoài ra hàm lượng tổng N, tổng P vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng nhiều lần.

Nếu tình trạng gia tăng dân số vẫn tiếp tục thì chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng là điều không thể tránh khỏi.

Nhìn chung, tỉnh đã quy hoạch hợp lý phân vùng đô thị và phân loại đô thị. Tuy nhiên, cần nên cân nhắc xây dựng chùm đô thị Bình Đức, Vĩnh Kim, Long Định, Tân Hương vì khu vực này được dự báo có chất lượng nước

Theo quy hoạch hội huyện Châu Thành đến năm 2020 ( Phụ lục 2.5) , Châu Thành tập trung phát triển các khu đô thị mới như Bình Đức, Vĩnh Kim, Long Định, Tân Hương tạo thành chùm đô thị hỗ trợ cho kinh tế, xã hội của vùng

ô nhiễm nặng.

Công nghiệp

Đến năm 2020, theo quy hoạch tỉnh Tiền Giang đầu tư thêm các KCN, CCN: KCN Tân Phước 1, Tân Phước 2 (nằm ở Đông Nam Tân Phước) , CCN Chợ Gạo ( huyện Chợ Gạo), KCN Bình Đông (phía Bắc thị xã Gò Công), vùng Công nghiệp Gò Công ( ven biển Gò Công Đông) ngoài ra còn một sô nhà máy với công suất lớn sẽ được xây dựng như nhà máy sản xuất ống thép Vàm Láng.

Bảng 4.10: Dự báo tổng lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm nước từ các khu công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020

Tỉnh

Tổng lượng nước thải (m3/ngày)

Tải lượng ô nhiễm

TSS BOD COD Tổng N Tổng P

Tiền

Giang 8380 1861 1148 2673 486 67

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia KCN Việt Nam, 2009

Ngoài ra, theo cuộc họp giao ban các vùng kinh tế trọng điểm được tổ chức tại Đồng Nai, từ năm 2015, các nhà máy cơ sở dệt nhuộm tại TP.HCM sẽ dời về các địa phương như Long An, Tiền Giang.

Theo kết quả dự báo vào cả mùa mưa và mùa khô năm 2020, các vùng xây dựng các KCN mới như Đông Nam Tân Phước, Đông Bắc huyện Gò Công Đồng, chất lượng nước ô nhiễm nặng hơn so với các khu vực khác. Tính đến 2020, tổng lượng nước thải ngành công nghiệp là 8380 m3/ngày, hàm lượng các chất ô nhiễm vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 gấp nhiều lần, hàm lượng TSS là 222 mg/l (gấp 7,4 lần), BOD là 137 mg/l (gấp 22,8 lần), 319 mg/l (gấp 22 lần).

Năm 2014, khu vực Đông Nam Tân Phước, phía Bắc Châu Thành tập trung đến 2 KCN là KCN Tân Hương, KCN Long Giang nhưng chưa lắp đầy (Phụ lục ),. Đến năm 2020, khi các KCN được lắp đầy và xây dựng thêm 2 KCN, thì chất lượng nước tại Đông Nam Tân Phước sẽ ô nhiễm trầm trọng.

Tóm lại, tỉnh nên cân nhắc quy hoạch lại 2 KCN Tân Phước 1 và Tân Phước 2, có thể đặt tại các khu vực ít ô nhiễm như thị xã Cai Lậy hoặc Cái Bè nhằm hạn chế suy giảm chất lượng nước.

Trồng

trọt Theo quy hoạch trồng lúa tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, các tỉnh sản xuất lúadự kiến được quy hoạch như : huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu

Thành, Chợ Gạo và một phần vùng ngọt hóa Gò Công. So với năm 2013, tỉnh Tiền Giang đã cắt giảm 7000 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng cây lâu năm.

Theo kết quả thống kê vào mùa khô năm 2020, chất lượng nước tại các khu vực Tân Phước, huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành có chất lượng ô nhiễm trung bình.

Bảng 4.11 Ước tính tải lượng ô nhiễm từ trồng lúa đông xuân phân bố tại tỉnh Tiền Giang năm 2013

Chất ô nhiễm BOD5 COD Tổng N Tổng P

Tải lượng (kg/ngày) 326820 620100 9360 1560

Ngoài ra, khu vực huyện Chợ Gạo có mức độ ô nhiễm nhẹ ( 5,01 ≤ WQI ≤ 6,99).

Nhìn chung, lượng nước xả thải và nồng độ các chất ô nhiễm vào năm 2020 có xu hướng thấp hơn năm 2013 do giảm diện tích nông nghiệp.

Thủy sản

Nguồn thải thủy sản

Theo số liệu dự báo, đến năm 2020 tỉnh Tiền Giang có 700 ha nuôi cá da trơn, cứ 1 ha nuôi cá tra da trơn có khoảng 20.000 – 30.000 m3 nước thải. Các khu vực tập trung nuôi cá nhiều nhất Cái Bè (xã An Thái Đông, xã An Cư), Châu Thành ( xã Long Hưng, Phước Thạnh, Tân Hữu Nghĩa) và Chợ Gạo (xã Xuân Đông, xã Hòa Định).

Do đó, lưu lượng xả thải từ các ao nuôi =700 × 25.000 = 17.500.000 m3/ngày.

Bảng 4.12 Tải lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra năm 2020

STT Chất thải Tải lượng

(kg/ngày)

1 Chất thải dạng N 5.320.000

2 Chất thải dạng P 2.016.000

3 Chất thải dạng BOD5 36.400.000

Tính đến năm 2020, tổng lượng nước thải từ các ao nuôi cá da trơn là khổng lồ, đến 17.500.000 m3/ngày, nồng độ các chất ô nhiễm vượt QCVN 08:20008/BTNMT cột A2 nhiều lần đặc biệt là ô nhiễm dạng N.

Theo kết quả thống kê vào mùa khô năm 2020, chất lượng nước tại các ao nuôi cá khu vực Cái Bè, có mức độ ô nhiễm trung bình. Đặc biệt, tại ao nuôi huyện Châu Thành tại xã Long Hưng, Phước Thạnh có mức độ ô nhiễm nặng (WQI = 1,58). Tuy nhiên, tại khu vực chợ Gạo, các ao nuôi cá nằm các bải bồi ngoài đê sông Tiền xã Xuân Đông, Hòa Định, chất lượng nước được dự báo đến 2020 là ô nhiễm nhẹ (WQI từ 5,01 – 6,99).

Nhìn chung, đến năm 2020, tải lượng ô nhiễm do nuôi cá tra bè là rất cao. Do đó, tỉnh cần nên cân nhắc quy hoạch lại một số vùng nuôi cá da trơn, đặc biệt là các xã xã Long Hưng, Phước Thạnh (huyện Châu Thành).

Cấp nước

- Nâng cấp các nhà máy nước:

BOO Đồng Tâm công suất 170.000 m3/ngày đêm , thị xã Cai Lậy công suất 10.000 m3/ ngày đêm, thị trấn Cái Bè công suất 8.000 m3/ ngày đêm.

- Theo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

Xây dựng nhà máy nước cấp vùng sử dụng nguồn nước mặt sông Tiền tại khu vực Cái Bè có công suất đợt đầu Q= 200.000 m3/ngày đêm phục vụ cho khu

Theo kết quả dự báo đến năm 2020, tại khu vực cấp nước cho nhà máy BOO Đồng Tâm ( xã Bình Đức, Châu Thành), nhà máy nước thị trấn Cái Bè (thị trấn Cái Bè), Cai Lậy (xã Tam Bình, Cai Lậy) chất lượng nước tại các nơi này có xu thế chung ô nhiễm nặng vào mùa khô và cải thiện vào mùa mưa. Vào mùa khô, nước có hiện trạng bị nhiễm mặn. Nguồn nước chỉ cấp được tốt

vực phía Bắc sông Tiền, hành lang ven biển Đông và 1 phần cấp cho vùng thành phố Hồ Chí Minh.

nhất vào mùa mưa.

Do đó, tỉnh cần xem xét lại quy hoạch nâng cấp nhà máy cấp nước.

Nhìn nhung, sau khi so sánh với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang, đa số đều phù hợp với chất lượng nước dự báo vào năm 2020. Tuy nhiên, tỉnh cần cân nhắc để điều chỉnh một số quy hoạch : chùm đô thị Bình Đức, Vĩnh Kim, Long Định, Tân Hương (Châu Thành), KCN Tân Phước 1 và Tân Phước 2, vùng nuôi cá da trơn thuộc xã Long Hưng, Phước Thạnh (huyện Châu Thành) và nâng cấp nhà máy cấp nước.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w