CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỐNG KÊ CÁC KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC
4.1.3 Khu vực thành phố Mỹ Tho,Châu Thành, Chợ Gạo
4.1.3.1 Các thông số chất lượng nước
• Giá trị pH
Kết quả phân tích giá trị pH tại khu vực thành phố Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo vào mùa khô từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 6,35 ÷ 9,12 (Hình 4.30). Có 04/05 vị 68
trí quan đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2 dao động từ 6,0÷8,5. Tuy nhiên, tại vị trí MT5 - cầu Bình Phan vào năm 2010 có giá trị pH 9,12 vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột B2 – chất lượng nước dùng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp.
Hình 4.30:Diễn biến pH vào mùa khô tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo (3/2010-3/2013)
Vào mùa mưa, pH có giá trị dao động ổn định hơn so với mùa khô. Theo kết quả phân tích từ năm 2010 - 2013, giá trị pH biến thiên từ 6,65 ÷ 7,22 (Hình 4.31) và đều đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2.
Hình 4.31:Diễn biến pH vào mùa mưa tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo (9/2010-9/2013)
Nhìn chung, giá trị pH đo ở từng trạm quan trắc của Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo từ năm 2010 - 2013 vào mùa mưa và mùa khô tương đối ổn định và đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2.
• Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Kết quả phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) tại khu vực vào mùa khô từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 5 ÷ 146 mg/l (Hình 4.32). Đa số các vị trí quan trắc có nồng độ TSS đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 ngoại trừ năm 2011. Tại điểm MT4 - Cầu Chợ Gạo, giá trị TSS vào năm 2010, năm 2011 có xu hướng tăng cao đột biến và đạt cao nhất vào năm 2011 là 146 mg/l ( vượt 4,9 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột B1).
Hình 4.32:Diễn biến TSS vào mùa khô tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo (3/2010-3/2013)
Qua khảo sát, nguyên nhân là do khu vực này diễn ra hoạt động khai thác cát với quy mô lớn, nhận nước thải chứa chất rắn của cụm công nghiệp Tân Thuận Bình. Cụm công nghiệp này chủ yếu là chế biến sản phẩm từ cây dừa, chế biến thức ăn gia súc. Nhưng vào năm 2012, 2013 vị trí này có xu hướng giảm dần do chính sách cấm khai thác cát trái phép trên một số đoạn sông, trong đó có sông Chợ Gạo [8]. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính làm hàm lượng TSS tại điểm quan trắc cầu Chợ Gạo tăng cao do nước thải, chất thải rắn của khu chợ thị trấn Chợ Gạo. Nước thải của khu chợ này thải trực tiếp ra cống, ngoài ra kênh này này khu vực 69
neo đậu của nhiều tàu, ghe, hiện nay có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng trầm trọng, (Hình 4.33).
Hình 4.32: Ô nhiễm do chất thải tại cống khu chợ của thị trấn Chợ Gạo (trái) và
khai thác cát dưới chân cầu Chợ Gạo (phải)
Vào mùa mưa, giá trị TSS đo tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo năm 2010 – 2013 biến thiên từ 8 ÷ 56 mg/l (Hình 4.34). Vào năm 2011, 2012 hàm lượng TSS tại 05/05 vị trí đều đạt QCVN 08:2008/ BTNMT cột A2 (TSS < 30 mg/l). Riêng năm 2013, 03/05 vị trí vượt QCVN 08:2008/ BTNMT cột A2 (TSS < 30 mg/l). Tại các vị trí quan trắc trên hàm lượng TSS có xu hướng tăng theo các năm đặc biệt vào năm 2013 tại vị trí MT1 - cầu Kênh Xăng và MT2 - ngã ba rạch ông Đăng.
Hình 4.34: Diễn biến TSS vào mùa mưa tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo ( 9/2010 -9/2013)
Nhìn chung, hàm lượng TSS ở khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo từ năm 2010 – 2013 có xu hướng tăng đặc biệt vào mùa mưa. Vị trí có hàm lượng TSS thấp nhất là tại khu vực cầu Kênh Năng và ngã ba rạch ông Đăng vì các khu vực này chỉ chịu nước thải sinh hoạt của dân cư thị trấn Long Định, thị trấn Mỹ Tịnh An.
• Ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD5) Giá trị DO
Vào mùa khô, nồng độ DO từ năm 2010 – 2013 tại khu vực quan trắc biến thiên từ 1,07 ÷ 4,02 mg/l (Hình 4.35). Từ năm 2011 – 2013, 05/05 vị trí quan trắc có nồng độ DO đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (DO ≥ 4 mg/l). Riêng năm 2010, tại 04/05 vị trí có nồng độ DO rất thấp thậm chí còn không đạt giá trị quy định trong cột B2 (DO ≥ 2 mg/l).
Hình 4.35: Diễn biến DO vào mùa khô tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo (9/2010 – 9/2013)
Theo kết quả quan trắc vào mùa mưa, nồng độ DO từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 1,6 ÷ 3,84 mg/l (Hình 4.36), 05/05 vị trí quan trắc có nồng độ DO không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B2 (DO ≥ 4 mg/l).
Hình 4.36: Diễn biến DO vào mùa mưa tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo (9/2010 – 9/2013)
Nhìn chung, tại khu vực này nồng độ DO không biến động nhiều giữa mùa mưa và mùa khô, đa số tất cả các vị trí quan trắc đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
Vào mùa khô, nồng độ BOD5 tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo từ năm 2010 – 2013 dao động khá thấp từ 3 ÷ 101 mg/l (Hình 4.37). Đa số các vị trí quan trắc có nồng độ BOD5 đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 ( BOD5 ≤ 6 mg/l) ngoại trừ khu vực cầu Chợ Gạo. Riêng vào năm 2010, nồng độ BOD5 tại khu vực MT4 – cầu Chợ Gạo đạt lớn nhất 101 mg/l, gấp 4,1 lần so với giá trị quy chuẩn cột B2 ( BOD5 ≤ 25 mg/l).
Hình 4.37:Diễn biến BOD5 vào mùa khô tại khu vực Mỹ Tho,Châu Thành, Chợ Gạo ( 3/2010 – 3/2013)
Qua khảo sát cho thấy, nguyên nhân Chợ Gạo là khu vực chăn nuôi heo và gà với quy mô lớn và cũng là điểm “ nóng” về mặt môi trường. Đặc biệt, năm 2009, 2010 cống ngầm xả trực tiếp ra kênh của trang trại nuôi heo 3000 con của anh em nhà Năm Hưởng ấp Bình Hưng Hạ, xã Bình Ninh và trại heo 400 con heo nái của ông cao Văn Thê ấp Hòa Mỹ xã Bình Ninh. Các cơ quan chức năng và cảnh sát môi trường đã đến và xử phạt hiện nay các trang trại này đã có các biện pháp xử lý nước thải, nguồn nước đã được cải thiện [9]. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng nước thải trại gà, heo của ông Út Trại xã Đăng Hưng Phước. Nước thải chăn nuôi chứa các hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80% bao gồm cellulose, protit, chất béo và thức ăn dư thừa.
Hình 4.38: Bà Trần Thị Sinh đang xác định vị trí cống ngầm xả nước thải từ trại nuôi heo của Bí thư Đảng ủy xã Bình Ninh Cao Văn Thê ra kênh [9]
Vào mùa mưa, nồng độ BOD5 từ năm 2010 – 2013 biến động trong khoảng 1 ÷ 31 mg/l (Hình 4.39). Có 03/05 vị trí quan trắc đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.
Hình 4.39: Diễn biến BOD5 vào mùa mưa tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo ( 9/2010 – 9/2013)
Nhìn chung, tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo nồng độ BOD5 tương đối thấp, đa số tất cả vị trí đều đạt quy chuẩn cột A2. Tại vị trí MT4 - cầu Chợ Gạo, nồng độ BOD5 cao nhất so với các vị trí khác vào cả mùa mưa và mùa khô, nguyên nhân nguồn nước chịu ảnh hưởng của chăn nuôi gia súc và nước thải của chợ.
• Hàm lượng dinh dưỡng Tổng Nito
Vào mùa khô, tổng Nito đo ở khu vực này từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 0,7 ÷ 3,24 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các vị trí quan trắc có nồng độ Tổng Nito vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng nhiều lần (Tổng N > 0,5 mg/l).
Vào mùa mưa , tổng Nito ở khu vực biến thiên từ 0,24 ÷ 1,92 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các vị trí quan trắc có nồng động Tổng Nito vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng nhiều lần (Tổng N > 0,5 mg/l).
PO43-
Vào mùa khô, giá trị PO43- đo ở khu vực này từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 0,03 ÷ 0,28 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy đa số các vị trí quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (PO43- ≤ 0,2 mg/l).
Vào mùa mưa, giá trị PO43- đo ở khu vực này từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 0,02 ÷ 0,35 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy đa số các vị trí quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (PO43- ≤ 0,2 mg/l). Tuy nhiên, vào năm 2010 giá trị PO43-
cao hơn so với các năm khác.