Khu vực huyện Cái Bè, Cai Lậy,Tân Phước

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 64)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỐNG KÊ CÁC KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC

4.1.2Khu vực huyện Cái Bè, Cai Lậy,Tân Phước

4.1.2.1 Các thông số chất lượng nước

Giá trị pH

Kết quả phân tích pH vào mùa khô tại khu vực huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 3,73 ÷ 7,54 (Hình 4.21). Trong đó có đa số vị trí có giá trị pH đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 ngoại trừ vị trí CB9 - cầu Trương Văn Sanh pH tại thời điểm lấy mẫu tháng 3/2012 có giá trị 3,73. Nhìn chung, theo từng năm pH có xu hướng tăng.

Hình 4.21 : Diễn biến pH mùa khô tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước (3/2010-3/2013)

Vào mùa mưa, giá trị pH từ năm 2010 – 2013 có giá trị dao động trong khoảng từ 3,6 ÷ 7,1 (Hình 4.22), trong đó có 07/10 vị trí có giá trị pH đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1.Tuy nhiên, có một số vị trí có pH đột biến thấp không đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2, pH dao động 3,63 ÷ 5,51, điển hình tại vị trí CB8 - cầu Mỹ Phước, CB9 - cầu Trương Văn Sanh và CB10 - Cầu Kênh Năng tại thời điểm lấy mẫu tháng 3/2010, 3/2013. Nguyên nhân các khu vực này thuộc vùng Tân Phước có mức độ nhiễm phèn nhiều nhất tỉnh Tiền Giang. Vào mùa mưa, nước mưa làm phèn trong đất bị rửa trôi xuống sông làm nước bị axit hóa, giảm pH của nước.

Hình 4.22: Diễn biến pH mùa mưa tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(9/2010-9/2013)

Nhìn chung, giá trị pH đo ở từng trạm quan trắc của Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước từ năm 2010 - 2013 không có sự biến động lớn. Giá trị pH vào mùa mưa và mùa khô tương đối ổn định và đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Kết quả phân tích tổng chất rắn lơ lửng (TSS) tại khu vực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước vào mùa khô từ năm 2010 – 2013 tương đối thấp biến thiên từ 8 ÷ 85 mg/l 64

(Hình 4.23). Năm 2011, 2012, 2013 đa số các vị trí đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (TSS ≤ 30 mg/l). Riêng vào năm 2010 tại khu vực CB9 – cầu Trương Văn Sanh giá trị TSS tăng đột biến (85mg/l) vượt gấp 2,8 lần so với QCVN 08:2008/ cột A2 nhưng đạt chuẩn cột B2.

Hình 4.23: Diễn biến TSS mùa khô tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(3/2010-3/2013)

Vào mùa mưa, giá trị TSS đo ở tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước năm 2010 – 2013 biến thiên từ 8 ÷ 74 mg/l (Hình 4.24). Hầu hết, hàm lượng TSS đo tại các vị trí quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/ BTNMT cột A2 (TSS ≤ 30 mg/l). Riêng vị trí CB2 - cầu Cổ Cò vào năm 2010, có hàm lượng TSS đo được tương đối cao vào năm 2010 ( 74 mg/l) vượt chuẩn cột A2 khoảng 2,5 lần. Nguyên nhân chính do khu vực này tiếp nhận nước thải chứa nhiều chất rắn của khu dân cư và chợ.

Hình 4.25:Diễn biến TSS mùa mưa tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(9/2010-9/2013)

Nhìn chung, kết quả phân tích cho thấy hàm lượng TSS đo được ở các khu vực các con sông nhánh tại khu vực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước có diễn biến ổn định hơn so với khu vực sông Tiền, có thể do khu vực này chịu ảnh hưởng của ít chịu tác động do các khu công nghiệp xả nước thải vào . Vị trí có hàm lượng TSS thấp nhất là tại khu vực cầu Trà Lọt trên sông Trà Lọt. Tuy vị trí này chịu ảnh hưởng của cụm công nghiệp Hòa Khánh nhưng cụm công nghiệp này chủ yếu là khu cơ khí và lắp ráp linh kiện điện tử nên hàm lượng TSS khá thấp.

Ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD5) Giá trị DO

Kết quả phân tích nồng độ DO vào mùa khô tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước từ năm 2010 – 2013 dao động khá thấp biến thiên 1,33 ÷ 3,8 mg/l (Hình 4.26). Tất cả các vị trí quan trắc có nồng độ DO đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (DO ≥ 4 mg/l). Riêng vào năm 2012 tại một số vị trí như CB6 - cầu kênh 12, CB7 - cầu Cai Lậy nồng độ DO rất thấp thậm chí không đạt giá trị quy định trong cột B2.

Hình 4.26:Diễn biến DO mùa khô tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(3/2010-3/2013)

Kết quả phân tích nồng độ DO vào mùa mưa tại các vị trí quan trắc từ năm 2010 - 2013 biến thiên từ 2,04 ÷ 4,8 mg/l (Hình 4.27). Nồng độ DO vào mùa mưa có xu hướng tăng theo thời gian, trong đó vào năm 2010, 2011 tất cả các vị trí đều không 65

đạt giá trị quy định trong cột B1 (DO ≥ 4 mg/l). Trong năm 2013 có 06/10 vị trí DO đạt giá trị trong cột B1 (DO ≥ 4mg/l).

Hình 4.27:Diễn biến DO mùa mưa tại Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(9/2010-9/2013)

Nhìn chung, vào mùa mưa nồng độ DO tại các vị trí quan trắc cải thiện hơn so với mùa khô. Nguyên nhân do mùa mưa nước mưa làm pha loãng các chất ô nhiễm và tăng cường độ xáo trộn trong nước làm nồng độ DO có xu hướng cao. Còn vào mùa khô, cường độ xáo trộn thấp, nhiệt độ nước tăng, quá trình oxy hóa các chất hữu cơ tăng mạnh, làm nồng độ DO giảm.

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

Mức độ ô nhiễm hữu cơ còn thể hiện qua BOD5, giá trị BOD5 đo được ở khu vực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 3 ÷ 14 mg/l (Hình 4.28). Nồng độ BOD5 có xu hướng tăng theo từng năm và hầu hết các vị trí quan trắc đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (BOD5 ≤ 6 mg/l). Trong đó, tại khu vực CB3 - chợ Thiên Hộ có nồng độ BOD5 cao hơn các vị trí khác nguyên nhân tại khu vực này chịu ảnh hưởng của chợ đầu mối cá Thiên Hộ, nước thải và chất rắn do trong quá trình phân loại cá thải trực tiếp xuống kênh, rạch.

Hình 4.28:Diễn biến BOD5 mùa khô tại Cái Bè, Cai Lậy,Tân Phước(3/2010- 3/2013)

Vào mùa mưa, giá trị BOD5 đo được ở khu vực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước từ năm 2010 – 2013 biến thiên khá thấp từ 2 ÷ 23 mg/l (Hình 4.29). Từ năm 2011 – 2013 nồng độ BOD5 tại 06/10 vị trí đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (BOD5 ≤ 6 mg/l) nhưng có 10/10 vị trí đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (BOD5 ≤ 15 mg/l). Riêng năm 2010, nồng độ BOD5 có xu hướng cao hơn so với các năm khác, đặc biệt tại vị trí CB2 - cầu Cổ Cò, CB3 - chợ Thiên Hộ cao nhất đạt 23 mg/l gấp 1,53 lần so với chuẩn giá trị cột B2. Nguyên nhân tại vị trí cầu Cổ Cò là vùng nuôi cá tra bè lớn của huyện Cái Bè, do tỉnh chưa có quy hoạch phân vùng nuôi cá cụ thể nên việc đào ao nuôi cá gia tăng mạnh vào năm 2010.

Hình 4.29:Diễn biến BOD5 mùa mưa Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước (9/2010-9/2013)

Nhìn chung, tuyến kênh nước mặt khu vực Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước đã có các dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ tuy nhiên vẫn ở mức độ nhẹ. Vào mùa mưa, nồng độ BOD5 có dấu hiệu cải thiện hơn so với mùa khô, nguyên nhân do 3 huyện này là 3 66

huyện chịu ảnh hưỡng bởi lũ của tỉnh, có thể do nguồn nước mưa làm pha loãng dòng chất thải của hệ thống sông.

Hàm lượng dinh dưỡng (Tổng Nito, PO43-) Tổng Nito

Vào mùa khô, tổng Nito đo ở khu vực này từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 0,5 ÷ 3,4 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các vị trí quan trắc có nồng động tổng Nito vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng nhiều lần (Tổng N > 0,5 mg/l).

Vào mùa mưa , tổng Nito ở khu vực này từ năm 2010 - 2013 biến thiên từ 0,15 ÷ 2,82 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các vị trí quan trắc có nồng động tổng Nito vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng nhiều lần (Tổng N > 0,5 mg/l). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PO43-

Vào mùa khô, hàm lượng PO43-tại khu vực này từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 0 ÷ 0,5 mg/l. Đa số các vị trí quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Vào mùa mưa, hàm lượng PO43- thấp hơn mùa khô và biến thiên từ 0 ÷ 0,3 mg/l. Đa số các vị trí quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 tuy nhiên vào năm 2010 hàm lượng PO43- cao hơn so với các năm khác.

Nhìn chung, khu vực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước ô nhiễm do thành phần dinh dưỡng khá cao. Đặc biệt, tại vị trí CB7 - cầu Cai Lậy, CB8 - cầu Mỹ Phước, CB9 - cầu Trương Văn Sanh. Nguyên nhân do ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi gia cầm, gia súc, chất thải sinh hoạt, hầm tự hoại, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Kim loại nặng ( Fe, Pb )

Chỉ tiêu Fe quan trắc trên khu vực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước từ năm 2010 – 2013 giá trị đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B2. Còn chỉ tiêu Pb hầu hết các vị trí quan trắc đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Dầu mỡ và chất hoạt động bề mặt

Tại các vị trí quan trắc nước mặt khu vực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, kết quả phân tích không phát hiện thấy hàm lượng dầu mỡ tổng. Do đó, đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT – cột A1 (≤ 0,01 mg/L).

Ô nhiễm vi sinh ( Coliform)

Vào mùa khô, theo kết quả quan trắc từ năm 2010 - 2013, Coliforms dao động trong khoảng từ 2,1.102 ÷ 7,5.105 MPN/100ml , trong đó các vị trí có giá trị Coliform tương đối thấp và ít dao động ở vị trí CB2 - cầu Cổ Cò. Các vị trí có hàm lượng 67

Coliform cao và vượt chuẩn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 64)