Các thông chất lượng nước

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 74)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỐNG KÊ CÁC KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC

4.1.4.1 Các thông chất lượng nước

Giá trị pH

Vào mùa khô, giá trị pH tại khu vực thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông và Tân Phú Đông từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 3,64 ÷ 7,7 (Hình 4.40)

trong đó có 08/09 vị trí có giá trị pH đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2. Riêng vào năm 2010 tại khu vực GC9 - Cầu Lý Quàn có giá trị pH thấp nhất 3,64 mg/l.

Hình 4.40: Diễn biến pH vào mùa khô tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 3/2010 – 3/2013)

Vào mùa mưa, giá trị pH tại khu vực này biến thiên từ 6,2 ÷ 8,33 (Hình 4.41). Đa số tất cả vị trí quan trắc đều đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2.

Hình 4.41: Diễn biến pH vào mùa mưa tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 9/2010 – 9/2013)

Nhìn chung, giá trị pH đo ở từng trạm quan trắc của thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông từ năm 2010 đến nay không có sự biến động lớn. Giá trị pH vào mùa mưa và mùa khô tương đối ổn định và đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Theo kết quả quan trắc vào mùa khô từ năm 2010 - 2013, tại khu vực này có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) tương đối thấp dao động trong khoảng 5 ÷ 147 mg/l

(Hình 4.42). Đa số các vị trí đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2(TSS ≤ 30 mg/l) ngoại trừ năm 2011. Năm 2010, hàm lượng TSS khá thấp. Riêng vào năm 2011 hàm 74

lượng pH tăng đột biến tại các vị trí GC7 - Cầu Lồ Ô, GC8 - cầu Rạch Bùn, GC9 - cầu Lý Quàn. Nguyên nhân các vị trí này nằm ở vùng Tân Phú Đông tiếp nhận nước từ sông Tiền và nằm giao với biển, do cuối nguồn nên nước thải tiếp nhận một lượng nước thải và rác thải từ nhiều nguồn khác nhau.

Hình 4.42 : Diễn biến TSSvào mùa khô tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 3/2010 – 3/2013)

Vào mùa mưa, giá trị TSS tại khu vực này từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 3 ÷ 52 mg/l. Đa số vị trí vào năm 2011, 2012, 2013 có giá trị TSS nằm trong chuẩn cho phép QCVN 08:2008/ cột A2 (TSS ≤ 30 mg/l).

Hình 4.43: Diễn biến TSSvào mùa mưa tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 9/2010 – 9/2013)

Nhìn chung, vào mùa mưa đa số các vị trí quan trắc có hàm lượng chất rắn lơ lửng không biến động nhiều so với mùa khô. Các vị trí GC3 - cầu Long Chánh, GC4 - cầu Tân Hòa, GC5 - cống Cần Lộc có hàm lượng TSS khá thấp.

Ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD5) Giá trị DO

Vào mùa khô từ năm 2010 - 2013, nồng độ DO biến thiên từ 1,52 ÷ 4,27 mg/l

(Hình 4.44). Nồng độ DO ở đa số các trạm của khu vực thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Hình 4.44: Diễn biến nồng độ DO vào mùa khô tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 3/2010 – 3/2013)

Vào mùa mưa, nồng độ DO từ năm 2010 – 2013 dao động từ 1,3 ÷ 5,91 mg/l (Hình 4.45), đa số các vị trí có nồng độ DO đều không đạt QCVN 08:2008/cột B1 ( DO ≥ 4 mg/l). Riêng năm 2010 nồng độ DO cao nhất với giá trị 4,27, đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 . Năm 2011, nồng độ DO rất thấp thậm chí không đạt quy chuẩn cột B2, với nồng độ này có thể gây chết hầu hết các loài cá và loài sinh vật sống dưới nước khác.

Hình 4.45: Diễn biếnnồng độ DOvào mùa mưa tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 9/2010 – 9/2013)

Như các khu vực khác, nồng độ DO tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông rất thấp. Vào cả mùa mưa và mùa khô, các vị trí hầu như đều không đạt quy chuẩn cột B2.

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

Kết quả phân tích nồng độ BOD5 vào mùa khô từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 5 ÷ 41 mg/l (Hình 4.46). Đa số tất cả các vị trí đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (BOD5 ≤ 6 mg/l). Năm 2010, nồng độ BOD5 cao nhất trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013, thậm chí còn vượt chuẩn cột B1 như tại GC7 - cầu Lồ Ô ( đạt 41 mg/l, gấp 6,8 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột A2), GC8 - cầu Rạch Bùn ( đạt 38,1 mg/l, gấp 6,35 lần QCVN 08:2008/BTNMT cột A2). Hai vị trí quan trắc này thuộc huyện Tân Phú Đông , đây là một huyện nghèo mới thành lập của tỉnh Tiền Giang vào năm 2008. Do nước bị nhiễm mặn, trước đây nơi đây đa số trồng lúa, xả nhưng do chính sách khuyến nông và đặc biệt giá tôm sú cao ngất ngưỡng vào những tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010 nên người dân ồ ạt đào ao nuôi tôm [10]. Do mới đi vào canh tác, nên vấn đề môi trường không được người dân và chính quyền quan tâm. Vài năm trở lại đây, chính quyền địa phương kiểm soát chất thải phát sinh từ canh tác tôm tốt hơn nên ô nhiễm BOD5 có dấu hiệu giảm.

Hình 4.46: Diễn biến BOD5 vào mùa khô tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 3/2010 – 3/2013)

Vào mùa mưa, nồng độ BOD5 dao động trong khoảng 2 ÷ 32 mg/l (Hình 4.47) và biến động khá phức tạp, trong đó vào các năm 2010 – 2013 đa số các vị trí quan trắc có nồng độ BOD5 không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (BOD5 ≤ 6 mg/l). Năm 2011, nồng độ BOD5 cao nhất trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 đạt 32 mg/l vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1.

Hình 4.47: Diễn biến BOD5 vào mùa mưa tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 9/2010 – 9/2013)

Nhìn chung, vào cả mùa mưa mà mùa khô nồng độ BOD5 vào năm 2010 có xu hướng cao hơn so với các năm khác. Ngoài ra, nồng độ BOD5 tại khu vực thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông cao nhất so với 3 khu vực còn lại đặc biệt là huyện Tân Phú Đông. Do các huyện này có diện tích 76

nuôi tôm sú lớn nhất tỉnh trên 3000 ha (trong năm 2010) tập trung tại các xã như Tân Phú, Phú Thạnh, Phú Đông (Tân Phú Đông) [11] . Theo những nghiên cứu mới đây thì tôm chỉ có thể sử dụng được 37,5% lượng thức ăn đưa vào cho sinh khối của tôm, còn lại là chất thải lỏng và rắn. Các chất hữu cơ này tích tụ trong ao và khi thay nước trong ao, nước thải này được thải trực tiếp ra sông [12].

Hình 4.49 : Khu nuôi tôm tại cơ sở sản xuất thủy sản Hồng Khoa, ấp Kinh Nhiên, xã Phú Thạnh huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang

Hàm lượng dinh dưỡng (Tổng Nito, PO43-) Tổng Nito

Vào mùa khô, tổng Nito đo ở khu vực này từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 0,05 ÷ 3,52 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các vị trí quan trắc có nồng độ Tổng Nito vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng nhiều lần (Tổng N > 0,5 mg/l). Tổng Nito có xu hướng tăng trong thời gian sau.

Vào mùa mưa , tổng Nito ở khu vực biến thiên từ 0,29 ÷ 3,22 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các vị trí quan trắc có nồng động Tổng Nito vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng nhiều lần (Tổng N > 0,5 mg/l).

PO43-

Vào mùa khô, giá trị PO43-đo ở khu vực này từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 0,05 ÷ 1,53 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy vào năm 2012, 2013 nồng độ PO43- tại đa số các vị trí đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Tuy nhiên, vào năm 2010, 2011 nồng độ PO43- khá cao vượt quy chuẩn cột A2 nhiều lần, đặc biệt tại 3 vị trí GC7, GC8, GC9 thuộc huyện Tân Phú Đông. Vào mùa mưa , giá trị PO43- ở khu vực biến thiên từ 0 ÷ 2,37 mg/l. Từ năm 2010 – 2013 đa số các vị trí quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Nhìn chung, khu vực này ô nhiễm do thành phần dinh dưỡng khá cao. Đặc biệt là tại vị trí GC8 – cầu Rạch Bùn, GC9 - cầu Lý Quàn do khu vực này nằm trong khu nuôi tôm chuyên canh với quy mô lớn của tỉnh. Nguyên nhân do sinh khối của tôm chỉ chứa 18% trong tổng lượng ntrogen đưa vào con đường trong đó có 78% từ nguồn thức ăn (Funge-Smith and Briggs, 1998). Còn đối với phosphorus thì tôm chỉ sử dụng 6% trong tổng lượng phosphorus đưa vào ao nuôi cho việc tăng sinh khối. Điều này chứng tỏ trong quá trình nuôi thì lượng nitrogen và phosphorus luôn tồn tại trong nước và lắng đọng trong bùn đáy với hàm lượng cao. Nước trong ao sẽ được dẫn ra sông và các kênh rạch lân cận (Hình 4.50).

Hình 4.50 : Hiện tượng phú dưỡng tại con kênh gần cơ sở sản xuất chế biến thủy hải sản Hồng Khoa, xã Tân Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông

Độ mặn

Theo kết quả khảo sát khu vực thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây, huyện Tân Phú Đông vào mùa khô từ năm 2010 – 2013, hàm lượng Cl biến thiên từ 1040 – 3737mg/L, vượt chuẩn quy định cột B1 (Cl < 600mg/L) . Tuy nhiên, vào mùa mưa, tại các vị trí này, hàm lượng Cl giảm đáng kể (dao động từ 33 – 302mg/L), chứng tỏ vào mùa mưa các kênh trên hệ thống này không có sự xâm nhập mặn từ cửa biển.

Nhìn chung, khu vực này chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn nhất là vào mùa khô. Độ mặn có xu hướng tăng theo thời gian. Nguyên nhân do khu vực này nằm ở cửa sông, vào mùa khô lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kong đổ về thấp, thủy triều lên sẽ tạo ra dòng chảy ngược về phía thượng lưu, điều này diễn ra mạnh nhất ở vùng cửa sông, với biên độ triều 3,5 – 3,6m , gây hiện trạng nhiễm mặn đặc 78

biệt là các vùng Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông diện tích xâm nhập mặn khoảng 7% [13], Bảng 4.1

Bảng 4.2 Độ mặn 4% xâm nhập sâu vào nội đồng

Trên sông Năm

2011 2012 2013

Vàm Cỏ 65km 50km 65-70km

Tiền 45km 35km 40-50km

Nguồn: [16]

Kim loại nặng ( Fe, Pb )

Chỉ tiêu Fe, Pb quan trắc trên khu vực này từ năm 2010 – 2013 đa số các vị trí quan trắc đều có giá trị đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

Dầu mỡ và chất hoạt động bề mặt

Tại các vị trí quan trắc nước mặt khu vực thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò công Tây, Tân Phú Đông kết quả phân tích không phát hiện thấy hàm lượng dầu mỡ tổng. Do đó, đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT – cột A1 (≤ 0,01 mg/L).

Ô nhiễm vi sinh

Vào mùa khô, theo kết quả quan trắc 4 năm, Coliforms dao động trong khoảng từ 4.102 ÷ 7,5.105 MPN/100ml . Đa số các vị trí đều có hàm lượng Coliform cao và vượt chuẩn cho phép gấp nhiều lần quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột B2 (Coliform <10.000 MPN/100ml).

Vào mùa mưa, Coliforms dao động trong khoảng từ 2,3.102 – 9.105 MPN/100ml. Các vị trí có giá trị Coliform cao và vượt chuẩn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột B2 (Coliform <10.000 MPN/100ml).

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w