Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2013 ước tính đạt 18.126 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) tăng 9,5% so với năm 2012, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,6%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,6%, khu vực dịch vụ tăng 9,7% GDP theo giá thực tế đạt 60.630 tỷ đổng , thu nhập bình quân/ người/năm đạt 35,5 triệu đồng, tăng 4,4% triệu đồng tăng so với năm 2012.
Hình 2.2: Cơ cấu tăng trưởng kinh tế năm 2012, 2013 [9]
2.2.1.1 Nông nghiệp
Cơ cấu cây trồng từng khu vực phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và lượng nước tưới sẵn có. Ngành trồng trọt với 2 loại cây thực phẩm chính là lúa và dừa, cây ăn quả là sơ ri, mãng cầu, vú sữa và thanh long. Đối với những vùng ven sông Tiền như Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây, nước được cung cấp đầy đủ vào đúng các thời điểm yêu cầu trong năm thì cơ cấu cây trồng là 3 vụ lúa. Đối với những vùng đất phèn, nằm thì cây trồng chủ yếu là một số cây ăn trái và rau màu. Giá trị ngành sản xuất trồng trọt tăng khoảng 4% mỗi năm. Nhờ chương trình ngọt hóa Gò Công mà diện tích cây thực phẩm và cây ăn quả được tăng lên đáng kể. Tính đến tháng 05-2013, huyện Chợ Gạo có 5.000 ha lúa nếp Bè, 2.000 ha cây thanh long (xã Bình Ninh) , 4.000 ha vườn dừa Chợ Gạo (xã Xuân Đông). Mấy năm gần đây, năng suất, chất lượng thanh long ngày càng cao do nông dân đã biết ứng dụng kỹ thuật cho cây ra hoa trái vụ.
2.2.1.2 Chăn nuôi
Tiền Giang là địa phương có quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn ở khu vực với 123 trang trại lớn, nuôi hơn 550000 con heo và 6,6 triệu con gà. Khu vực nuôi heo, gà quy mô lớn tại huyện Chợ Gạo (xã Bình Phan, xã Đăng Hưng Phước), huyện
Tân Phước (xã Thạnh Mỹ). Ngoài ra, người dân của tỉnh còn nuôi bò, dê, gà, vịt với quy mô hộ gia đình nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, phần lớn trang trại, chuồng trại nằm gần nhà dân, xử lý chất thải không hợp lý nên người dân ở đây lãnh đủ hậu quả ô nhiễm.
2.2.1.2 Ngư nghiệp
Tính đến cuối năm 2013, sản lượng nuôi trồng và khai thác trong năm được 228.852 tấn. Các địa phương phía Đông của tỉnh Tiền Giang như huyện Tân Phú Đông, 1 số xã của các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ trong đó có tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nghêu là 3 đối tượng chủ lực của bà con nông dân. Hằng năm, khu vực này sản xuất ra trên 8000 tấn tôm sú, tôm thẻ chân trắng, 18000 tấn nghêu thương phẩm đã đóng góp cho tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ngoài nuôi tôm, tỉnh Tiền Giang còn là một trong những tỉnh xuất khẩu cá tra bè lớn của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2004, một số hộ nuôi ven sông thuộc địa bàn huyện Cái Bè và Cai Lậy với diện tích ban đầu chỉ vài chục hecta. Đến năm 2014, diện tích nuôi cá tra thâm canh đến 600 ha, chủ yếu là tận dụng diện tích nuôi ở các cồn, cù lao ven sông Tiền. Do có nhiều cồn bãi nằm trên sông Tiền với điều kiện khá thuận lợi huyện Cái Bè, Cai Lậy là 2 huyện có diện tích nuôi cá tra thâm canh lớn nhất tỉnh, ngoài ra còn có một số xã thuộc huyện Chợ Gạo, Châu Thành.
2.2.1.3 Công nghiệp
Theo chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, một số năm gần đây số lượng các KCN cụm công nghiệp tăng lên đáng kể. Một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn của tỉnh được trình bày trong Bảng 2.4, Hình 2.3
Bảng 2.4 Thống kê các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang
STT Tên KCN, CCN Diện tích (ha) Địa điểm xây dựng
1 KCN Mỹ Tho 79,14 Thành phố Mỹ Tho
2 KCN Tân Hương 197 Xã Tân Hương, huyện Châu Thành 3 KCN Long Giang 600 Xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước 4 KCN Soài Rạp 285 Thuộc 2 xã Gia Thuận, Vàm Láng,
huyện Gò Công Đông
5 CCN Trung An 17 Xã Trung An, thành phố Mỹ Tho
6 CCN Song Thuận 57,9 Xã Song Thuận, thành phố Mỹ Tho 7 CCN tiểu thủ công
nghiệp Tân Mỹ Chánh
8 CCN Gia Thuận – cảng biển Tân Phước
625 Xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông 9 CCN An Thạnh 2 33,7 Xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè 10 CCC Thanh Hòa 50 Xã Thanh Hòa, huyện Cai Lậy 11 CCC Tân Hòa Tây 23,5 Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
Nguồn: [2]
Hình 2.3 Bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang
Ngoài ra, còn một số CCN diện tích nhỏ được phân bố khắp cả thị thành trong tỉnh như CCN Vàm Giồng, CCN Phú Cường, CCN Tân Thuận Bình, CCN Long Chánh, CCC Tân Hiệp...
Hiện nay, KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương và KCN Long Giang đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải với hiệu suất tốt, còn KCN Soài Rạp đang trong giai đoạn xây dựng khu xử lý nước thải tập trung.
2.2.1.4 Khai thác cát
Khu vực có trữ lượng tài nguyên cát khá lớn, trữ lượng cát trên sông Tiền là 94,91 triệu m3, trên sông Vàm Cỏ là 1,33 triệu m3. Giai đoạn 2006-2012, tỉnh chỉ mới khai thác được 3,6 triệu m3, thu ngân sách cho tỉnh hơn 10 tỉ đồng. Sở Tài nguyên – môi trường dự kiến giai đoạn 2013-2015 sẽ cấp phép khai thác khoảng 6 triệu
m3/năm, giai đoạn 2015-2020 khai thác 7,8 triệu m3/năm. Do vấn đề ô nhiễm nên tỉnh đã quy hoạch khung khu vực thăm dò, khai thác cát, riêng tại một số khu vực bị nghiêm cấm khai thác như cầu Mỹ Thuận, khu vực xoáy Cái Thia, khu vực xoáy Ngũ Hiệp, cầu Rạch Miễu, phà Mỹ Lợi và ven thành phố Mỹ Tho. Mặc dù vậy hiện nay vẫn còn tình trạng khai thác cát lậu, trái phép gây sạt lở, ô nhiễm lòng sông.