Bản đồ diễn biến chỉ số chất lượng nước (WQI) mùa khô

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 81)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỐNG KÊ CÁC KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC

4.3.2.1 Bản đồ diễn biến chỉ số chất lượng nước (WQI) mùa khô

Kết hợp với GIS cho phép xây dựng các bản đồ chất lượng nước sông, rạch đến năm 2020 vào mùa khô. Kết quả tính toán được thể hiện như Hình 4.51

Hình 4.51a Hình 4.51b

Hình 4.51c Hình 4.51c

Hình 4.51 : Bản đồ thể hiện diễn biến chỉ số chất lượng nước (WQI) tại Tiền Giang vào mùa khô ( từ 03/2010 đến 03/2013)

Theo thời gian

Dựa vào kết quả tính toán và xây dựng bản đồ chỉ số chất lượng nước (WQI) từ năm 2010 – 2013 cho thấy, chỉ số chất lượng nước vào mùa khô trên địa bàn tỉnh 81

Tiền Giang có xu hướng giảm theo thời gian. Chất lượng nước thay đổi từ ô nhiễm rất nhẹ đến ô nhiễm nhẹ. So với năm 2012, chỉ số chất lượng nước năm 2013 tại đa số các vị trí quan trắc đều giảm rõ rệt, với mức độ ô nhiễm nhẹ (5,0 ≤ WQI ≤ 6,9). Đó là hậu quả của nền kinh tế cũng như công nghiệp phát triển mạnh mẽ trong khi các phương án kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước chưa được quan tâm đúng mức.

Theo không gian Tại khu vực sông Tiền:

Theo kết quả tính toán WQI từ năm 2010 – 2013 vào mùa khô, chất lượng nước có xu hướng giảm dần về cuối nguồn. Nguyên nhân do ảnh hưởng của các chất ô nhiễm từ thượng nguồn và các kênh rạch nội đồng đổ về. Ngoài ra, do điều kiện ven biển thuận lợi để nuôi thủy sản nước lợ, các huyện Gò công, Tân Phú Đông tập trung nuôi tôm với diện tích lớn. Vào mùa khô, lưu lượng nước thì thượng nguồn sông Mekong đổ về thấp , thủy triều lên tạo nên dòng chảy ngược xâm nhập mặn ở vùng cửa sông. Nồng độ chất ô nhiễm tăng trong khi lưu lượng dòng chảy ít, chế độ làm sạch của nguồn nước giảm, do đó chất lượng nước sẽ giảm dần về cửa sông. Trên sông Tiền, đoạn từ huyện Châu Thành đến huyện Chợ Gạo đặc biệt tại xã Bình Đức, chất lượng nước dao động khá ổn định nhưng đang bị suy giảm theo thời gian tuy không nhiều. Do đó, nước đoạn sông này đến nay vẫn có thể được sử dụng để bơm cho nhà máy cấp nước BOO Đồng Tâm nhưng phải có các biện pháp xử lý thích hợp.

Khu vực huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước:

Chất lượng nước tại đây có dấu hiệu suy giảm theo thời gian. Tại vị trí quan trắc CB8 – cầu Mỹ Phước chùa Phật Đá, chất lượng nước mặt tại đây suy giảm nghiêm trọng, giá trị WQI từ 7,55 năm 2010 giảm xuống còn 5,65 vào năm 2013.

Tại khu vực thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo:

Chất lượng nước cũng có dấu hiệu suy giảm theo thời gian. Đặc biệt, chất lượng nước tại trạm MT1 - cầu Kênh Xăng thậm chí suy giảm còn thấp hơn chất lượng nước tại cầu Mỹ Phước, giá trị WQI từ 8 năm 2010 giảm xuống còn 5,78. Nguyên nhân do khu vực này là vùng kinh tế, đô thị trung tâm của tỉnh Tiền Giang, được tỉnh chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các trung tâm y tế, giáo dục. Kéo theo đó là sự phát thải càng nhiều chất ô nhiễm vào môi trường nước mặt khiến chất lượng nước ngày càng suy giảm.

Ngoài ra, chất lượng nước tại vị trí quan trắc M8 – cầu Chợ Gạo huyện Chợ Gạo có xu hướng tốt hơn theo thời gian, từ ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nhẹ, giá trị WQI từ 3,58 tăng lên đến 5,65.

Khu vực hạ lưu sông Tiền, thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông :

Chất lượng nước vào mùa khô cũng có dấu hiệu suy giảm đặc biệt là huyện Gò Công Đông. Chất lượng nước tại GC6 – cống Vàm Tháp có sự suy giảm mạnh, giá trị WQI từ 8,05 xuống còn 6,24. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh mẽ của cảng cá Vàm Láng và KCN Soài Rạp. Đến năm 2012 chất lượng nước có dấu hiệu tăng nhẹ tại vị trí GC1 – cầu thị trấn Vĩnh Bình, WQI từ 5,55 tăng đến 7,50 nhưng lại vẫn giảm đến năm 2013 (WQI = 6,39). Bên cạnh đó, chất lượng nước tại các khu vực GC7 – Cầu Lồ Ô và GC8 – Cầu Lý Quàn có xu hướng tăng theo thời gian, từ ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nhẹ. Nguyên nhân do những năm gần đây do chính sách quy hoạch nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Tân Phú Đông nên chất lượng nước có xu hướng được cải thiện [14].

Nhìn chung, vào mùa khô từ năm 2010 – 2013 chất lượng nước sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có xu hướng giảm hơn các năm trước, chất lượng nước thay đổi từ màu vàng (ô nhiễm nhẹ) đến màu lục (ô nhiễm nhẹ). Chất lượng nước sông Tiền có xu hướng giảm dần về cuối nguồn. Chất lượng nước tại các kênh rạch nội đồng tương đối tốt tại các huyện phía Tây Tiền Giang (Cái Bè, Cai Lậy) và tại các huyện phía Đông Tiền Giang (Chợ Gạo, Gò Công) chất lượng nước tương đối thấp.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w