Các thông số chất lượng nước

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 54)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỐNG KÊ CÁC KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC

4.1.1.1Các thông số chất lượng nước

Giá trị pH

Kết quả phân tích pH tại sông Tiền vào mùa khô từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 6,0 ÷ 8,16 (Hình 4.3). Tất cả các giá trị pH của khu vực sông Tiền đều đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2 dao động từ 6,0 ÷ 8,5.

Hình 4.3 : Diễn biến pH vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013)

Kết quả phân tích pH vào mùa mưa từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 6,36 ÷ 7,76

(Hình 4.4). Tất cả các giá trị pH của khu vực sông Tiền đều đạt giá trị quy định trong QCVN 08:2008/BTNMT cột A1,A2 dao động từ 6,0 ÷ 8,5.

Hình 4.4: Diễn biến pH vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013)

Giá trị pH có thay đổi theo thời gian, vào mùa mưa pH có chiều hướng thấp hơn mùa khô nhưng chênh lệch không quá lớn do đầu mùa mưa, nguồn nước sông thường có độ chua cao do nước mưa đầu mùa đã rửa trôi các ion kim loại trong đất như Fe2+; Fe3+; Al3+ thải vào dòng sông làm giảm pH. Ngoài ra, trong nước mưa có tính axit do sự ô nhiễm không khí đặc biệt là ô nhiễm các hợp chất sulfur và oxy hóa chúng thành axit sulfuric.

Nhìn chung, giá trị pH đo ở từng trạm quan trắc của sông Tiền từ năm 2010 đến nay không có sự biến động lớn. Vào mùa mưa và mùa khô đa số đều có pH trung tính và đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A1, A2.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Kết quả phân tích hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vào mùa khô tại sông Tiền từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 6 ÷ 108mg/l (Hình 4.5). Theo kết quả phân tích, giá trị TSS của khu vực sông Tiền tương đối thấp ngoại trừ năm 2011. Năm 2010, 2012, 2013 hầu hết hàm lượng TSS đo tại vị trí quan trắc đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 - Chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải xử lý công nghệ phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh ( TSS ≤ 54

30 mg/l). Riêng năm 2011, hàm lượng chất rắn lơ lửng có xu hướng tăng cao đột ngột, và cao nhất tại vị trí ST8 - Cống Vàm Giồng với hàm lượng TSS là 108 mg/l vượt chuẩn A2 gấp 3,6 lần.

Hình 4.5: Diễn biến TSS vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013)

Có thể lý giải hàm lượng TSS tăng cao đột ngột là do năm 2011 là năm cao điểm trong khai thác cát lậu, khai thác cát trái phép với quy mô lớn. Đặc biệt các khu vực như ven sông Tiền đoạn qua thành phố Mỹ Tho (gần bến Chương Dương, KCN Mỹ Tho, cù lao Thới Sơn) có tình trạng khai thác cát nhiều nhất [20]. Các tàu thuyền ngày đêm hút cát rồi xả bợn bùn trả xuống lòng sông.

Ngoài ra, do hầu hết đáy và bờ của hệ thống sông Tiền nằm trong tầng đất yếu có thành phần chủ yếu là cát, sét, bùn, cát mịn… có kết cấu yếu nên các khu vực như cảng cá Mỹ Tho, bến Chương Dương, cống Vàm Giồng số lượng tàu bè tải trọng lớn lưu thông nhiều và hoạt động khai thác cát trái phép nên bờ sông sạt lở nghiêm trọng.

Hình 4.6: Sạt lở bờ sông xã Hòa Hưng huyện Cái Bè (trái) và khai thác cát trên sông Tiền (phải)

Vào mùa mưa, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) đo tại sông Tiền năm 2010 - 2013 biến thiên từ 5 ÷ 42 mg/l (Hình 4.7) .Hàm lượng TSS vào năm 2011, 2012, 2013 rất thấp và tất cả vị trí đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Riêng năm 2010, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn so với các năm đặc biệt tại vị trí ST1 - Cầu Mỹ Thuận có hàm lượng TSS là 42 mg/l vượt chuẩn A2 gấp 1,4 lần.

Hình 4.7: Diễn biến TSS vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013)

Nhìn chung, tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) tại sông Tiền có xu hướng tăng theo thời gian và diễn biến khá phức tạp. Vào cả mùa mưa và mùa khô tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) tại khu vực sông Tiền tương đối thấp và thay đổi 56

không nhiều, đa số đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Những vị trí có hàm lượng TSS thấp nhất là khu vực ST2 - Vàm Cái Bè và Bến phà Ngũ Hiệp – ST3. Qua khảo sát cho thấy, tuy những vị trí này chịu ảnh hưởng của nước thải các cụm công nghiệp Ngũ Hiệp, nước thải sinh hoạt của thị trấn Cái Bè nhưng cụm công nghiệp này quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và dệt may nên hàm lượng TSS không cao. Vị trí có hàm lượng TSS cao nhất là cống Vàm Giồng. Nguyên nhân, những vị trí này chịu ảnh hưởng của CCN Vàm Giồng và khu vực này nằm ở vị trí cuối nguồn nên nhận các chất rắn lơ lửng từ đầu nguồn đổ về.

Ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD5, COD) Oxy hòa tan (DO)

Kết quả phân tích DO tại sông Tiền vào mùa khô từ năm 2010 – 2013 biến thiên 1,59 – 3,92 mg/l (Hình 4.8), trong đó tất cả các vị trí đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 ( DO ≥ 5 mg/l), thậm chí tất cả các vị trí đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 (DO ≥ 4 mg/l).

Hình 4.8: Diễn biến DO vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013)

Kết quả phân tích DO tại sông Tiền vào mùa từ năm 2010 -2013 dao động trong khoảng 1,59 ÷ 3,92 mg/l (Hình 4.9) và có xu hướng tăng theo các năm. Trong đó tất cả các vị trí đều không đạt giá trị quy định trong cột A2 (DO ≥ 5mg/l). Trong năm 2013, 2014 có 06/08 vị trí DO đạt giá trị trong cột B1 (DO ≥ 4mg/l).

Hình 4.9:Diễn biến DO vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013)

Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ DO tại khu vực sông Tiền rất thấp, đáng báo động, đa số các vị trí quan trắc đều chỉ đạt chuẩn cột B2. Nồng độ DO biến thiên từ 3 – 4 mg/l sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh lý của cá và nếu nồng độ DO < 2 mg/l có thể sẽ gây chết hầu hết các loài cá và các loài sinh vật sống dưới nước khác. Tại sông Tiền, vị trí khảo sát có kết quả phân tích DO thấp nhất là khu vực ST7 - cảng cá Mỹ Tho. Nguyên nhân chính là ô nhiễm chất hữu cơ từ hoạt động mua bán, phân loại cá ngay tại cảng, nước thải, chất thải rắn thải trực tiếp xuống sông. Ngoài ra, khu vực này còn tiếp nhận nước thải của cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh.

Nhìn chung, xu hướng nồng độ DO vào mùa khô thấp hơn vào mùa mưa. Mùa khô DO thấp do hai yếu tố chính là: ô nhiễm hữu cơ và khả năng bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, kết quả phân tích hàm lượng hữu cơ tại các vị trí đều khá thấp, do vậy có thể 57

kết luận các nguồn nước kênh đã bị nhiễm mặn. Ngoài ra, vào mùa khô khi nhiệt độ của nước nguồn tăng, quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ xảy ra với cường độ mạnh hơn. Trong khi đó, độ hòa tan oxy vào nước lại giảm xuống. Vì vậy về mùa khô, độ thiếu hụt oxy tăng nhanh hơn so với mùa mưa.

Nhu cầu oxi hóa học (COD)

Kết quả phân tích COD tại sông Tiền vào mùa khô từ năm 2010 – 2013, hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 4 – 37mg/l (Hình 4.10), đa số các vị trí quan trắc có hàm lượng COD đều không đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (COD ≤ 15 mg/l) . Tuy nhiên, có 06/08 vị trí trên tuyến sông Tiền đạt giá trị quy định trong B1 (COD ≤ 30mg/l). Hàm lượng COD có xu hướng tăng qua các năm và có xu hướng tăng mạnh về cuối nguồn, đặc biệt vị trí ST8 - cống Vàm Giồng có hàm lượng COD đo được khá cao lên đến 37 mg/l, vượt chuẩn cột A2 gấp 2,5 lần. Tuy nhiên, hàm lượng COD tại vị trí này có xu hướng giảm trong mùa mưa.

Hình 4.10:Diễn biến COD vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013)

Kết quả phân tích COD tại sông Tiền vào mùa mưa từ năm 2010 – biến thiên trong khoảng từ 4 ÷ 60mg/l (Hình 4.11). Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 có 08/08 vị trí trên tuyến sông Tiền đạt giá trị cột A2 (COD ≤ 15mg/l). Đặc biệt, trong năm 2010 hàm lượng COD rất cao có 07/08 vị trí vượt giá trị cột A2 (COD ≤ 15mg/l) cao nhất tại ST2 - Vàm Cái Bè (COD đến 60mg/l) cao gấp 4 lần. Có thể lý giải nguyên nhân này là do trong năm 2010, tải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ từ các nguồn ô nhiễm khác nhau đổ vào lưu vực sông Tiền tăng lên, trong khi tại thời điểm lấy mẫu, dòng chảy sông giảm, kéo theo khả năng tự làm sạch giảm, nên đã làm tăng hàm lượng COD trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.11: Diễn biến COD vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013)

Nhìn chung, so với mùa khô hàm lượng COD có xu hướng giảm trong mùa mưa nguyên nhân nhờ nguồn nước mưa pha loãng các chất ô nhiễm trong nước.

Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5 )

Theo kết quả phân tích tại sông Tiền từ năm 2010 - 2013, hàm lượng BOD5 vào mùa khô dao động trong khoảng từ 1 ÷ 16mg/l (Hình 4.12). Trong đó 04/08 vị trí trên tuyến sông Tiền đạt giá trị quy định cột A2 (BOD5 ≤ 6 mg/l). Đặc biệt vị trí ST8 - cống Vàm Giồng có hàm lượng BOD5 đo được khá cao lên đến 16 mg/l vào năm 2012, vượt chuẩn cột B1 gấp 2,7 lần nguyên nhân do chịu ảnh hưởng của khu 58

công nghiệp Vàm Giồng, vị trí này cuối nguồn sông Tiền tập trung nhiều chất thải sinh hoạt và các hoạt động chăn nuôi, tưới tiêu nông nghiệp.

Hình 4.12: Diễn biến BOD5 vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013)

Kết quả phân tích BOD5 vào mùa mưa từ năm 2010 – 2013 biến thiên từ 1 ÷ 17mg/l

(Hình 4.13). Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 có 08/08 vị trí đạt giá trị QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (BOD5 < 6mg/l). Riêng trong năm 2010 hàm lượng BOD5

cao hơn các năm còn lại, cao nhất là tại vị trí quan trắc ST1 - cầu Mỹ Thuận hàm lượng BOD5 là 17 mg/l cao gấp 2,8 lần so với quy chuẩn cột A2. Nguyên nhân do tình trạng do nuôi cá tra bè ở ven các vùng ven sông Tiền phát triển mạnh vào năm 2009, 2010 tỉnh chưa có quy hoạch cụ thể nào về nuôi cá tra bè, một số hộ dân đào ao nuôi cá tự phát, không có ao lắng để xử lý bùn đáy mà xả thẳng ra kênh [6].

Hình 4.13: Diễn biến BOD5 vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013)

Nhìn chung, so với mùa khô hàm lượng DO và BOD5 ở các vị trí quan trắc trong mùa mưa cải thiện hơn, nguyên nhân có thể nhờ lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kong đổ vào và lượng nước mưa đã làm pha loãng dòng chất thải dọc sông Tiền cũng như làm tăng sự xáo trộn dòng chảy sông.

Hàm lượng dinh dưỡng (Tổng N, PO43-) Tổng N

Kết quả phân tích hàm lượng tổng N vào mùa khô từ năm 2010 – 2013 biến thiên trong khoảng 0,41 ÷ 1,65mg/l (Hình 4.15). Mùa khô hầu hết các vị trí quan trắc hàm lượng tổng N khá cao, một số vị trí vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng nhiều lần ( Tổng N >0,5 mg/l).

Hình 4.15: Diễn biến tổng N vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013)

Qua khảo sát cho thấy, nguyên nhân chính gây nên hàm lượng N nước sông Tiền cao là hoạt động nuôi cá tra thâm canh trên các tuyến kênh ven sông Tiền, đặc biệt tại khu vực Cái Bè (xã Hòa Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương), Cai Lậy (xã Tân Long, Ngũ Hiệp), Chợ Gạo và dưới chân cầu Rạch Miễu [6].

Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và xử lý nước tháng 6 năm 2008 cho thấy mức độ ô nhiễm của vùng nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là khá lớn, đặc biệt là chất ô nhiễm dạng N. Có tới 80-82% hàm lượng tổng số N ở 59

dạng hòa tan, trong đó 88-91% hòa tan dưới dạng NH4+. Xét giá trị hàm lượng Các bon cho thấy 32-46% C ở dạng hòa tan trong nước và 54-68% ở dạng lơ lửng [15]. Ngoài ra, do nguồn nước sông Tiền tiếp nhận lượng lớn nước thải từ các trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Mỹ Tho, thành phố Mỹ Tho và các thị trấn ven sông Tiền. Hiện nay, thành phố Mỹ Tho và các khu dân cư tỉnh Tiền Giang đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Trong nông nghiệp, lượng phân đạm (chứa N) bón trong nông nghiệp không được cây trồng hấp thụ sẽ đổ ra nguồn nước thông qua hoạt động tưới tiêu và nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm của người dân trong khu vực.

Hình 4.14: Nuôi cá tra thâm canh tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (trái) và nuôi cá tra dưới chân cầu Rạch Miễu, Tiền Giang (phải )

Vào mùa mưa, theo kết quả quan trắc từ năm 2010 – 2013 hàm lượng tổng N dao động trong khoảng 0,14 ÷ 2,31mg/l (Hình 4.16). Vào năm 2011, 2012, 2013 hầu hết các vị trí quan trắc giá trị tổng N chưa vượt ngưỡng giàu dinh dưỡng (Tổng N > 0,5 mg/l). Riêng tại vị trí ST7 - cảng cá Mỹ Tho, giá trị tổng N vào năm 2012, 2013 khá cao đạt 2,78 mg/l.

Hình 4.16: Diễn biến tổng N vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013)

Hàm lượng tổng N có xu hướng giảm dần từ mùa khô sang mùa mưa là do mùa mưa nguồn nước đã pha loãng các chất ô nhiễm trong nước nên hàm lượng tổng N giảm xuống . Nhìn chung, khu vực sông Tiền có dấu hiệu ô nhiễm dinh dưỡng nhiễm mức độ nhẹ.

PO43-

Vào mùa khô, kết quả phân tích hàm lượng PO43 từ năm 2010 – 2013 - dao động trong khoảng từ 0 ÷ 0,61mg/l (Hình 4.17). Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 có 05/08 vị trí đạt QCVN 08:2008/BTNMT theo cột A2 (PO43- ≤ 0,2 mg/l). Trong năm 2010, có 03/08 vị trí có hàm lượng PO43- khá cao vượt quy chuẩn cột A2. Đặc biệt tại vị trí ST8 - Cống Vàm Giồng có hàm lượng PO43- cao nhất 0,61 mg/l, vượt chuẩn cột A2 gấp 3,05 lần. Cống Vàm Giồng là vị trí quan trắc cuối nguồn nên nước thải từ các vùng nuôi trồng thủy sản, khu dân cư, khu công nghiệp, phân lân của hoạt động nông nghiệp đổ về cuối nguồn. Do đó, vào mùa khô, khi lưu lượng dòng chảy nhỏ, vùng này tảo phát triển mạnh, gây nên hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.

Hình 4.17: Diễn biến PO43- vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013)

Vào mùa mưa, giá trị PO43- của nguồn nước sông Tiền có xu hướng thấp hơn so với mùa khô. Theo kết quả phân tích, hàm lượng PO43- dao động trong khoảng từ 0 ÷ 0,33mg/l (Hình 4.18). Tất cả các năm (trừ năm 2010) tất cả các điểm quan trắc đều có hàm lượng PO43- đều đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Hàm lượng PO43- có xu hướng giảm theo thời gian, đến năm 2013 hàm lượng PO43- hầu như không có.

Hình 4.18 : Diễn biến PO43- vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013)

Nhìn chung, nước kênh trên địa bàn tỉnh chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm PO43-, ô nhiễm nito ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên theo ước tính đến năm 2015, Tiền Giang có 500 ha ao nuôi cá tra, sản lượng sẽ là 100.000 tấn/vụ (200.000 tấn/năm) thì lượng chất thải tương ứng mỗi vụ nuôi là 128.000 tấn chất thải hữu cơ; trong đó có 5.040 tấn N, 1.056 tấn P và 32.000 tấn BOD5 [15]. Với lượng nước thải trên nếu không có giải pháp hạn chế sẽ là hiểm họa đối với môi trường nước của tỉnh nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với vùng nuôi cá tra.

Kim loại nặng ( Fe, Pb )

Theo kết quả phân tích, chỉ tiêu Fe, Pb quan trắc trên khu vực sông Tiền từ năm 2010 – 2013 giá trị đạt QCVN 08:2008/BTNMT cột A1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dầu mỡ và chất hoạt động bề mặt

Tại các vị trí quan trắc nước mặt khu vực sông Tiền, kết quả phân tích không phát hiện thấy hàm lượng dầu mỡ tổng. Do đó, đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT – cột A1 (≤ 0,01 mg/L).

Ô nhiễm vi sinh ( Coliform)

Vào mùa khô, kết quả phân tích hàm lượng Coliforms tại sông Tiền từ 2010 – 2013 biến thiên từ 102 –5,3.106 MPN/100ml, trong đó các vị trí có giá trị Coliform tương đối thấp và ít dao động ở các vị trí ST1 - Cầu Mỹ Thuận, ST2 - Vàm Cái Bè và ST3

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 54)