PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU 1 Phương pháp thu mẫu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 42)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC NƯỚC MẶT

3.2 PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU 1 Phương pháp thu mẫu

3.2.1 Phương pháp thu mẫu

Việc thu mẫu được thực hiện theo các bước sau: - Lựa chọn và rửa kỹ chai/ lọ đựng mẫu.

- Dùng tay cầm chai/lọ nhúng vào dòng nước khoảng giữa dòng, cách bề mặt nước độ 30 – 40 cm. Hướng miệng chai/lọ lấy mẫu về phía dòng nước tới, tránh đưa vào chai/lọ lấy mẫu chất rắn có kích thước như rác, tre, lá cây… Thể tích nước phụ thuộc vào thông số cần quan trắc hay khảo sát.

- Đậy kín miệng chai/lọ, ghi rõ lịch mẫu đã thu. - Bảo quản mẫu theo đúng quy định.

Hình 3.2 : Thu mẫu nước mặt tại sông Tiền [8]

Một số vấn đề cần lưu ý đối với việc lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường:

- Tại mỗi điểm quan trắc để đảm bảo tính đại diện cao và tiết kiệm các chi phí quan trắc, mỗi mẫu đều được lấy ở 3 tầng khác nhau theo mặt cắt thẳng đứng hoặc thu mẫu ở 3 vị trí khác nhau bờ trái, bờ phải và giữa dòng theo các mặt cắt ngang.

- Các chỉ tiêu hóa lý (DO, pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện, độ mặn) được xác định ngay trên hiện trường bằng các thiết bị đo nhanh. Các thông số còn lại được xác định bằng cách thu mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm.

- Khi tiến hành quan trắc tại hiện trường cần lập hồ sơ mẫu như địa điểm thu mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, các thông số đo nhanh, phương thức thu mẫu và bảo quản, điều kiện thời tiết, trạng thái màu nước…

- Đối với một số vị trí ( các điểm vào nhà máy lấy nước) yêu cầu lấy nước theo các tầng độ sâu khác nhau tại vị trí giữa dòng nhằm phản ánh chính xác tình trạng nước.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH TỈNH TIỀN GIANG (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w