Về nguyên tắc, bơm thủy lực pittông-rôto hướng trục có thể làm việc như một động cơ thủy lực. Thật vậy, nếu đưa vào một trong hai khoang (rãnh hình xuyến) của máy bơm
(hình 2.39 và 2.39’) một dòng dầu có áp suất đủ lớn, dưới tác dụng của áp suất dầu, pittông
tác dụng vào đĩa nghiêng một lực vuông góc với mặt đĩa, đồng thời nhận từ đĩa một phản
lực N không trùng phương với trục pittông. Phản lực này gồm hai thành phần, trong đó có
thành phần Pxlàm cho trục máy quay.
Tương tự như động cơ thuỷ lực pittông-rôto hướng kính, mômen xoắn của động cơ
thủy lực pittông-rôto hướng trục cũng thay đổi chu kỳ theo sự thay đổi vị trí của các
pittông trong buồng đẩy. Tần số dao động của mômen phụ thuộc vào tốc độ quay và số
pittông. Số pittông z càng lớn thì dao động của mômen càng nhỏ.
Máy thủy lực pittông-rôto hướng trục có đặc điểm chung là mômen quán tính của rôto tương đối nhỏ, điều này có ý nghĩa quan trọng khi máy là động cơ thủy lực. Số xilanh trong máy thường có từ (79). Đường kính nhỏ nhất là 5 mm. Góc điều chỉnh lớn nhất là 200,
đối với động cơ có thể có max= 300. Tốc độ quay của máy thông thường n = (500700) v/ph, những bơm có công suất lớn có thể n = 4.000 v/ph, đặc biệt có thể có n = 10.000
v/ph. Tốc độ quay nhỏ nhất của động cơ n = (510) v/ph. Thông thường máy làm việc với
p = (210350) kG/cm2 với lưu lượng có thể lên đến 1800 lít/ph. Mômen quay làm việc của động cơ với áp suất cao (p = 200 kG/cm2) có thể đạt tới (8.0009.000) Nm. Hiệu suất thể
tích của máy caoQ= (0,960,98). Do đó hiệu suất chung của máy = 0,95.
Nói chung, máy hướng trục thường được dùng trong các trường hợp cần có tốc độ quay cao và mômen thay đổi nhỏ, còn máy hướng kính thì ngược lại, được dùng trong các
trường hợp cần có mômen lớn hơn (4.900 Nm hoặc lớn hơn) và tốc độ tương đối nhỏ.
So với máy hướng kính thì máy hướng trục có kích thước nhỏ hơn khoảng 2 lần trong khi các điều kiện khác như nhau.
2.7- BƠM VÀ ĐỘNG CƠTHỦY LỰC THỂ TÍCH KIỂU RÔTO
Hình 2.40-Sơ đồ cấu tạo bơm và động cơ thủy lực thể tích kiểu rôto
Bơm và động cơ thủy lực thể tích rôto là những máy mà sự truyền năng lượng cho
chất lỏng được thực hiện nhờ sự nén ép của các cơ cấu chuyển động quay (xem hình 2.40).
Đặc điểm của loại máy này là kích thước nhỏ gọn, làm việc tin cậy, có thể làm việc trực
tiếp với động cơ điện. Vì vậy, chỉ tiêu kinh tế của loại máy này cao.
Giới hạn dưới của tốc độ quay để không làm mất tính ổn định của màng dầu bôi trơn
trên các ổ là nmin = (500800) v/ph. Giới hạn trên của tốc độ quay khi có tải để tránh phá
So với các loại máy thủy lực pittông thì khả năng tạo áp suất của loại máy rôto thấp
hơn. Khoảng áp suất làm việc thông dụng nhất của máy rôto là (20180) kG/cm2. Trường
hợp đặc biệt, áp suất làm việc có thể đạt đến 210 kG/cm2.
Trong điều kiện làm việc bình thường, áp suất hút cho phép của các loại máy này (0,10,2) kG/cm2.
Lưu lượng của loại máy này có thể đạt đến 600 l/ph.
2.7.1-BƠM VÀ ĐỘNG CƠ THỦY LỰC BÁNH RĂNG
2.7.1.1-Bơm bánh răng
Bơm bánh răng là loại bơm được dùng rộng rãi nhất vì nó có kết cấu đơn giản, dễ chế
tạo. Phạm vi sử dụngcủa bơm bánh răng chủ yếu ở những hệ thống có áp suất nhỏ trên các máy khoan, doa, tổ hợp, bào, phay, … Trong những năm gần đây, hệ thống thủy lực có áp
suất cao được sử dụng rộng rãi; để tận dụng tính đơn giản của bơm bánh răng người ta cải
tiến kết cấu để nâng cao áp suất và hiệu suất của bơm. Hiện nay hiệu suất của bơm bánh răng đạt đến (0,80,92), trong khi trước đây chỉ đạt đến giá trị (0,350,50) và áp suất đạt đến (100200) kG/cm2 [vùng áp suất làm việc của bơm bánh răng (10200) kG/cm2].
Bơm bánh răng có thể là loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài hoặc là ăn khớp trong và có thể là răng thẳng, răng nghiêng hoặc răng chữ V. Theo dạng răng có bơm bánh răng
thân khai, xiclôit, … Loại bơm bánh răng ăn khớp ngoài được dùng rộng rãi hơn vì dễ chế
tạo.
1- Cấu tạo và nguyên lý làm việcA-Bơm bánh răng ăn khớp ngoài