Vỏ; 2 Tay quay điều chỉnh độ lệch tâ me

Một phần của tài liệu truyền động thủy khí (Trang 91)

C- Bơm bánh răng điều chỉnh

1- Vỏ; 2 Tay quay điều chỉnh độ lệch tâ me

Trong thân 1 cùng đặt bơm thủy lực B và động cơ thủy lực Đ trên 2 trục song song.

Tốc độ quay của động cơ thủy lực có thể thay đổi bằng cách thay đổi độ lệch tâm eb của bơm thủy lực nhờ tay quay 2 dịch chuyển stato tương đối so với trục bơm.

+ Khi eb = 0, động cơ thủy lực không chuyển động vì Qb = 0.

+ Khi thay đổi eb từ 0 đến ebmax thì tốc độ quay của động cơ thủy lực sẽ thay đổi từ

giá trị 0 đến nmax.

+ Khi eb thay đổi từ 0 đến –ebmax thì tốc độ quay của động cơ thủy lực cũng thay đổi

từ giá trị 0 đến nmax, nhưng có chiều quay ngược lại. Kiểu điều chỉnh này gọi là điều chỉnh sơ cấp.

Trong hộp truyền động thủy lực bằng bơm và động cơ thủy lực cánh gạt cũng có thể thay đổi tốc độ quay của động cơ thủy lực bằng cách thay đổi độ lệch tâm eđ của động cơ

thủy lực và giữ ebở giá trị không đổi. Kiểu điều chỉnh kiểu này gọi là điều chỉnh thứ cấp. Trong trường hợp này, tốc độ quay của động cơ thủy lực sẽ tăng dần khi eđ nhỏ dần

và khi ed  0 thì mômen xoắn của trục động cơ sẽ rất nhỏ, không thắng nổi lực ma sát nên

động cơ dừng lại. Lúc này động cơ không nhận dầu. Do đó, muốn đảo chiều động cơ (thay đổi eđ theo chiều ngược lại) cần phải dừng bơm thủy lực hoặc mở van tràn tháo dầu để tránh hư hỏng cóthể xảy ra trong hộp truyền động.

Nếu bỏ qua tổn thất thể tích thì tốc độ quay của động cơ được xác định theo công

thức: b d b d n q q n  .

Từ công thức này ta nhận thấy tốc độ quay của động cơ thủy lực tỷ lệ thuận với độ

lệch tâm và tốc độ quay của bơm thủy lực và tỷ lệ nghịch với độ lệch tâm của động cơ. Khi kích thước của bơm nhỏ hơn động cơ thủy lực, để đảm bảo Qb = Qd thì nb phải

lớn hơn và do đó Q lớn.

Mối quan hệ giữa mômen xoắn M, công suất N và tốc độ quay n trên trục động cơ

thủy lực phụ thuộc vào tỷ số max

e e

được thể hiện trên hình 2.53.b. Khoảng a biểu thị các trị

số M, N và n của hộp truyền động khi điều chỉnh sơ cấp và khoảng b tương ứng với điều

chỉnh thứ cấp.

Khi điều chỉnh sơ cấp, công suất của động cơ thủy lực tăng khi tốc độ quay tăng, đồng thời mômen xoắn giữ ở giá trị không đổi. Trái lại, khi điều chỉnh thứ cấp, tốc độ quay tăng thì công suất không đổi và mômen xoắn giảm. Do đó, để có tốc độ quay thấp và mômen xoắn lớn, người ta thường dùng hộp truyền động điều chỉnh sơ cấp; và để có tốc độ

quay cao khi công suất không đổi thì dùng hộp truyền động thứ cấp. Phạm vi điều chỉnh

tốc độ quay khi điều chỉnh thứ cấp có thể đạt Rn=

min max

n n

CHƯƠNG3

Một phần của tài liệu truyền động thủy khí (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)