Tổn thất công suất của các cơ cấu điều chỉnh, trên các ống dẫn và mối nối.

Một phần của tài liệu truyền động thủy khí (Trang 141)

C- Bơm bánh răng điều chỉnh

c- Tổn thất công suất của các cơ cấu điều chỉnh, trên các ống dẫn và mối nối.

4.5.2- Bình làm mát (thiết bị làm nguội)

Để ổn định chế độ nhiệt của dầu trong hệ thống thủy lực, nhằm đảm bảo khả năng

làm việc tin cậy của hệthống, người ta trang bịthiết bị làm nguội dầu. Cũng chính nhờthế

mà có thểgiảm được lượng dầu cũng như thể tích thùng dầu. Thiết bị làm nguội có thểbố

trí ngay trong thùng dầu hoặc bố trí riêng bên ngoài (bình làm mát) bằng cách dùng nước hoặc không khí.

Thiết bị làm nguội cũng chính là thiết bị trao đổi nhiệt, nước hoặc không khí có nhiệm vụtải bớt nhiệt đểlàm nguội dầu.

Đối với thiết bị làm nguội bằng nước người ta có thể dùng kiểu ống xoắn hoặc ống chùm nằm ngang. Thiết bị làm nguội bằng nước được dùng rất phổ biến, có thể duy trì nhiệt độdầuở mức thấp và khoảng thay đổi nhiệt độcủa dầu trong bểcũng nhỏ.

Thiết bị làm nguội bằng không khí có khả năng làm nguội kém hơn so với nước,

nhưng nó không phụ thuộc vào hệthống dẫn nước.

Người ta thường sử dụng hệthống điều chỉnh tự động đểduy trì nhiệt độdầuở giá trị

nhất định, nhiệt độdầu được duy trìở(3540)0C với sai sốkhông quá 20C.

4.5.3- Bộ lọc

Đểloại bỏ những tạp chất do dầu bị nhiễm bẩn, đảm bảo hệthống hoạt động tin cậy,

người ta trang bị lọc cho hệ thống. Thông thường, lọc thô được bố trí ở ống hút của bơm.

Lọc tinh được bốtríở đường ống đẩy của bơm.

Tùy thuộc vào kích thước tạp chất có thểlọc được, lọc gồm các loại: - Lọc thô: kích thước chất bẩn giữlại được  0,01 mm ;

- Lọc trung bình: kích thước chất bẩn giữlại được đến 0,01 mm ; - Lọc tinh: kích thước chất bẩn giữ lại được đến 0,005 mm ;

- Lọc đặc biệt tinh: kích thước chất bẩn giữ lại được đến 0,001 mm . Lọc đặc biệt tinh chủyếu được dùngởcác phòng thí nghiệm.

Có 2 phương pháp lọc: phương pháp cơ học và phương pháp lực. Lọc cơ học dùng phần tử lọc kiểu lỗthông, khe hở hoặc lỗxốp. Lọc bằng lực gồm có lọc từ, lọc ly tâm, lọc

điện, ...

Theo kết cấu ta có thểlọc lưới, lọc lá, lọc giấy, lọc nỉ, lọc nam châm. Có thểxếp các bộlọc cơ học thành 2 nhóm: lọc bềmặt và lọc chiều sâu.

+ Lọc bềmặt gồm các bộlọc có phần tử lọc bằng lưới kim loại, vải, giấy, sợi, ... + Lọc chiều sâu là lọc có phần tử lọc bằng bột gốm, bột kim loại, hoặc len, vải, các

xơ, sợi vô cơ và một sốgiấy lọc khác.

Người ta thường trang bị thiết bị kiểm tra độ bền của lọc cũng như cơ cấu làm sạch nó bằng tay hoặc tự động.

1- Lọc lưới

Lọc lưới là loại bộlọc đơngiản nhất, chất lỏng được lọc đi qua các mắc lưới của phần tử lọc (lưới kim loại và lưới phi kim loại). Lưới lọc thường đan vuông hoặc chéo. Vật liệu phổ biến để chế tạo lưới lọc là đồng thau, đồng thanh phốt pho, thép thường có phủ lớp chống gỉ niken, một sốsợi kim loại và phi kim loại khác.

Ngoài lưới đan, người ta còn dùng khá rộng rãi các tấm kim loại có lỗ. Loại lọc này có hệ số tiết diện lưu thông cao hơn, bề mặt phẳng, nên chúng cho hiệu suất cao, tính cản thủy lực nhỏ, thời hạn phục vụlâu, dễsửa chữa so với lọc lưới.

Thông thường, lọc lưới có dạng hình trụ, có bề mặt nhẵn. Trong trường hợp cần lưu lượng lớn người ta tạo kiểu gấp nếp (theo hình trụ, vuông góc với trục). Khi cần tăng độ

lọc sạch người ta dùng lọc nhiều lớp (kích thước của lưới nhỏdần theo chiều lưu động của dầu).

Ưu điểm của lọc lưới kim loại so với lưới phi kim loại là bền và giữ được kích thước của lỗthông trong quá trình làm việc.

Nhược điểm của bộlọc lưới là chất bẩn dễbám vào các mắc lưới và khó làm sạch. Do

đó, nó thường được dùng làm lọc thô (đặtở đườngống hút của bơm).

2- Lọc khe

Lọc khe gồm có lọc tấm và lọc sợi (sợi có tiết diện tròn hoặc hình thang được quấn quanh khung trụtheo rãnh xoắn tạo khe hở), nhưng phổbiến hơn là lọc tấm. Lọc tấm thuộc loại lọc thô, vật liệu chếtạo có thểlà các tấm kim loại hay phi kim loại.

Vềkết cấu, lọc tấm thường bao gồm các tấm chia và tấm chải được đặt xen kẻnhau

đểvệsinh lọc trong quá trình sử dụng.

3- Lọc sâu

Ởcác bộlọc sâu, quá trình làm sạch chất lỏng được thực hiện nhờ các lỗxốp của các vật liệu lọc. Phần tử lọc loại này thường được chếtạo từ các vật liệu xơ, xốp, hạt bột, giấy, sợi dệt, phôi bào, gốm - kim loại, gốm, các vật liệu được tán nhỏ, nhựa và một sốvật liệu khác.

Các phần tử lọc được chếtạo bằng cách cho vào các khuôn kim loại, sau đó tẩm chất kết dính và nung nóng đến khi vật liệu chếtạo phần tử lọc được định hình vững chắc theo các mẫu cần thiết.

Ngoài ra, các phần tử lọc còn được chế tạo bằng cách xếp chồng các lớp phớt, giấy cactông hoặc nhiều lớp vải, giấy, bông, chỉ bông và các vật liệu khác theo khung hình trụ.

Để tăng độtinh lọc,người ta thường sử dụng phần tửlọc kim loại có nhiều lớp, các lớp này

thường có độxốp khác nhau và sắp xếp chúng theo hướng giảm dần theo chiều dòng chảy.

4- Lọc giấy

Lọc giấy thuộc loại lọc bề mặt, lọc giấy có độ tinh lọc khá cao [(530) m]. Phần tử

lọc giấy thường được làm theo hình trụ. Để tăng diện tích bề mặt, lọc giấy được gấp thành nhiều lớp và đỡbằng khung kim loại. Để tăng thêm độtinh lọc cần làm bộlọc có nhiều lớp. Lọc giấy có thểlàm việcởnhiệt độâm 450C đến dương 1250C.

Ngoài loại lọc giấy trên, người ta còn dùng phổ biến loại lọc khe giấy. Phần tử lọc loại này được làm từ các vòng gấp ép xếp thành chồng rồi nén lại bằng lò xo. Khoảng cách giữa các vòng giấy được xác định theo độ nén lò xo. Độ tinh lọc phụ thuộc vào khoảng cách này.

Trong nhóm lọc giấy còn có các phần tử lọc làm bằng vải thường, vải sợi tổng hợp.

Trường hợp nhiệt độlàm việc cao, phải dùng vật liệu lọc chịu nhiệt như vải sợi graphit, sợi than đá, nhôm silicat.

Đối với lọc giấy, khi độ chênh lệch áp suất quá lớn có thể làm phá hỏng bộ lọc. Vì vậy, người ta trang bị thêm van an toàn (bypass) để cho dầu đi tắt trong trường hợp này,

Mặc dù lọc giấy có hệ số tiết diện lưu thông thấp, nhưng do được chế tạo cùng tiêu chuẩn với lọc lưới có kiểu tương đương nên nó vẫn được sửdụng rộng rãi.

5- Lọc từ

Lọc từ được sử dụng để giữ lại các hạt sắt trong dầu thủy lực. Thông thường, lọc từ được kết hợp với các loại lọc cơ học mà chủ yếu là các loại lọc bề mặt như lọc lưới, lọc khe. Trong các bộ lọc này, phần tử lọc từ có nhiệm vụgiữ các hạt sắt, phần tử lọc bềmặt giữ các hạt còn lại.

Phần tử lưới trong bộlọc từ làm bằng sợi có tính nhiễm từ và thường được quấn theo hình trụ. Lưới được nhiễm từ nhờ nam châm vĩnh cửu đặt cạnh đấy. Khi đi qua các lỗ lưới, các hạt sắt bịhút và bám vào bềmặt lưới.

Khi cần làm sạch lưới chỉ việc lấy lưới ra khỏi nam châm, lúc này lưới được khử từ

và có thểrửa bình thường bằng xăng hoặc dầu lửa.

Lọc từ giữlại được các hạt sắt nhỏ(nhỏ hơn 0,4m).

Một loại lọc từ đơn giản được sử dụng riêng còn được gọi là nút từ (đó là mẫu nam châm vĩnh cửu được đặt trong thùng dầu hoặc trên đường lưu động của dầu).

Trong trường hợp có rung động và va đập lớn thì không nên sửdụng bộlọc từ.

Một phần của tài liệu truyền động thủy khí (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)