a, b. Các lỗ dẫn chất lỏng
b)- Nguyên lý làm việc
Do sự bố trí rôto lệch tâm trong stato một khoảng e nên khi rôto quay, các pittông
được mang quay theo rôto và đồng thời chúng chuyển động tịnh tiến trong các xilanh. Khi rôto quay, các pittông trong xilanh thông với khoang hút A chuyển động xa tâm, thực hiện quá trình hút. Chất lỏng được hút qua rôto vào trong các xilanh nhờcó lỗdẫn a và khoang hút A.
Khi các pittông này được mang sang khu vực thông với khoang B, do chúng bị thành stato ép nên buộc phải chuyển động về tâm, nén chất lỏng vào khoang đẩy B ra ngoài qua lỗ dẫn b trên stato, thực hiện quá trìnhđẩy của bơm.
Trường hợp rôto quay theo chiều ngược lại thì B trở thành khoang hút, A trở thành
khoang đẩy, các lỗ dẫn a và b có chức năng ngược lại.
Để làm việc được bình thường, khi rôto quay thì các đầu pittông phải luôn tỳ vào thành stato. Ngoài lực ly tâm, nhiều khi người ta còn dùng thêm lò xo hoặc các cơ cấu đặc
biệt khác để đẩy pittông. Cũng có thể dùng một bơm phụ gọi là bơm cấp để đầy chất lỏng
vào khoang hút với một áp suất đủ lớn nhằm đẩy pittông tỳ vào thành stato trong quá trình hút.
Trong trường hợp ở bơm có lưu lượng điều chỉnh được, khi điều chỉnh độ lệch tâm e
sẽ nhận được các mức lưu lượng khácnhau. Khi e = 0 thì Q = 0; khi điều chỉnh e có giá trị ngược lại thì cũng giống như bơm cánh gạt, bơm hoạt động theo chiều ngược lại (trong khi
chiều quay của trục bơm không thay đổi).
Giống như bơm cánh gạt, độ cân bằng của bơm pittông-rôto hướng kính không được
tốt, độ mòn củapittôngvà xilanh không đều.
Để tăng lưu lượng, người ta có thể chế tạo bơm tác dụng kép, tác dụng nhiều lần (xem hình 2.36) hoặc bơm ghép [gồm nhiều dãy pittôngđược ghép trên cùng một rôto, có thể có
(26) dãy]. Loại bơm tác dụng 4 lần được dùng trong trường hợp cần lưu lượng lớn và tốc độ quay nhỏ.
Hình 2.36-Bơm thủy lực pittông- rôto hướng kính tác dụng nhiều lần