C- Bơm bánh răng điều chỉnh
1. Bánh công tác cấp nén I; 2 Bánh công tác cấp nén
2. Bánh công tác cấp nén 2
Cấu tạo máy nén ly tâm hai cấpđược thểhiện trên hình 3.8.
** Điều chỉnh máy nén ly tâm
Việcđiều chỉnh máy nén ly tâm có thểthực hiện theo các cách sau: Thay đổi tốc độ
quay, tiết lưu trênđường hút, cho lượng khí thừa trở về đường hút, gắn thêm cho máy nén ly tâm một tuabin khí để tận dụng năng lượng của phần khí thừa, thay đổi vị trí của cánh hướng dòng.
Hình 3.8- Sơ đồ cấu tạo máy nén ly tâmnhiềucấp
*** Vận hành máy nén ly tâm
Cần tuân thủ “Hướng dẫn vận hành” của nhà chế tạo, tuy nhiên cần chú ý những
điểm sau:
+ Máy thổi khí và máy nén khí ly tâm cần khởi động khi đóng van hút. Trước khi khởi động cần phải cho bơm dầubôi trơn và nước làm mát hoạt động.
+ Van đẩy cần phải mở, nếu sau nó có một supap thì máy cần phải nối với đường không tải. Sau khiđạt được áp suất bình thường cần tắt bơm dầu dựphòng.
+ Trong thời gian vận hành cần theo dõi đảm bảo áp suất khí và dầu nằm trong phạm vi cho phép, thiết bị an toàn ở trong trạng thái sẵn sàng làm việc, thường xuyên xả nước ngưng.
**** Các sựcố thường xảy ra khi vận hành máy nén ly tâm
- Nhiệt độ cuối cùng của khí quá cao – do bùn hoặc cặn canxi làm bẩn bề mặt làm mát.
- Nhiệt độ ra của nước làm mát quá cao– có thể do lưu lượng nước giảm hoặc nhiệt
độnước vào nâng cao.
- Xuất hiện khí nénởphía nước–có thểdo bộphận làm kín bịhở.
- Rung động ở các ổ đỡ và một vài nơi của vỏ máy – có thể do hao mòn ổ trục, áp suất dầu khôngđủ, trục bị lệch tâm, rôto không đảm bảo cân bằng.
- Nhiệt độ ổ đỡ nâng cao –có thể do bôi trơn không tốt, bơm dầu làm việc không tốt, lọc bị bẩn, các lỗdẫn dầu bịbẩn, nhiệt độdầu cao.
Trước khi dừng máy nén cần đóng van hút, cho bơm dầu dự phòng hoạt động, tiếp
đến là dừng máy nén, sau đó đóng van đẩy, đóng van nước làm mát; 20 phút sau thì dừng bơm dầu, mởvan xả ởvỏmáy và thiết bị làm mát trung gian.
Khi dừng máy nén do sự cốcầnđảm bảo cho bơm dầubôi trơn dựphòng làm việcđể đảm bảo việc giải nhiệt cho máy nén.