Điều chỉnh bằng tiết lưu với van tiết lưu bố trí song song với động cơ thủy lực

Một phần của tài liệu truyền động thủy khí (Trang 136)

C- Bơm bánh răng điều chỉnh

c- Điều chỉnh bằng tiết lưu với van tiết lưu bố trí song song với động cơ thủy lực

(xem hình 4.26.c)

Ở sơ đồ hình 4.26.c có van tiết lưu đặt song song với động cơ thủy lực. Chất lỏng từ bơm được phân thành hai nhánh: qua cơ cấu phân phối đến xilanh lực và qua van tiết lưu

rồi chảy về thùng dầu.

Tốc độ dịch chuyển của pittông phụ thuộc sự phối hợp của van tiết lưu. Khi tiết lưu đóng hoàn toàn, tất cả chất lỏng được đưa đến xilanh lực. Khi đó, pittông có tốc độ lớn

nhất. Khi van tiết lưu mở thì lượng chất lỏng đưa đến xilanh lực giảm đi, nghĩa là tốc độ

của xilanh lực giảm xuống (tốc độ của động cơ được điều chỉnh).

Để điều chỉnh có hiệu quả tốc độ chuyển động của cơ cấu chấp hành thì van an toàn trong hệ thống này phải thực hiện đúng chức năng của nó là bảo vệ quá tải cho hệ thống.

Bởi lẽ đó, áp suất trước tiết lưu p1, trong khoang trái của xilanh lực p1 và khoang phải p2 thay đổi theo sự thay đổi tải trọng P đặt lên pittông. Điều đó có nghĩa là lưu lượng chất

lỏng qua van tiết lưu vào xilanh lực cũng bị thay đổi. Vì vậy sơ đồ này cũng không đảm

bảo cho tốc độ của cơ cấu chấp hành không đổi khi tải trọng thay đổi. Hơn nữa trong trường hợp này, việc điều chỉnh khó chính xác hơn hai trường hợp trên vì sự rò rỉ chất lỏng trong bơm phụ thuộc lực P đặt lên pittông.

Nhưng việc điều chỉnh trong hệ thống này kinh tế hơn so với hai hệ thống trên bởi vì

khi đặt tiết lưu song song với động cơ thủy lực, lưu lượng của bơm phụ thuộcvào phụ tải. Nhược điểm chung của hệ thống điều chỉnh bằng tiết lưu là một phần năng lượng

biến thành nhiệt trong quá trình tiết lưu làm cho dầu bị nóng, độ nhớt giảm, tăng lượng rò rỉ, làm ảnh hưởng đến sự ổn định tốc độ của cơ cấu chấp hành. Vì những lý do trên, nên

điều chỉnh bằng tiết lưu thường được dùng trong những hệ thống thủy lực có công suất nhỏ

(không quá 3,5 kW); hiệu suất của hệ thống điều chỉnh này khoảng (0,650,67).

Nói chung, nếu không trang bị thêm cơ cấu phụ thì việc điều chỉnh tốc độ của cơ cấu

chấp hành bằng tiết lưu không thể đảm bảo tốc độ không đổi khi tải trọng thay đổi.

4.3-ỔN ĐỊNH TỐC ĐỘ

Trong những cơ cấu chấp hành cần chuyển động êm, độ chính xác cao thì các hệ

thống điều chỉnh đơn giản như trên không thể đảm bảo được vì nó không khắc phục được

những nguyên nhân gây ra sự không ổn định chuyển động, như tải trọng thay đổi, độ đàn hồi của dầu, độ rò rỉ cũng như sự thay đổi nhiệt độ của dầu. Ngoài những nguyên nhân trên, hệ thống thủy lực làm việc không ổn định còn do sự không hoàn hảo về kết cấu như:

các cơ cấu điều khiển được chế tạo không chính xác, lắp ráp không thích hợp, … Do đó,

muốn cho tốc độ được ổn định, duy trì được trị số đã điều chỉnh, trong các hệ thống điều

chỉnh tốc độ kể trên, cần lắp thêm một số bộ phận, thiết bị để loại trừ ảnh hưởng của các

nguyên nhân làm mất ổn định vận tốc. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong thực tế. Ví dụ khi

dùng xilanh lực để đẩy dao cắt (trong máy cắt kim loại) thì việc ổn định tốc độ có ảnh hưởng rất lớn đến độ bóngbề mặt và độ chính xác của các chi tiết gia công.

Dùng phương pháp tiết lưu để ổn định tốc độ của cơ cấu chấp hành đạt được độ ổn định cao hơn so với phương pháp cơ khí.

Để giảm ảnh hưởng do sự thay đổi của tải trọng, phương pháp đơn giản và phổ biến

nhấtlà dùng bộ ổn định tốc độ, gọi tắt là bộ ổn tốc. Bộ ổn tốc có thể dùng trong hệ thống điều chỉnh tốc độ bằng tiết lưu, hay ở hệ thống điều chỉnh bằng thể tích và nó có thể được

lắp ở đường vào, đường ra của cơ cấu chấp hành hoặc song song với cơ cấu chấphành.

Một phần của tài liệu truyền động thủy khí (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)