C- Bơm bánh răng điều chỉnh
1- Xilanh; 2 Chi tiết; 3 Hàm kẹp
7.2.1- NGUYÊN TẮC CHUNG
Truyền động thủy lực là khâu nối trung gian giữa động cơ và máy công tác (cơ
cấu chấp hành), dùng để truyền cơ năng (có biến đổi năng lượng) từ động cơ đến máy
công tác. Hệ thống thủy lực dùng cho việc điều khiển và điều chỉnh cũng là hệ thống
truyền động thủy lực, nhưng yêu cầu về công suất cũng như lực và mômen nhỏ hơn
nhiều so với trường hợp truyền động cho máy công tác.
Tùy thuộc vào đặc điểm của máy công tác, dạng và qui luật chuyển động, yêu cầu về chế độ làm việc mà mỗi hệ thống có yêu cầu khác nhau. Chuyển động của cơ cấu
chấp hành có thể là chuyển động thẳng một chiều hay hai chiều, tốc độ như nhau hay
chiều). Tốc độ chuyển động của cơ cấu chấp hành yêu cầu phải được giữ ổn định ở một
mức độ nào đó.
Hệ thống thủy lực được thiết kế phải thỏa mãn được yêu cầu về đặc điểm chế độ
làm việc của máy công tác. Nguyên tắc chung của việc thiết kế:
+ Căn cứ vào yêu cầu cụ thể, tiến hành chọn kiểu bơm thủy lực, động cơ thủy
lực, cơ cấu điều khiển và điều chỉnh… rồi tiến hành phác thảo sơ đồ nguyên lý;
+ Tiến hành các tính toán cần thiết để nhận được các thông số yêu cầu của động cơ thủy lực, bơm thủy lực (dựa vào thông số cho trước)…, đối chiếu với catalog để
chọn các cơ cấu cho hệ thống.
+ Tính toán lượng dầu, két dầu và thiết bị làm mát… cho hệ thống. Các bước tiến hành thiết kế hệ thống thủy lực như sau:
- Phân tích đặc điểm làm việc của máy côngtác, yêu cầu về chế độ làm việc…;
- Chọn kiểu động cơ thủy lực, bơm thủy lực, cơ cấu điều khiển và điều chỉnh;
- Phác thảo sơ đồ nguyên lý, xácđịnh kích thước ống dẫn;
- Căn cứ vào thông số cho trước (tải, tốc độ…), tính toán p, Q để chọn loại động cơ thủy lực,chọn loại cơ cấu điều khiển và điều chỉnh theo các thông số yêu cầu.
- Tính toán tổn thất thủy lực trên đường ống;
- Tính công suất bơm, chọn bơm và động cơ điện lai bơm;
- Tính toán tổn thất nhiệt và thể tích dầu cần thiết cho hệ thống;
- Tính toán két chứa dầu;
- Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt,…