C- Bơm bánh răng điều chỉnh
9- Vận hành máy nén pittông
Cần tuân thủ “Hướng dẫn sử dụng” của nhà chế tạo”. Công việc vận hành máy nén pittông gồm các bước sau:
a/- Chuẩn bịkhởi động và khởi động
- Kiểm tra xung quanh máy nén, kiểm tra sựbắt chặt, kiểm tra lượng dầu bôi trơn, các
dụng cụ đo.
- Mở các van đưa đến dụng cụ đo.
- Chuyển máy nén vào trạng thái không tải. - Cấp nước làm mát.
- Quay trục máy nén vài vòngđể kiểm tra sự quay trơn.
-Cho động cơ hoạt động và đưa máy nén vào trạng thái làm việc. b/- Theo dõi máy nén trong thời gian làm việc
+ Theo dõi chất lượng bôi trơn (áp suất và lưu lượng dầu bôi trơn).
+ Theo dõi sựphân bốáp suấtởcác cấp nén của máy nén và áp suất ởsau cấp cuối. + Theo dõi nhiệt độcủa khí, dầu và nước làm mát.
+ Định kỳxả nước ngưng ở thiết bịlàm mát và thùng chứa khí.
+ Định kỳbổsung thêm dầu bôi trơn.
+ Hàng ngày kiểm tra các supap. c/- Dừng máy nén
Trước khi cho máy nén ngừng hoạt động, cần xả nước ngưng ở thiết bị làm mát và thùng chứa không khí. Ngắt ly hợp, nhưng vẫn cho bơm dầu bôi trơn và bơm nước làm mát hoạt động (nếu có thể được), sau đó mới cho dừng các bơm này. Đóng van đẩy.
* Lưuý khi vận hành máy nén pittông
++ Cấm nâng áp suất đẩy cao hơn áp suất làm việc cho phép.
++ Cấm cho máy nén làm việc nếu nhiệt độ cuối quá trình nén ở một cấp bất kỳcao
hơn 200 0C khi bôi trơn bằng dầu “máy nén 12” và cao hơn 210 0C khi bôi trơn bằng dầu
“máy nén”.
++ Cấm cho máy nén làm việc nếu trong mối ghép bất kỳnào có tiếng động.
++ Cấm siết bulông bệkhi máy nén làm việc và siết các bulông mặt bích có áp suất. ++ Cấm kéo hoặc nén supap an toàn.
++ Không cho phép máy nén hoạt động khi hệthống làm mát không đúngquy định. ++ Cấmbôi trơn máy nén bằng dầu có chất lượng không đảm bảo.
++ Cấm vi phạm quy tắc chung của kỹthuật an toàn.
** Các sựcố thường xảy ra khi vận hành máy nén pittông
-Động cơ quá tải–có thểdo áp suất khí cao quá mức.
- Năng suất của máy nén bị giảm khi giảm đồng thời áp suất cuối và áp suất trung gian–có thểdo supap hút cấpđầu tiên sai.
- Giảm năng suất khi chỉ giảm áp suất cuối – có thể do bộ phận điều chỉnh áp suất làm việc khôngđúng.
- Giảm năng suất khi chỉ giảm áp suất cuối và các áp suất trung gian, đồng thời hộp supapđẩy cấp thứ nhất bị nóng–có thểdo supapđẩy cấp thứnhất khôngđúng.
- Có tiếng động không bình thường trong xilanh – có thể do vòng găng bị vướng, nước hoặc vật lạrơi vào xilanh.
- Có tiếng động không bình thường trong cacte – có thể do sự làm việc không bình thường của cácổ đỡhoặc khe hởgiữa con trượt và mặt trượt lớn.
3.1.4.2- Máy nén rôto
Máy nén rôto là loại máy nén thể tích có cấu tạo và nguyên lý làm việc giống như
bơm rôto.
Do không có cơ cấu chuyển động tịnh tiến nên rôto máy cân bằng tĩnh và động tốt, loại máy nén này có thể được nối làm việc trực tiếp với động cơ lai.
Máy nén rôto được sử dụng rộng rãiđể nén các chất khí (hoặc hơi) ở những khu vực cần lưu lượng lớn (có thể đến 100 m3/ph) và áp suất không cao (đến 4 at). Đối với trường hợp áp suất cao thìngười ta chếtạo máy nén hai cấp có làm mát trung gian.
Khi tỷsố tăng áp cao ứng với áp suất đẩy 12 at và có làm mát thân máy thì máy loại nàyđược gọi là máy nén.
Khi áp suất đẩy của máy nén đến 2,5 at thì máy loại nàyđược gọi là máy thổi khí và thường khôngđược làm mát bằng nước.
Máy chân không (áp suất hút âm) có cấu tạo khác rất ít so với máy nén, nhưng lại có cácđặcđiểm của máy chân không.
Máy nén rôto có các kiểu máy nén cánh gạt, máy nén rôto lắc một trục, máy nén rôto hai trục hai cánh hoặc ba cánh, rôto dạng hình sao, máy nén trục vít loại 2 hoặc 3 trục vít; máy nén vòng chất lỏng; máy thổi khí rôto 2 trục (dùng làm bơm quét ở động cơ điêden 2 kỳ), …
Nguyên lý làm việc chung là khi quay một hoặc hai rôto có hình dạng xácđịnh thì các không gian kín tuần hoànđược tạo ra và một thể tích của khí ở áp suất thấp được hút vào
đó. Khi rôto chuyển động tiếp tục thì không gian này được thu hẹp lại, khí được nén và
đượcđẩy vàođườngđẩy.
Máy nén cánh gạt (xem hình 3.5) được chế tạo với áp suất 4 at và năng suất (1604.000) m3 /h. Đối với áp suất cao hơn, người ta thường dùng máy nén hai cấp. Có thể
sử dụng máy nén cánh gạt làm máy hút chân không với độ chân không tạo được 95% (nếu nối hai máy liên tiếp thìđộchân khôngđạtđược sẽlà 99%).
Hình 3.5- Cấu tạo máy nén cánh gạt
Máy nén cánh gạt có lưu lượng Q500m3 ph, trong trường hợp hai cấp nén có làm mát trung gian thì 2
15kG cm
p .
* Ưu điểm: kết cấu gọn, máy chạyêm, khí nén không bị xung
*Nhược điểm: hiệu suất thấp, khí nén bị nhiễm dầu
Việcđiều chỉnh lưu lượng ở máy nén rôto được thực hiện bằng cách thay đổi tốc độ
quay.
Máy nén rôto cánh gạt có ưu điểm là chắc chắn, làm việc điều hoà, nhưng phải chế
nén này dễnhạy cảm với độ bẩn nên ở ống hút phải đặt bầu lọc vàở ống đẩy phải có thiết bịtách dầu.
Máy nén trục vít cólưu lượng Q20.000m3 h với tỷsốtăng áp 3, loại hai cấp có làm mát trung gian có thể đạtđược 10.
Hình 3.6- Sơ đồ cấu tạo máy nén trục vít
Ưu điểm của máy nén trục vít là khí nén không bị xung, sạch; tuổi thọ vít cao (15.000 đến 40.000 giờ); nhỏ gọn, chạy êm. Tuy nhiên nó có nhược điểm là giá thành cao, tỷ số nén bị hạn chế.
Nói chung máy nén rôto có cấu tạo đơn giản, kích thước và khối lượng nhỏ[nhỏ hơn (56) lần so với máy nén pittông]; nhưng có năng suất lớn, lưu lượng đều, không có các supap hoặc chỉ có ở phía đẩy nên ít bị tắc; điều chỉnh đơn giản, được ứng dụng rộng rãi trong những khu vực cần lưu lượng lớn, áp suất thấp.
Nhược điểm của máy nén loại này là tổn thất ma sát lớn [m (0,850,92)], hao mòn nhiều, khó đảm bảo kín khi áp suất cao nên hiệu suất thể tích nhỏ; yêu cầu độ chính xác cao vềgia công và lắp ráp; người sử dụng cần có trìnhđộcao.
Yêu cầu đối với máy nén rôto là tốc độ các bề mặt chuyển động không vượt quá (1520) m/s,đồng thời tỷsốtăng áp không quá (34).
3.1.5- MÁY NÉN KIỂU CÁNH1- Máy nén ly tâm 1- Máy nén ly tâm
Thông thường máy nén ly tâm là loại có nhiều cấp nén. Quá trình nén và đẩy khí xảy ra dưới tác dụng của lực ly tâm sinh ra do sự quay của guồngđộng trong vỏkín. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nén ly tâm giống như bơm ly tâm, chỉ khác ở chỗdo sự biến
đổi áp suất của khí qua guồng động nên dẫn tới sự biến đổi khối lượng riêng của khí. Khi guồng động quay, khí sẽvăng từ tâm ra xung quanh dưới tác dụng của lực ly tâm. Do đó, xảy ra sự tăng khối lượng riêng của khí và tạo ra áp lực tĩnh,đồng thời tốc độcủa khí cũng tăng lên và nhưvậy tăng áp lựcđộng của khí.
Khi cần áp suất nhỏ, người ta dùng máy thổi khí ly tâm một cấp, có một guồng động quay trong vỏ cố định. Loại này tạo ra áp suất không cao quá 0,15 at. Về bản chất, đây chính là quạt cao áp.
Trường hợp áp suất khoảng (1,34) at, người ta dùng máy thổi khí ly tâm nhiều cấp, có các guồng động kích thước như nhau và không làm mát khí trung gian. Giữa các cấp có
đặt guồng hướngđể biếnđộng năng thành áp năng.
Ởmức áp suất cao khoảng (410) at, người ta dùng máy nén ly tâm nhiều cấp, có các nhóm guồngđộng kích thước như nhau và có áp dụng làm mát khí trung gian.
Ở máy nén lưu lượng nhỏ, người ta chếtạo theo kiểu phânđoạn, chia thành nhiều cấp nén ở từng đoạn rồi được lắp ráp vào trong các khoang của thân, vuông góc với trục máy. Các máy nén có lưu lượng vừa và lớn được chế tạo theo kiểu thân rời, sau đó lắp lại với nhau. Giữa hai cấp nén có thiết bị hướng dòng
Đối với máy nén ly tâm nhiều cấp, vì có làm mát máy nén và làm mát trung gian nên kết cấu máy nén phức tạp thêm.
Cấu tạo máy nén ly tâm hai cấpđược thểhiện trên hình 3.7.
Máy nén ly tâm một cấp thường được dùng làm máy nén tăng áp kiểu tuabin khí xả.
Đặc tính của máy nén ly tâm giống như ở bơm lytâm.
* Ưu nhược điểm
Máy nén ly tâm có cấu tạo đơn giản, vận hành thuận tiện, làm việc tin cậy, kích thước và khối lượng nhỏ, cân bằng tốt, không có lực quán tính và có khả năng nối làm việc trực tiếp với động cơ. Dòng khí nén liên tục và đều, không bịbẩn bởi dầu bôi trơn.
Máy nén ly tâm có hiệu suất thấp hơn so với máy nén pittông, đặc biệt khi năng suất nhỏvà sốcấp lớn (nghĩa là khi áp suất cao).
Hình 3.7- Sơ đồ cấu tạo máy nén ly tâm hai cấp