Cơ cấu phân phố

Một phần của tài liệu truyền động thủy khí (Trang 123)

C- Bơm bánh răng điều chỉnh

3-Cơ cấu phân phố

Cơ cấu phân phối là một loại cơ cấu điều khiển dùng để đóng, mở các ống dẫn, thay đổi hướng lưu động của dầu thủy lực nhằm phục vụ các nhu cầu khởi động, đảo chiều động cơ thủy lực (cơ cấu chấp hành) hoặc giữ nguyên ở một vị trí nhất định.

Cơ cấu phân phối ngoài chức năng phân phối còn thực hiện việc đảo mạch để đảo

chiều chuyển động của động cơ thủy lực. Cơ cấu phân phối gồm 3 loại chính: van trượt

(còn gọi là van tịnh tiến), khóa phân phối và van phân phối (kiểu van nút).

a)Van trượt

Van trượt có nhiều dạng khác nhau, nhưng dựa vào một đặc điểm chung là số vị trí và số cửa để phân biệt chúng với nhau.

- Số vị trí là số chỗ định vị con trượt của van. Thông thường van đảo chiều có hai

hoặc ba vị trí; ở những trường hợp đặc biệt có thể có nhiều hơn.

- Số cửa (đường) là số lỗ để dẫn dầu vào hay ra. Số cửa của van trượt thường là 2, 3,

5. Đôi khi có thể nhiều hơn.

Van trượt phổ biến nhất có bộ phận phân phối hình trụ, dịch chuyển theo chiều trục

trong lỗ thân van. Trên bộ phận phân phối hình trụ (con trượt hay nòng van) và lỗ thân van

có một số rãnh. Chất lỏng được dẫn vào và ra khỏi van qua các cửa tương ứng với các rãnh trên nòng van và lỗ thân van. Bộ phận phân phối có kết cấu phức tạp, trong một số trường

hợp ngoài chuyển động tịnh tiến của nòng van còn có chuyển động xoay quanh nòng trục

của nó để tăng thêm vị trí phân phối.

a1.Van trượt hai vị trí(xem hình 4.16)

Van trượt hai vị trí loại 2 cửa (xem hình 4.16.a), viết tắt là van 2/2 (tử số chỉ số cửa,

mẫu số chỉ số vị trí), chủ yếu được dùng để đóng, mở đường dẫn dầu.

Van trượt hai vị trí loại 3 cửa - 3/2 (xem hình 4.16.b) được dùng để cấp và xả dầu

khỏi xilanh lực hoặc dùng làm rơle thủy lực.

Van trượt hai vị trí loại 5 cửa - 5/2 (xem hình 4.16.c) được dùng rất phổ biến để đảo

chiều các cơ cấu chấp hành mà cả hai chiều chuyển động đều được thực hiện bằng dầu

thủy lực. Ở những loại máy như tiện, phay,…, có gia tốc không lớn, thường dùng loại này

để đảo chiều, ngược lại dùng để đảo chiều máy mài thì không tốt.

Hình 4.16

Ở hệ thống thủy lực dùng một bơm thì: - Cửa 1 nối với nguồn dầu thủy lực;

- Cửa 2.1 và 2.2 lắp vào buồng trái và phải của xilanh cơ cấu chấp hành; - Cửa 3.1 và 3.2 lắp với cửa ra đưa dầu về thùng chứa.

Ở hệ thống thủylực dùng hai bơm thì:

- Cửa 3.1 và 3.2 lắp vào đường cấp của từng bơm một;

- Cửa 2.1 và 2.2 lắp vào buồng trái và phải của xilanh lực;

- Cửa 1 lắp vào đường xả về thùng dầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a2.Van trượt 3 vị trí, 5 cửa (5/3) (xem hình 4.17)

Loại van trượt 5 cửa 3 vị trí trên hình 4.15.a: ở vị trí trung gian các cửa đều bị đóng,

pittông của xilanh lực được giữ ở một vị trí nhất định khi dừng. Nếu con trượt của van dịch

chuyển về bên trái, cửa 1 và cửa 2.2 được thông nhau, do đó dầu được cấp vào buồng phải

của xilanh lực; đồng thời dầu từ buồng trái của xilanh lực sẽ theo các cửa 2.1 và 3.1 về

thùng dầu. Nếu con trượt dịch chuyển về bên phải thì dầu sẽ vào buồng trái qua các cửa 1 và 2.1, đồng thời dầu từ buồng phải theo các cửa 2.2 và 3.2 trở về lại thùng dầu.

Loại van ở hình 4.15.b: khi con trượt ở vị trí trung gian thì dầu từ cửa 1 được cấp đến

cho cả hai buồng của xilanh lực và giữ pittông ở một vị trí nhất định nếu pittông có cần hai

thích hợp trong những cơ cấu chạy dao của các máy công cụ cần có chuyển động đưa dao

nhanh vào chi tiết gia công.

Hình 4.17

Loại van ở hình 4.17.c có cách làm việc giống như van ở hình 4.17.a, nhưng khi con trượt ở vị trí trung gian, van này tháo tải cho xilanh lực. Pittông lúc này đứng yên, nhưng

có thể dịch chuyển với một lực nhỏ. Trong trường hợp này nếu xilanh lực bố trí thẳng đứng

thì cần có đối trọng để cân bằng với trọng lượng của pittông.

Loại van ở hình 4.17.d: khi con trượt ở vị trí trung gian, các cửa van đều thông với

nhau và thông với thùng chứa. Loại van này thích hợp với những cơ cấu chấp hành có khả năng dịch chuyển tự do dưới tác dụng của ngoại lực.

Theo kết cấu, van trượt còn có kiểu mặt phẳng .

Van trượt kiểu trụ đòi hỏi gia công với độ chính xác cao, trong khi ở van trượt kiểu

mặt phẳng việc đảm bảo độ kín được thực hiện dễ dàng hơn.

Ưu điểm của van loại này là độ kín cao, rất ít xảy ra hiện tượng kẹt, thời gian sử dụng tương đối dài.

Việc điều khiển van trượtcó thể bằng tay, điện hay thủy lực.

Một phần của tài liệu truyền động thủy khí (Trang 123)