Việc đương nhiên xoá án đối với người được hưởng án treo:

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 50)

b) Nói chung người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án nên phạt tù giam đối với tội mới và không cho hưởng án treo một lần nữa, vì

1.4.8.Việc đương nhiên xoá án đối với người được hưởng án treo:

Theo khoản 2 Điều 53 BLHS năm 1985 (được sửa đổi, bổ sung và có hiệu từ ngày 2-1-1990) thì người được hưởng án treo được đương nhiên xoá án nếu không phạm tội mới trong thời hạn ba năm kể từ ngày hết thời gian thử thách.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 BLHS năm 1999, thì người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của BLHS, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn một năm trong trường hợp bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì đương nhiên được xoá án tích.

So sánh hai quy định trên thì thời gian xoá án tích tại điểm a khoản 1 Điều 64 của BLHS năm 1999 ngắn hơn thời gian xoá án tích quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS năm 1985 (được sửa đổi, bổ sung và có hiệu từ ngày 2-1-1990). Mặt khác, BLHS năm 1999 quy định thời hạn xoá án tích là tính “từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án”, còn BLHS năm 1985 thì quy định tính thời hạn xoá án tích kể từ ngày hết thời gian thử thách. Điều này là có sự khác biệt, đối với BLHS năm 1999, mặc dù có sự rút ngắn thời hạn xoá án tích nhưng việc quy định thời hạn xoá án tích được tính từ khi người bị án treo chấp hành xong bản án là có phần nghiêm túc hơn. Vì việc chấp hành xong bản án không chỉ là chấp hành xong thời gian thử thách mà bao gồm tất cả các trách nhiệm và nghĩa vụ của bị án được quy định trong bản án (như về trách nhiệm dân sự, về án phí…). Còn BLHS năm 1985 thì chỉ quy định thời hạn xoá án tích là ba năm tính từ khi chấp hành xong thời gian thử thách.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 49 - 50)