Việc giao người bị án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giám sát và giáo dục:

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45)

b) Nói chung người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án nên phạt tù giam đối với tội mới và không cho hưởng án treo một lần nữa, vì

1.4.5.Việc giao người bị án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giám sát và giáo dục:

sát và giáo dục:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 BLHS thì trong thời gian thử thách, toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Việc quản lý, theo giỏi, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo được quy định cụ thể tại Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo. Tại chương I của Nghị định quy định: Việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho người được hưởng án treo làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức…hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo làm việc công tác, học tập hoặc cư trú và gia đình của người đó. Người được hưởng án treo phải chịu thử thách dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình c ủa người đó. Khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ, thì được toà án xét rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 BLHS.

Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm giáo dục, giúp đở người đó sửa chữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; phối

hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Các cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người được hưởng án treo cư trú có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giáo dục, giúp đở người đó trong thời gian thử thách.

Cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội theo quy định trên đây đã được khoản 2 Điều 257 BLTTHS 2003 quy định cụ thể: đó là chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc. Do đó, khi quyết định cho người bị kết án được hưởng án treo, Toà án phải quyết định giao người bị kết án cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục. Nếu người bị kết án không phải là cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, thì Toà án giao cho uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Nếu người bị kết án là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước, thì Toà án giao người bị kết án cho cơ quan chủ quản và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục. Trong bản án không ghi tên cơ quan, tổ chức, địa phương được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, nhưng khi gửi bản sao bản án để thi hành, thì Toà án phải ghi rõ tên các cơ quan, tổ chức, địa phương đó. Trong trường hợp sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà người bị kết án bị cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội cho thôi việc, buộc thôi việc thì cơ quan, tổ chức đó phải thông báo cho Toà án và chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú biết.

Theo quy định tại Điều 11, Chương III Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ “Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo” thì trong trường hợp người được hưởng án treo chuyển đi nơi khác thì cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục có trách nhiệm thông báo ngay cho Toà ánđã ra quyết định thi hành án kèm theo hồ sơ của người đó để Toà án

làm thủ tục cần thiết giao cho cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo chuyển đến tiếp tục giám sát, giáo dục. Đây là quy định khác với quy định tại mục VI Nghị quyết 01/1990/NQ-HĐTP về giao người bị án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội theo dỏi, giáo dục. Nghị quyết 01 quy định “…Trong trường hợp người bị kết án thuyên chuyển công tác đi nơi khác, thì cơ quan, tổ chức của người đó có trách nhiệm chuyển bản sao bản án cho cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án đến làm việc để cơ quan, tổ chức này giám sát và giáo dục người bị kết án. Nếu người bị kết án chuyển nơi thường trú đến địa điểm khác thì Uỷ ban nhân dân nơi thường trú cũ chuyển bản sao bản án cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án đến thường trú để giám sát, giáo dục, đồng thời thông báo cho Toà án biết về việc đó.

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 45)