Về quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 102)

- Về chất lượng của Thẩm phán:

c. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

3.1.3. Về quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 BLHS thì “Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó”.

Như vậy, giả sử Toà án đang xét xử bị cáo Nguyễn Văn A thì trong bản án cho hưởng án treo, Toà án tuyên là “…Giao bị cáo Nguyễn Văn A cho cơ quan, tổ chức nơi bị cáo A làm việc ( Nếu giả thiết bị cáo A là cán bộ hoặc công nhân hoặc viên chức nhà nước) hoặc giao bị cáo Nguyễn Văn A cho chính quyền địa phương nơi bị cáo A thường trú để giám sát và giáo dục.

Gia đình bị cáo A có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức (nếu là CB,CN,VC) hoặc chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo Nguyễn Văn A.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 BLTTHS thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc uỷ thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Vì vậy, trong thời hạn nói trên Toà án sẽ ra quyết định thi hành án đối với người bị phạt tù nhưng được hưởng án treo. Kèm theo quyết định thi hành án là bản sao bản án cùng với sổ theo dỏi án treo. Công việc của Toà án đến đây coi như sắp hoàn thành, nhiệm vụ tiếp theo là tuân thủ Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30-10-2000 của Chính phủ “Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo”.

Nghiên cứu toàn bộ nội dung của Nghị định chúng ta có thể thấy, Toà án làm rất ít việc trong việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo đối với bị án. Công việc chủ yếu giao cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình của người bị kết án. Toà án chỉ có một nhiệm vụ là “Khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ, thì Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 BLHS. Còn cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nói trong Nghị định 61 không có cơ quan xét xử (Toà án), thậm chí Nghị định cũng không đề cập đến việc phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình bị án với Toà án trong việc giám sát, giáo dục người bị án treo.

Đây là một thiếu sót cần phải được xem xét. Cơ quan Viện kiểm sát thì đã có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và kiểm sát hoạt động tư

pháp, mà việc giám sát, giáo dục người bị án treo cũng thuộc thẩm quyền kiểm sát của cơ quan Viện kiểm sát. Còn chức năng và nhiệm vụ của cơ quan xét xử, nơi đã nhân danh Nhà nước CHXHCNVN ra bản án đối với họ thì bị lu mờ. Luật cũng như Nghị định chưa có sự quy định cụ thể để Toà án có cơ sở tiến hành theo dỏi việc giám sát, giáo dục bị án cũng như theo dỏi quá trình cải tạo, rèn luyện của chính bản thân bị án. Đó cũng là tiền đề cho việc xét giảm thời gian thử thách sau này.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Toà án trong việc phối kết hợp với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị án treo cũng như gia đình của họ trong thời gian thử thách. Cụ thể là Toà án cần có một bộ phận chuyên trách làm công tác thi hành án, trong đó phải kiểm tra, giám sát, theo dỏi việc tu dưỡng, rèn luyện, lao động cải tạo của người bị án treo hàng tháng, thàng quý để kịp thời đốc thúc, nhắc nhở các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo cũng như kiểm tra, giám sát bản thân người bị án treo. Có như vậy thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo cũng như bản thân người bị án treo mới thấy được trách nhiệm của mình trong việc thi hành án treo.

Ngoài ra, “BLHS cần phải quy định cụ thể các nghĩa vụ người hưởng án treo phải thực hiện và nó phải do Toà án quyết định đối với họ. Trong thời gian thử thách, theo đề nghị của cơ quan, tổ chức được Toà án giao trách nhiệm giám sát, giáo dục Toà án có thể huỷ bỏ toàn bộ hay một phần các nghĩa vụ hay bổ sung thêm nghĩa vụ cho người được hưởng án treo. Nếu khi hết thời hạn thử thách mà người bị kết án trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ do Toà án quy định thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục Toà án có thể kéo dài thời gian thử thách hoặc trường hợp người bị kết án không thực hiện có hệ thống hoặc cố ý chống đối việc thực

hiện các nghĩa vụ do Toà án quyết định, thì theo đề nghị của cơ quan này, Toà án quyết định huỷ bỏ án treo và buộc người bị kết án chấp hành hình phạt tù đã tuyên trong bản án [50-35].

Để nâng cao hiệu quả công tác thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cần phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan như: Toà án, VKS , chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát. giáo dục người bị án treo. Viện kiểm sát phải đề cao trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với người bị án treo cũng như kiểm sát hoạt động giám sát, giáo dục của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo.

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)