Về nhân thân người phạm tội.

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 97 - 98)

- Về chất lượng của Thẩm phán:

b. Về nhân thân người phạm tội.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 BLHS thì nhân thân người phạm tội cũng là một căn cứ để cho hưởng án treo. Nhưng Điều luật không quy định cụ thể là căn cứ vào nhân thân như thế nào thì được xét cho hưởng án treo. Nếu người phạm tội có hai ba tiền sự có được xét cho hưởng án treo hay không?. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều Toà án vì muốn cho bị cáo được hưởng án treo nên đã bỏ qua việc xem xét vấn đề nhân thân của bị cáo, trong bản án phần lớn Toà án không phân tích đánh giá về nhân thân của bị cáo khi cho hưởng án treo mà chỉ chú ý đến việc xem xét có cần thiết hay không cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì “Nói chung người được hưởng án treo phải là người chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân, chưa có tiền án, tiền sự. Tuy nhiên, đối với người có tiền án, tiền sự, nếu xét tính chất của tiền án, tiền sự đó cùng với tính chất của tội phạm mới thực hiện và các căn cứ khác thấy không cần thiết phải bắt họ

chấp hành hình phạt tù, thì cũng có thể cho họ được hưởng án treo, nhưng tình thần chung là phải hạn chế và phải xét thật chặt chẽ”.

Như vậy, Nghị quyết 01 chỉ hướng dẫn là “Nói chung…”, đây là sự hướng dẫn chung chung, chứ chưa có sự khẳng định chắc chắn và cụ thể nhân thân như thế nào thì không được cho hưởng án treo, chưa khẳng định là nếu bị cáo có tiền án, tiền sự thì tuyệt đối không cho hưởng án treo. Cho nên nhiều Toà án đã xem xét ngay cả những người bị kết án có tiền án, tiền sự vẫn được hưởng án treo. Đặc biệt có những vụ án bị cáo có nhiều tiền sự cùng tính chất với tội phạm đang xét xử Toà án vẫn xem xét cho hưởng án treo(như ví dụ chúng tôi đã nêu ở Chương II).

Từ phân tích trên, chúng tôi đề nghị khoản 1 Điều 60 cần có sự quy định cụ thể hơn về nhân thân người phạm tội để xét cho hưởng án treo. Cụ thể là “Khi xử phạt tù không quá ba năm, nếu người phạm tội có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự…”. Quy định như vậy mới rõ ràng và cụ thể, tránh được việc cố tình cho bị cáo hưởng án treo một cách thiếu cơ sở.

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)