- Về chất lượng của Thẩm phán:
c. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3.1.2. Về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo.
Như trình bày ở Chương 2, hiện nay các Toà án địa phương vẫn vận dụng, áp dụng Nghị quyết 01/HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về việc “hướng dẫn áp dụng Điều 44 BLHS năm 1985” (viết tắt là Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP), nhưng việc hướng dẫn này vừa không phù hợp hoàn toàn với Điều 60 BLHS năm 1999 vừa chưa thực sự rõ ràng và chính xác. Về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo Nghị quyết quy định như sau:
“Để phát huy tác dụng phòng ngừa của án treo, tránh tình trạng người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm hoặc phạm tội mới trong thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm mà không bị coi là phạm tội trong thời gian thử thách, từ nay thời gian thử thách của án treo tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo; nếu có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Nghĩa là nếu Toà án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm; nếu Toà án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm; nếu cả Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều không cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp giám đốc cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án giám đốc thẩm; nếu Toà án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Toà án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Toà án cấp giám đốc thẩm lại cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm”.
Như vậy, ở phần đầu của Nghị quyết 01/HĐTP quy định về việc tính thời gian thử thách là “…nếu có nhiều bản án cho hưởng án treo thì tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Nghĩa là nếu Toà án cấp
sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo, thì thời gian thử thách
tính từ ngày tuyên án sơ thẩm…”, Nghị quyết chưa làm rõ vấn đề là: khi
cùng một vụ án mà bị cáo bị xét xử sơ thẩm nhiều lần mà bản án sơ thẩm lần đầu và bản án sơ thẩm lần sau cùng đều cho bị cáo hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ khi nào?, tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm lần đầu cho hưởng án treo hay tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm lần sau cùng cho hưởng án treo và khấu trừ thời gian thử thách đã chấp hành. Điều này theo chúng tôi nên có sự bổ sung cụ thể vào Nghị quyết 01/1990/NQ-HĐTP là
“…nếu một vụ án mà bị xét xử sơ thẩm nhiều lần mà bản án sơ thẩm lần
đầu và bản án sơ thẩm lần cuối cùng đều cho người bị kết án hưởng án treo (do bản án sơ thẩm lần đầu… bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm huỷ án để xét xử lại ở cấp sơ thẩm) thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo”.
Ngoài ra, cần bổ sung vào cuối khoản 1 Điều 60 BLHS là “Khi xử phạt tù không quá ba năm…thì Toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. Thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án”.