- Về chất lượng của Thẩm phán:
c. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3.1.4. Về công tác xét giảm thời gian thử thách cho người bị án treo.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 60 BLHS thì người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Và theo quy định tại Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ “Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo” thì khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ, thì được Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại khoản 4 Điều 60 BLHS. Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tự mình hoặc theo đề nghị của người được hưởng án treo đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi người đó chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ. Khi đề nghị Toà án xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách thì cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo phải gửi kèm hồ sơ đề nghị rút ngắn thưòi gian thử thách. Hồ sơ gồm có:
(1) Bản đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo;
(2) Sổ theo dỏi người được hưởng án treo;
(3) Quyết định của Toà án về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và trích lục bản án;
(4) Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo (nếu họ có đề nghị);
(5) Bản tự kiểm điểm của người được hưởng án treo;
(6) Biên bản cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xét giảm thời gian thử thách cho người bị án treo, Toà án tiến hành các thủ tục xem xét, rút ngắn thời gian thử thách theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 269 BLTTHS thì khi Toà án xét rút ngắn thời gian thử thách cho người bị án treo thì một thành viên của Toà án trình bày vấn đề cần được xem xét, đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến, Toà án ra quyết định chấp nhận hoặc bác đề nghị rút ngắn thời gian thử thách. Và theo quy định tại khoản 4 mục VIII Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP thì mỗi lần xét rút ngắn thời gian thử thách như vậy là không quá 12 tháng.
Trên đây là toàn bộ những quy định của pháp luật về thủ tục rút ngắn thời gian thử thách của án treo cho người bịían treo. Nhưng thực tiễn cho thấy rất ít Toà án thực hiện việc này, thậm chí có nhiều Toà án chưa từng tiến hành xét rút ngắn thời gian thử thách cho người bị án treo nào, lý do là không có sự đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo cũng như không có đề nghị của bản thân người bị án treo xin rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
Theo chúng tôi, pháp luật cần có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể cho Toà án cũng như các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục