0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Về số lượng Thẩm phán:

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 83 -84 )

Theo báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối cao năm 2003, cho đến tháng 12/2003, đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân gồm 3543 người, trong đó Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là 97 người; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh là 932 người; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện là 2514 người. Toà án quân sự trung ương có 19 Thẩm phán; các Toà án quân sự cấp quân khu và khu vực có 117 Thẩm phán, trong đó Toà án quân sự cấp quân khu đã có đủ số Thẩm phán được phân bổ. Cũng theo Toà án nhân dân tối cao, với số lượng thẩm phán như vậy, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.So với số lượng Thẩm phán được Uỷ ban thường vụ

Quốc hội phân bổ năm 2003 thì số Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp còn chưa bổ nhiệm đủ là 1210 người, trong đó Toà án nhân dân tối cao còn thiếu 23 Thẩm phán, Toà án nhân dân cấo tỉnh thiếu 186 Thẩm phán, Toà án nhân dân cấp huyện thiếu 1001 Thẩm phán. Tình trạng thiếu Thẩm phán chủ yếu ở huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa và ở một số đơn vị mới tách lập. Tuy nhiên có Toà án cấp huyện do số lượng vụ án ít, mỗi tháng một Thẩm phán chỉ xét xử 1-2 vụ án. Như vậy là việc thiếu thẩm phán không phải nơi nào cũng bức xúc như nhau, mà mang tính cục bộ. Đây là vấn đề cần điều chỉnh trong mối quan hệ giữa chỉ tiêu biên chế với số lượng vụ án thực tế tại mỗi đơn vị Toà án yêu cầu phải có Thẩm phán để xét xử [51-5].

Ở ngành Toà án tỉnh Quảng Trị, số lượng thẩm phán những năm trước đây thiếu một cách trầm trọng. Có Toà án cấp huyện trong hơn một nhiệm kỳ chỉ có một Thẩm phán xét xử (Toà án huyện Đakrông), có Toà án chỉ có hai Thẩm phán xét xử (Toà án huyện Triệu Phong), Toà án nhân dân huyện Cam Lộ, Toà án thị xã Quảng Trị, TAND huyện Gio Linh.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỊNH ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 83 -84 )

×