CÔNG TÁC GIÁM SÁT, GIÁO DỤC, QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHẤP HÀNH ÁN TREO:

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 92)

- Về chất lượng của Thẩm phán:

c. Do tính độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm chưa cao:

2.3. CÔNG TÁC GIÁM SÁT, GIÁO DỤC, QUẢN LÝ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHẤP HÀNH ÁN TREO:

CHẤP HÀNH ÁN TREO:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 BLHS thì “Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dọc. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó”.

Thực tiễn xét xử cho thấy, khi tuyên án, Toà án thường tuyên “giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi thường trú của bị cáo (nếu bị cáo không phải là cán bộ, công nhân, viên chức) hoặc giao cho cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc ( nếu bị cáo là cán bộ, công nhân, viên chức) giám sát, giáo dục.

Đến khi ra quyết định thi hành án hình sự thì Toà án gửi hồ sơ thi hành án kèm theo bản sao bản án cho chính quyền địa phương nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc của bị cáo để các cơ quan, tổ chức này thực hiện việc giám sát, giáo dục người bị phạt tù nhưng được hưởng án treo theo quy định của pháp luật.

Một sai sót mà các Toà án thường mắc phải là sau khi kết án bị cáo, Toà án không gửi bản sao bản án cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan tổ chức nơi bị cáo làm việc để họ được biết. Vì vậy kết quả xét xử thế nào chính quyền địa phương không hề biết, thậm chí có địa phương không biết Nguyễn Văn X là công dân của địa phương mình bị Toà án huyện Y kết án. Điều này dẫn đến việc quản lý, theo dõi con người của chính quyền địa phương không sát; sự phối kết hợp giữa cơ quan Toà án và chính quyền địa phương không được tốt, điều đó làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Một thực tế cho thấy, các Toà án sau khi ra quyết định thi hành bản án treo và thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, Toà án gửi các quyết định đó cho cơ quan chính quyền địa phương nơi cư trú của người được hưởng án treo thì coi như là xong trách nhiệm, thậm chí có một số địa phương phản ánh là chưa nhận được quyết định thi hành án kèm theo bản sao bản án của Toà án. Do vậy, một số đối tượng chấp hành án treo tại địa phương không bị ai quản lý, giám sát, giáo dục; họ làm gì, ở đâu không ai hề biết. Có một số trường hợp sau khi được hưởng án treo họ bỏ đi làm ăn nơi khác mà không báo lại với chính quyền địa phương, một số đối tượng do không có ai quản lý, giáo dục nên đã phạm tội mới trong thời gian thử thách, tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Theo quy định tại Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ “Quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo” thì trách nhiệm giám sát, giáo dục người được hưởng án treo thuộc về cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục người bị án treo và gia đình người bị án treo. Còn công tác kiểm tra, kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc giám sát, giáo dục người bị án treo thuộc thẩm quyền của cơ quan Viện Kiểm sát.

Thực tiễn công tác trong việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, có một số Toà án có quan tâm đến việc đốc thúc chính quyền địa phương và gia đình người bị kết án trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo,

cấp sổ theo dỏi người được hưởng án treo, và kiểm tra sự theo dỏi đó. Đồng thời Toà án còn nhắc nhở chính quyền địa phương trong việc báo cáo kết quả lao động cải tạo tại địa phương của người được hưởng án treo và làm hồ sơ đề nghị giảm thời gian thử thách để Toà có cơ sở giảm thời gian thử thách của án treo theo quy định của pháp luật. Điều 6 Nghị định số 61/2000/NĐ- CP ngày 30/10/2000 quy định “ Người được hưởng án treo có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực nơi mình đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ”. Điều này nhằm khuyến khích người được hưởng án treo tự lao động, cải tạo tốt để sớm hoà nhập với cộng đồng, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Nhưng không phải Toà án nào cũng chú trọng công tác này vì Luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của Toà án trong công tác thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, sau khi ra quyết định thi hành án.

Chương 3

Một phần của tài liệu Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)