ở thƣơng mại
3.1.3.1. Việc giám sát hoạt động mua bán nhà ở qua của sàn giao dịch bất động sản chưa chặt chẽ
Trong năm 2010, Đoàn thanh tra liên ngành được Bộ Xây dựng thành lập gồm Thanh tra Bộ Xây dựng, C46 Bộ Công an, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đã tiến hành thanh tra hoạt động một loạt sàn giao dịch bất động sản trong cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn đã tổ chức thanh tra 61 sàn giao dịch bất động sản. Kết quả thanh tra cho thấy, hơn 50% số sàn được kiểm tra đều có vi phạm. Con số 50% quả là nhiều nhưng chắc chắn nếu kiểm tra một cách kỹ lưỡng hơn kết quả sẽ cho một con số khác đi. Việc thanh kiểm tra này cũng mới chỉ được thực hiện thông qua các hồ sơ có sẵn chứ chưa phải là thanh tra hoạt động thực tế của mỗi sàn giao dịch bất động sản.
3.1.3.2. Việc kiểm soát doanh nghiệp quy định về giá mua bán chưa chặt chẽ
Như đã phân tích ở phần những bất cập trong việc thực hiện pháp luật nêu trên đây, việc các doanh nghiệp quy định giá giao dịch nêu trong hợp đồng mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Điều này gây thiệt hại cho Nhà nước, rối loạn thị trường mua bán nhà ở thương mại, thiệt hại cho bên mua nếu xảy ra tranh chấp. Đã có rất nhiều cuộc thanh tra được thực hiện đối với các sàn giao dịch bất động sản tại thành phố Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan nhà nước cũng đã xử lý điểm một vài trường hợp như vụ việc tại sàn giao dịch bất động sản của Tổng Công ty phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) và vụ "Oanh Xã Đàn" với giao dịch tại Dự án Khu đô thị Đại học Vân Canh. Tuy nhiên, vấn đề này chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ thay đổi trong thời gian tới. Chắc chắn, nó chỉ hạn chế được nếu như Nhà nước nâng cao được chất lượng quản lý, năng lực giám sát và thực hiện quyết liệt hơn nữa, nghiêm hơn nữa trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản nói chung và mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai nói chung.
3.1.3.3. Các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai chưa phù hợp
Nghị định số 23/2009/NĐ-CP quy định xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lý phát triển nhà và công sở đã ra đời. Nghị định được xem là công cụ quan trọng nhằm hạn chế vi phạm và tiêu cực trong hoạt động kinh doanh nhà ở thương mại. Trong đó, cùng với việc tăng thẩm quyền xử phạt của thanh tra xây dựng và Ủy ban nhân dân các cấp tối đa tới 500 triệu đồng cho hành vi vi phạm, thì còn áp dụng nhiều chế tài nghiêm khắc. Bên cạnh đó, Nghị định này còn hướng tới sự minh bạch hóa các giao dịch mua bán nhà ở thương mại, hạn chế các giao dịch ngầm nên kể từ 01/5/2009 (ngày Nghị định có hiệu lực pháp
luật) sẽ áp dụng ngay lập tức việc xử phạt các tổ chức, cá nhân bán bất động sản thuộc diện phải qua sàn giao dịch bất động sản mà không qua sàn; không đúng trình tự, thủ tục quy định; không xác nhận hoặc xác nhận sai bất động sản giao dịch trên sàn. Mức phạt cho mỗi trường hợp vi phạm được quy định là từ 50-60 triệu đồng.
Khách quan mà thừa nhận rằng, mức xử phạt hành chính này có thể cao so với nhiều loại hình kinh doanh nhưng đặt trong hoàn cảnh cụ thể là hoạt động kinh doanh nhà ở thì số tiền đó chưa thật sự thấm vào đâu. Giá giao dịch thông thường cho một căn hộ chung cư thương mại cũng khoảng trên dưới 2 tỷ đồng, thậm chí hiện nay có những căn hộ chung cư có giá trị hàng chục tỷ đồng, như vậy thì khoản tiền xử phạt vi phạm là vài chục triệu đồng này có thực sự mang tính răn đe không? Với những sai phạm nêu trên nếu không bị phát giác, lợi nhuận có thể mang lại gấp nhiều lần cho các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Thậm chí ngay cả khi hành vi bị thanh tra, kiểm tra và xử lý thì với những lợi ích thu về như vậy, việc bỏ ra một khoản 60 triệu đồng là việc quá dễ dàng đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, mặc dù đã có chế tài song mức chế tài đó không phải là điều đáng quan ngại đối với các chủ đầu tư nên họ vẫn cứ vi phạm.