Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TCKT giữa các bên trong

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 82)

a) Khái niệm « cơ chế giải quyết TCKT »

3.2)Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TCKT giữa các bên trong

các bên trong DNLD tại Việt Nam

Có thể nói việc nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay bởi vì các lý do sau:

- Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là chính sách và chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Chúng ta phải tạo mọi điều kiện để thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, thực hiện các cam kết song phƣơng và đa phƣơng.

- Đảng ta đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc khuyến khích phát triển để hƣớng mạnh vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng. Vì kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một “bộ phận của nền kinh tế Việt Nam” nên Đảng ta chủ trƣơng từng bƣớc thống nhất khung luật pháp, chính sách, điều kiện kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp trong nƣớc và DN có vốn ĐTNN ”.

- Các quy định của pháp luật về giải quyết TCKT hiện nay ở Việt Nam, tuy vẫn đƣợc coi là công cụ góp phần tạo trật tự ổn định hoạt động cho các chủ thể kinh tế, trong đó có các DNLD - một bộ phận quan trọng của nền kinh tế của Việt Nam, nhƣng còn nhiều hạn chế nên chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế hoạt động kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hƣớng hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, cần phải quan tâm đến những nét đặc thù của hoạt động giải quyết tranh chấp giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam sao cho vừa phù hợp với cơ chế giải quyết TCKT nói chung, vừa thể hiện đƣợc nét đặc thù riêng có của DNLD tại Việt Nam, nhằm tạo cho pháp luật Việt Nam sức hấp dẫn đối với

các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đảm bảo khả năng sinh lời và đảm bảo vốn đầu tƣ, tạo sự yên tâm về một môi trƣờng pháp lý ổn định, rõ ràng, đồng bộ và phù hợp. Đó chính là biện pháp đảm bảo cho các DNLD phát triển lâu dài và ổn định tại Việt Nam.

- Quá trình thực hiện Luật ĐTNN năm 1996 tại Việt Nam trƣớc đây đã cho thấy tuy Luật ĐTNN là công cụ pháp lý thu hút và điều chỉnh hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam song chƣa thực sự là công cụ pháp lý đảm bảo an toàn cho vốn đầu tƣ; điều đó thể hiện ở sự thiếu vắng các quy định pháp luật về giải quyết TCKT của các DN có vốn ĐTNN trong đó có DNLD. Luật Đầu tƣ mới đƣợc ban hành năm 2005 là một bƣớc tiến mới trong việc hoàn thiện pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên các quy định về vấn đề giải quyết TCKT của các DN có vốn ĐTNN cũng chƣa thực sự cụ thể.

- Tình trạng hoạt động của các DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế, biểu hiện là TCKT, nhất là tranh chấp phát sinh giữa các bên trong DNLD đang ngày một gia tăng, thực sự trở thành lực cản cho sự phát triển của DNLD. Một trong những nguyên nhân làm gia tăng các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp này là do vấn đề nhận thức. Trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp, do khác biệt về quan niệm sở hữu, không phù hợp với mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, do trình độ và thói quen giữa các bên đối tác khác nhau nhất là giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với các nhà đầu tƣ Việt Nam nên việc phát sinh tranh chấp là tất yếu.

Bên cạnh hậu quả trực tiếp là ảnh hƣởng đến sự ổn định và tồn tại của DNLD, loại tranh chấp này còn có hậu quả gián tiếp là ảnh hƣởng đến lợi ích của các bên tham gia liên doanh, ảnh hƣởng đến ngƣời lao động trong các doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với DNLD, tâm lý chung của những ngƣời tham gia liên doanh, cuối cùng là thiệt thòi cho đất nƣớc và làm mất ổn định nền kinh tế.

Chính vì vậy, cần phải xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam một cách phù hợp,

thống nhất, ổn định. Việc xây dựng cơ chế này vừa là đòi hỏi bức xúc trƣớc mắt vừa là yêu cầu có ý nghĩa lâu dài. Cụ thể trƣớc mắt là có tác dụng trong việc khôi phục về tình trạng ban đầu (khi chƣa xảy ra tranh chấp) và giúp DNLD nhanh chóng ổn định, tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Về lâu dài thể hiện ở tác dụng nhằm góp phần “kéo dài tuổi thọ” của các DNLD, để đến khi hết thời hạn thực hiện dự án, toàn bộ doanh nghiệp sẽ đƣợc chuyển giao cho phía Việt Nam quản lý và đến lúc đó phía Việt Nam cũng đã đủ năng lực để tiếp tục điều hành doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 82)