Nâng cao kiến thức pháp luật và năng lực quản lý của bên Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 80)

a) Khái niệm « cơ chế giải quyết TCKT »

3.1.2)Nâng cao kiến thức pháp luật và năng lực quản lý của bên Việt Nam

kinh tế và pháp luật về giải quyết TCKT.

3.1.2) Nâng cao kiến thức pháp luật và năng lực quản lý của bên Việt Nam trong DNLD trong DNLD

Xuất phát từ thực tế của Việt Nam là từ trƣớc đến nay, Nhà nƣớc chỉ khuyến khích nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập liên doanh với các doanh nghiệp Nhà nƣớc để góp vốn đầu tƣ vào những lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam. Ngoài những mặt ƣu điểm, các cán bộ của phía Việt Nam đã bộc lộ một số yếu kém trong quản lý, hạn chế về kiến thức pháp luật và là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp trong nội bộ DNLD.

Trong việc thực hiện chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài, Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn đặc biệt quan tâm đến hình thức DNLD và coi đó vẫn là một hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu của Việt Nam. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho DNLD phát triển, không thể không chú trọng đến vấn đề cán bộ của bên Việt Nam cử vào DNLD. Mục tiêu là tạo cho những ngƣời này có đủ năng lực quản lý, năng lực pháp luật để cùng với bên nƣớc ngoài quản lý, điều hành doanh nghiệp có hiệu quả.

Do vậy, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý và năng lực pháp luật dƣới đây:

Đối với doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên doanh:

Phải lựa chọn ngƣời có năng lực để cử vào liên doanh. Năng lực ở đây trƣớc hết là phải am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong thực tiễn, có tri thức, hiểu biết để tiếp thu việc chuyển giao công nghệ hiện đại. Ngoài ra phải biết ngoại ngữ, bởi vì nếu không biết ngoại ngữ thì khó hoà đồng với bên nƣớc ngoài và không thể tiếp thu kinh nghiệm của nƣớc ngoài một cách nhanh chóng và hiệu quả đƣợc.

Phải kịp thời thay thế cán bộ không đủ năng lực, kém phẩm chất, hoạt động không hiệu quả trong DNLD. Để có cán bộ có đủ năng lực kịp thời thay thế những ngƣời không có năng lực thì các doanh nghiệp bên Việt Nam phải có kế hoạch bồi dƣỡng, bổ sung kiến thức pháp luật nói chung, kiến thức về quản lý nói riêng cho cán bộ của mình. Có thể tuyển chọn những ngƣời có năng lực từ bên ngoài, không nhất thiết phải sử dụng những ngƣời có sẵn trong doanh nghiệp. Tổ chức một đội ngũ chuyên gia giỏi về mặt pháp luật, khoa học-công nghệ, kinh tế-tài chính. Nếu không có điều kiện thì có thể đào tạo hoặc thuê tƣ vấn đào tạo.

Đối với các cán bộ của bên Việt Nam được cử vào liên doanh:

Phải luôn trao dồi kiến thức pháp luật. Có thể ban đầu thuê chuyên viên pháp lý giỏi giúp việc, tham gia các khoá đào tạo nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và hoạt động của doanh nghiệp mình nói riêng.

Phải có ý thức học hỏi và hợp tác với nƣớc ngoài song song với việc phải có ý thức trong việc tƣ vấn cho bên nƣớc ngoài các vấn đề liên quan đến chính sách đầu tƣ, kiến thức pháp luật của Việt Nam.

Phải có ý thức bảo vệ quyền lợi của bên Việt Nam cùng với quyền lợi của DNLD.

Phải có ý thức hợp tác để giải quyết mọi tranh chấp bằng con đƣờng thƣơng lƣợng hoặc bất cứ hình thức nào ngắn nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí nhằm mục đích tối cao là tạo điều kiện cho liên doanh tiếp tục phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 80)