a) Khái niệm « cơ chế giải quyết TCKT »
3.1.1) Nâng cao ý thức pháp luật của các bên trong DNLD
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá.
Xem xét dƣới góc độ ý thức pháp luật của các bên trong DNLD cũng nhƣ ý thức xã hội nói chung có thể đƣa ra định nghĩa tổng quát nhất về ý thức pháp luật của các bên trong DNLD tại Việt Nam nhƣ sau:
Ý thức pháp luật của các bên trong DNLD tại Việt Nam là tổng thể quan điểm về tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện thái độ và sự đánh giá đối với pháp luật của Việt Nam nói chung tác động đến quá trình hoạt động của DNLD tại Việt Nam, và quy định cách xử sự của con người, và hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền cũng như các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội Việt Nam.
Là một hình thái ý thức xã hội nhƣng ý thức pháp luật của các bên liên doanh trong các DNLD tại Việt Nam, theo tác giả, có những đặc điểm riêng biệt sau đây:
- Ý thức pháp luật của bên liên doanh trong các DNLD tại Việt Nam nhìn chung còn hạn chế do phụ thuộc vào sự khác nhau về văn hoá pháp lý của các bên tham gia DNLD.
- Ý thức pháp luật của các chủ thể doanh nghiệp với chính bản thân doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại với nhau. Ý thức pháp luật của các bên tham gia DNLD đã tác động trở lại đối với tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Sự hạn
chế của ý thức pháp luật dẫn đến làm ảnh hƣởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
- Ý thức pháp luật của Bên Việt Nam tham gia liên doanh thƣờng lạc hậu hơn so với quan hệ kinh tế trong DNLD; sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng bảo thủ của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vẫn và sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài nữa.
Bên nƣớc ngoài trong DNLD thƣờng là những công ty, hãng tƣ nhân lớn nên họ ý thức đƣợc quyền sở hữu và làm chủ doanh nghiệp nên từ quan niệm, hành động, điều hành sản xuất kinh doanh đều thể hiện tính chất tƣ bản tƣ nhân; họ sử dụng pháp luật để phục vụ cho lợi ích của riêng mình. Trong khi bên Việt Nam chủ yếu là những cán bộ trong doanh nghiệp Nhà nƣớc, không có ý thức về chủ sở hữu đối với phần vốn góp vào DNLD; mọi hoạt động, quan niệm đều theo nếp cũ theo nguyên tắc làm việc “nhất thân nhì thế”, “gia đình chủ nghĩa”, không theo quy định pháp luật. Do đó, cũng nảy sinh bất đồng và dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
Từ những phân tích trên, tác giả xin đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp hạn chế phát sinh TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam nhằm hạn chế những TCKT có thể xảy ra nhƣ sau:
i. Tăng cường công tác giáo dục ý thức pháp luật của các bên trong DNLD tại Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của các DNLD, tác giả thấy ý thức pháp luật của các bên trong DNLD nói chung còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính là do sự nhận thức của các bên không có sự thống nhất cũng nhƣ tính cục bộ của từng bên hoặc của cá nhân các thành viên. Điều này đã trở thành rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp. Nâng cao ý thức pháp luật đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tạo cho họ sự tự tin trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tạo sự thông cảm, hiểu biết và là sợi dây gắn bó với bên Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhƣ vậy, có thể hạn chế đƣợc những bất đồng, tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên.
Để nâng cao ý thức pháp luật của các bên trong DNLD, trƣớc hết phải nâng cao ý thức pháp luật của những ngƣời tham gia bộ máy điều hành DNLD; đó là những thành viên của HĐQT, giữ những chức vụ trọng trách nhƣ Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) thứ nhất, Chủ tịch HĐQT, Trƣởng ban kiểm soát. Nếu nhƣ ý thức pháp luật của từng cá nhân con ngƣời này đƣợc nâng cao và từng ngƣời ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự hoạt động và phát triển của DNLD thì chắc chắn sẽ hạn chế đƣợc nhiều những tranh chấp không đáng có xảy ra có thể đẩy DNLD vào tình trạng khủng hoảng có thể dẫn đến chấm dứt hoạt động.
Tác giả cho rằng, việc giáo dục ý thức pháp luật là yếu tố cần thiết bởi vì khi các bên đã hiểu biết pháp luật, hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình thì họ sẽ tự nguyện thực hiện những điều đã cam kết, thoả thuận. Hoặc nếu có bất đồng ý kiến thì nhanh chóng tìm đƣợc tiếng nói chung trong giải quyết bằng thƣơng lƣợng.
ii. Ý thức pháp luật của các bên trong DNLD có thể được nâng cao thông qua các công tác sau:
- Tuyên truyền tại chỗ.
- Tuyên truyền bằng cách mở các lớp tập huấn do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì phối hợp với các ban ngành có liên quan nhƣ Bộ Tƣ pháp, Toà án nhân dân, công ty luật để các bên trong DNLD có điều kiện giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm học hỏi nhau.
- Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phát hành sách báo.
- Đƣa chƣơng trình giảng dạy về pháp luật về ĐTNN và các vấn đề liên quan vào các cơ sở đào tạo Việt Nam. Xây dựng môn học để giảng dạy cho các sinh viên của các trƣờng thƣơng mại, ngoại thƣơng, kinh tế, luật để giáo dục sinh
viên ngay từ trƣớc khi họ có thể trở thành ngƣời đại diện của bên Việt Nam tham gia DNLD.
- Đề cao tinh thần hợp tác, hiểu biết lẫn nhau và tƣ tƣởng quyết tâm giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng khi chúng mới bắt đầu nảy sinh thông qua thƣơng lƣợng và tƣ tƣởng tránh đối đầu nhau.
- Nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách đầu tƣ bằng pháp luật hoá những quy chuẩn về giáo dục ý thức pháp luật của các bên liên doanh.
- Đào tạo và tuyển chọn cán bộ quản lý và tiếp tục đào tạo bồi dƣỡng họ trong quá trình làm việc.
- Cần thiết phải nâng cao nhận thức chung, nhận thức cơ bản