Thực trạng TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 42)

a) Khái niệm « cơ chế giải quyết TCKT »

2.2) Thực trạng TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam

Những tranh chấp điển hình giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam.

Vụ thứ nhất: Tranh chấp liên quan đến vấn đề giải thể doanh nghiệp giữa

các thành viên của Xí nghiệp liên doanh Sovshipplaten.

Nhƣ đã phân tích ở trên, vấn đề về tổ chức hoạt động của DNLD khá phức tạp. Vì vậy, những mâu thuẫn nảy sinh là khó tránh khỏi. Trong phạm vi của phần này, tác giả sẽ phân tích một tranh chấp đƣợc lựa chọn là TCKT điển hình liên quan đến tổ chức hoạt động của doanh nghiệp qua đó đƣa ra những đánh giá, nhận định từ phía các bên trong DNLD cũng nhƣ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN. Nội dung vụ việc nhƣ sau:

Xí nghiệp liên doanh Sovshipplaten đƣợc thành lập ngày 17/6/1992. Trụ sở chính của Xí nghiệp đặt tại 27-28 đƣờng Tôn Đức Thắng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Các thành viên ban đầu của Công ty gồm: Bên Việt Nam là Xí nghiệp Shipplaten (sau đổi tên là Xí nghiệp quốc doanh Saigon Shipmarin) là một đơn vị trực thuộc của Nhà máy sửa chữa tàu biển Sài Gòn. Bên nƣớc ngoài gồm Công ty SOKOSS và Công ty SOVGAVAN đều mang quốc tịch Nga. Sau đó Công ty SOVGAVAN rút khỏi liên doanh nên trong liên doanh còn lại Xí nghiệp quốc doanh Saigon Shipmarin và Công ty SOKOSS.

Sau một thời gian hoạt động giữa các bên đã xảy ra tranh chấp. Công ty đã làm thủ tục giải thể trƣớc thời hạn tại Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ. Tuy nhiên, thủ tục

giải thể đã tiến hành sai quy trình theo quy định của pháp luật. Công ty SOKOSS đã khởi kiện Xí nghiệp Shipplaten và Bộ Giao thông vận tải là đơn vị chủ quản của Xí nghiệp Shipplaten với tƣ cách là đồng bị đơn ra toà với những lý do sau:

- Vào thời điểm ký hợp đồng liên doanh, Xí nghiệp Shipplaten không có tƣ cách pháp nhân và không đủ khả năng tài chính để góp vào liên doanh.

- Bộ Giao thông vận tải là đồng bị đơn vì đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của liên doanh với những biểu hiện nhƣ: Cho phép Xí nghiệp Shipplaten tham gia liên doanh; Phê duyệt hợp đồng liên doanh; Bảo lãnh cho Xí nghiệp Shipplaten để thanh toán 1.500.000 USD phần vốn góp của SOVGAVAN chuyển nhƣợng cho Shipplaten khi công ty này rút khỏi liên doanh mà không thông báo cho Công ty SOKOSS .

Công ty SOKOSS đƣa ra các yêu cầu sau:

- Nhận lại phần vốn góp thuộc quyền sở hữu của mình trong Liên doanh Sovshipplaten là 546.023 USD.

- Nhận khoản tiền lãi trên cơ sở số vốn đã góp kể từ thời điểm đầu tƣ (17/6/1992) đến ngày 30/6/1993 với lãi suất 1%.

- Đƣợc bồi thƣờng thiệt hại từ lỗi của Bộ Giao thông vận tải do Bộ này đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của liên doanh làm cho liên doanh không hoạt động đƣợc và gây thiệt hại cho Công ty SOKOSS.

Qua diễn biến vụ việc trên cho ta thấy:

- Về vấn đề ý thức pháp luật của các bên trong DNLD còn rất nhiều hạn chế và chính sự hạn chế đó đã dẫn đến tranh chấp và gây ra hậu quả là sự thiệt hại kinh tế cho chính các bên mà trong trƣờng hợp này là Công ty SOKOSS phải gánh chịu hậu quả, điều đó thể hiện ở những điểm sau:

+ Việc nhận thức của Công ty SOKOSS về việc Bộ Giao thông vận tải của Việt Nam là đồng bị đơn là không có cơ sở pháp lý bởi Bộ này chỉ là cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Những hành vi mà Bộ này đã thực hiện là với tƣ cách của cơ quan quản lý chủ quản có thẩm quyền quản lý các đơn vị cấp dƣới.

Công ty SOKOSS có thể kiện Bộ Giao thông vận tải nhƣng phải khiếu kiện theo con đƣờng hành chính.

+ Thực tế vụ việc cho thấy Bộ Giao thông vận tải đã có sự can thiệp khá nhiều từ quá trình thành lập liên doanh đến lúc doanh nghiệp đi vào hoạt động. Tuy nhiên, theo ý kiến của Công ty SOKOSS: từ các thông tin mà Bộ Giao thông vận tải đƣa ra mà Công ty SOKOSS đã “tin tƣởng” vào tƣ cách pháp lý và khả năng góp vốn của Shipplaten nên đã tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng liên doanh, đƣa tài sản đầu tƣ vào Việt Nam. Những lập luận này là không có căn cứ pháp lý bởi việc tìm hiểu về đối tác trƣớc khi hợp tác kinh doanh là quyền và cũng là nghĩa vụ của các bên. Vì vậy, việc Công ty SOKOSS không tìm hiểu kỹ về đối tác của mình trƣớc khi ký hợp đồng liên doanh dẫn đến việc phải liên tục chịu thêm những chi phí phát sinh vƣợt quá nghĩa vụ góp vốn vào liên doanh thì tự doanh nghiệp phải gánh chịu hậu quả.

+ Công ty SOKOSS đã xác định sai tƣ cách bị đơn trong vụ tranh chấp này vì Bộ Giao thông vận tải dù có những can thiệp sâu vào doanh nghiệp nhƣng không thể là đồng bị đơn trong vụ kiện đƣợc mà đây chỉ đơn thuần là tranh chấp giữa các bên trong doanh nghiệp.

Việc can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc vào các vấn đề của doanh nghiệp đã ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của DNLD. Thể hiện cụ thể trong vụ việc này là Bộ Giao thông vận tải đã có những can thiệp có thể nói là “vƣợt quá mức cần thiết” vào nhiều vấn đề của doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng là Công ty SOKOSS đã có sự hiểu nhầm về tƣ cách pháp nhân cũng nhƣ tìm lực tài chính của đối tác của mình là Shipplaten do tin tƣởng vào các thông tin mà Bộ Giao thông vận tải cung cấp. Việc này sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến tâm lý của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi làm việc với các cơ quan Nhà nƣớc của Việt Nam.

Về vấn đề thanh lý và giải thể Liên doanh: Các Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN mà cụ thể là Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ đã không thực hiện đúng các thủ tục về giải thể DNLD, đã làm sai qui trình phê duyệt giải thể Liên doanh đúng ra

phải thành lập Ban thanh lý để xác định giá trị tài sản còn lại của Liên doanh cũng nhƣ phƣơng án xử lý tài sản khi giải thể trƣớc sau đó mới ra quyết định chấm dứt hiệu lực pháp lý của Giấy phép đầu tƣ trƣớc thời hạn. Nhƣng trong hồ sơ cho thấy việc này đã không đƣợc tiến hành. Điều này thể hiện sự yếu kém trong hoạt động của cơ quan có thẩm cũng nhƣ thái độ vô trách nhiệm trong trong giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD.

Vụ việc có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam nhƣ: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tƣ pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và một số cơ quan hữu quan khác của Việt Nam. Thể hiện đã có sự phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD. Tuy nhiên, sự can thiệp này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền tự quyết của các bên và đặc biệt là gây thiệt thòi cho Bên Nƣớc ngoài mà thể hiện rõ nhất là yếu tố về tâm lý bị “lép vế” của bên nƣớc ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến liên doanh tan vỡ là sự không hợp pháp về tƣ cách chủ thể của bên Việt Nam khi tham gia liên doanh vì vậy không đáp ứng đƣợc nhu cầu tài chính nhƣ đã thoả thuận trong hợp đồng liên doanh. Nhƣ vậy, bên Việt Nam đã có sự vi phạm hợp đồng liên doanh. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tƣ cũng không làm tròn trách nhiệm khi cấp phép đầu tƣ cho DNLD khi không xác minh đúng tƣ cách chủ thể của bên Việt Nam. Việc giải quyết tranh chấp bị kéo dài do cơ quan tiến hành thủ tục giải thể DNLD đã làm không đúng thủ tục, không giải quyết đƣợc thoả đáng quyền và lợi ích hợp pháp của bên nguyên đơn.

Trong thời điểm xảy ra tranh chấp thì Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ giữa Việt Nam và Liên bang Nga vẫn đang còn hiệu lực. Vì vậy, bên cạnh việc áp dụng các quy định về ĐTNN cũng nhƣ những quy định của luật Việt Nam có liên quan để giải quyết tranh chấp còn phải áp dụng theo quy định của Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ. Tuy nhiên, quan điểm của đại diện Bộ ngoại giao Việt Nam cho rằng nguyên đơn tức là Công ty SOKOSS lợi dụng vụ kiện này để nhằm vào Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ Việt Nam là không khách quan vì việc áp dụng theo Hiệp định là đúng nguyên tắc áp dụng

pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 4 của Hiệp định mà nguyên đơn viện dẫn để tính lãi chỉ quy định trong trƣờng hợp tài sản của nhà đầu tƣ bị quốc hữu hoá sẽ đƣợc trả bồi thƣờng và đƣợc tính lãi theo lãi suất của nƣớc ký kết mà ở đó thực hiện đầu tƣ. Do đó, yêu cầu áp dụng lãi suất 1% trên tổng vốn đầu tƣ của Công ty SOKOSS là không có cơ sở pháp lý.

Khi Công ty Sovgavan - một thành viên trong bên nƣớc ngoài rút khỏi liên doanh đúng ra các bên phải tiến hành việc cơ cấu lại vốn của công ty và đăng ký lại với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ nhƣng các bên đã không thực hiện điều này. Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải lại uỷ quyền cho Cục Hàng hải, bảo lãnh cho Bên Việt Nam nhận chuyển nhƣợng vốn của Sogavan mà không thông báo cho Công ty SOKOSS . Phải chăng sự can thiệp này của Bộ Giao thông vận tải đã có lỗi làm tan vỡ liên doanh hoặc làm cho liên doanh tồn tại một cách trái pháp luật. Điều này cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về quy định pháp luật ĐTNN của các bên trong doanh nghiệp.

Hậu quả của vụ việc là DNLD đã phải giải thể trƣớc thời hạn. Vụ việc đã kéo theo hàng loạt các vấn đề mà các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của Việt Nam phải cùng tham gia giải quyết, tốn nhiều thời gian và tiền bạc của các bên mà đặc biệt là bên nƣớc ngoài (mục đích đầu tƣ không đạt đƣợc, khoản tiền bỏ ra đầu tƣ đã bị lỗ từ khi DNLD đi vào hoạt động), gây ảnh hƣởng đến tâm tý của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài về sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của Việt Nam mà cụ thể là các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp Nhà nƣớc vào hoạt động của DNLD có thể làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Vụ việc 2: Tranh chấp giữa các bên trong Công ty liên doanh giám định hàng hoá SGS - Việt Nam.

Công ty liên doanh giám định hàng hoá SGS - Việt Nam là DNLD giữa bên Việt Nam là Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam (thuộc Bộ Thƣơng mại) và Công ty Giám định Thuỵ sĩ General de Surrey (viết tắt là SGS). Hai công ty có mối quan hệ hợp tác từ năm 1987. Sau 1 năm hoạt động

công ty lãi đƣợc 11 tỷ. Tranh chấp xảy ra khi bên nƣớc ngoài quyết định chi 10 tỷ trong số tiền lãi cho các hoạt động quảng cáo, marketting trong khi bên Việt Nam chỉ đồng ý chi 30% còn lại chia lãi theo tỷ lệ góp vốn. Hai bên đã không thể thống nhất ý kiến với nhau về vấn đề này sau nhiều lần bàn bạc và tranh luận. Mâu thuẫn càng trở nên gay gắt khi Tổng giám đốc (đại diện của bên nƣớc ngoài) và Phó tổng giám đốc (đại diện bên Việt Nam) tuy ngồi chung một nhà, cạnh phòng nhau nhƣng không đối thoại trực tiếp mà liên hệ công việc qua fax (từ phòng này sang phòng kia). Theo yêu cầu của bên Việt Nam, Uỷ ban nhà nƣớc hợp tác đầu tƣ đã mời hai bên làm việc nhiều lần; cuối cùng bên Việt Nam chấp nhận rút lại ý kiến vì trong Điều lệ cũng nhƣ trong Hợp đồng liên doanh không ấn định mức chi phí cho quảng cáo, marketting. Nhƣng đến thời điểm này bên nƣớc ngoài đã không muốn tiếp tục duy trì hoạt động của liên doanh nữa và xin phép giải thể doanh nghiệp trƣớc thời hạn. Cuối cùng Uỷ ban nhà nƣớc hợp tác đầu tƣ phải chấp nhận cho doanh nghiệp giải thể. Sau khi có quyết định cho phép giải thể trƣớc thời hạn Công ty SGS xin thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài với tên gọi là Công ty SGS Việt Nam.

Từ vụ việc trên có thể đƣa ra một số nhận xét sau:

Đây là tranh chấp điển hình trong nội bộ DNLD có liên quan đến căn cứ là Điều lệ doanh nghiệp và hợp đồng liên doanh. Thông thƣờng các tranh chấp thƣờng xảy ra khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, kinh doanh thua lỗ nhƣng trong trƣờng hợp này tranh chấp lại xảy ra khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra rất tốt và có xu hƣớng sẽ còn phát triển hơn nữa. Điều này cho thấy sự tan vỡ của liên doanh không phải lúc nào cũng chủ yếu vì mục đích kinh tế mà là hai bên đã không đạt đƣợc mục đích của hợp đồng liên doanh – là hợp tác cùng nhau kinh doanh.

Nguyên nhân cơ bản của tranh chấp mục đích sử dụng lợi nhuận DNLD. Vấn đề sẽ rất đơn giản nếu vấn đề sử dụng khoản lãi của một năm hoạt động đƣợc hai bên quy định cụ thể ngay từ đầu trong Điều lệ và hợp đồng liên doanh. Hai bên cũng không thoả thuận về vấn đề giải quyết tranh chấp nên dẫn đến tình

trạng đại diện hai bên đã không đối thoại trực tiếp với nhau mà liên hệ công việc qua fax dù ở sát phòng nhau. Điều này cho thấy trong thực tế có rất nhiều trƣờng hợp các bên khi quyết định hợp tác liên doanh chỉ chú ý đến việc mong nhanh đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ mà không chú ý đến việc soạn thảo điều lệ doanh nghiệp cũng nhƣ hợp đồng liên doanh một cách cụ thể chi tiết các vấn đề liên quan đến tài chính (nhƣ sử dụng lãi, khoản chi cho marketting, quảng cáo, v.v.) và giải quyết tranh chấp. Bởi vì đây chính là những căn cứ quan trọng trong tháo gỡ các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp.

Tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của các bên tham gia liên doanh. Khi giải quyết tranh chấp nếu không vì quyền lợi của tập thể (cụ thể là bên Việt Nam vì đến thời điểm này hầu hết các doanh nghiệp tham gia góp vốn vào liên doanh đều là doanh nghiệp nhà nƣớc, sử dụng ngồn vốn của nhà nƣớc) và lợi ích chung của đất nƣớc mà chỉ vì cái “tôi” của cá nhân ngƣời đại diện thì sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn. Tranh chấp đã đƣợc giải quyết và không gây ra thiệt hại về kinh tế cho cả hai bên nhƣng bên nƣớc ngoài đã không còn muốn tiếp tục duy trì doanh nghiệp liên doanh nữa bởi họ đã không tìm thấy “tiếng nói chung” từ phía Việt Nam và họ lo sợ những tranh chấp loại này sẽ còn có thể tiếp tục diễn ra nếu hai bên còn hợp tác. Sự tan vỡ của liên doanh là một thiệt thòi cho phía Việt Nam vì doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả.

Vụ việc 3: Tranh chấp giữa các bên trong Công ty liên doanh phá dỡ tàu cũ Việt Nam.

Năm 1995, Công ty phá dỡ tàu cũ thuộc Tổng công ty tàu thuỷ Việt Nam đƣợc Nhà nƣớc cho phép thành lập Công ty liên doanh với Công ty Dong A Co. Ltd có quốc tịch Hàn Quốc. Bên nƣớc ngoài góp vốn 1,2triệu USD. Sau khi công ty đƣợc thành lập, bên nƣớc ngoài đề nghị bên Việt Nam cùng góp vốn mua tàu để kinh doanh theo tỷ lệ phân chia 50-50. Bên Việt Nam đã góp toàn bộ số tiền nhƣ đã thoả thuận với bên nƣớc ngoài để mua tàu và chuyển tên tàu thành tàu Dong A Sun. Nhƣng con tàu do bên nƣớc ngoài trực tiếp khai thác, đại diện bên

nƣớc ngoài là Tổng Giám đốc của công ty liên doanh cũng hầu nhƣ không có

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)