Phƣơng thức giải quyết bằng Toà án

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 71)

a) Khái niệm « cơ chế giải quyết TCKT »

2.4.4) Phƣơng thức giải quyết bằng Toà án

Hiện nay, ở Việt Nam không có quy định pháp luật về trình tự, thủ tục để áp dụng giải quyết riêng TCKT của các DN có vốn ĐTNN mà áp dụng chung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự nhƣ các TCKT khác xảy ra tại Việt Nam. Các TCKT giữa các bên trong DNLD nếu đƣa ra giải quyết tại toà kinh tế sẽ theo hai cấp xét xử: Sơ thẩm và phúc thẩm. Nếu một trong các bên không đồng ý với bản án đã có hiệu lực pháp luật của toà án sau khi đã xét xử phúc thẩm thì có thể yêu cầu kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

* Một số nhận xét về thực trạng hoạt động của toà án trong việc giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam trong thời gian qua.

Trong báo cáo tổng kết hàng năm về công tác xét xử của toà án nhân dân các địa phƣơng không có số liệu thống kê về tranh chấp giữa các bên trong DNLD. Nhƣng theo đánh giá của ngành toà án đã xác nhận một thực tế là số lƣợng các vụ tranh chấp mà chủ thể là các bên trong DNLD đƣợc đƣa ra giải

quyết tại toà án là rất ít. Theo đánh giá của Toà án nhân dân tối cao, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng này, nhƣng trƣớc hết là tâm lý các doanh nghiệp không muốn khởi kiện vụ án tại toà vì việc giải quyết vụ án qua nhiều cấp xét xử và trên thực tế việc giải quyết của các cấp toà án còn rất chậm trễ và kéo dài. Nguyên nhân tiếp theo là yếu tố thời hiệu (theo quy định của pháp luật Việt Nam thời hiệu yêu cầu toà án giải quyết là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp nhƣng thông thƣờng khi các bên trải qua quá trình thƣơng lƣợng và hoà giải thì đã hết thời hiệu khởi kiện); ngoài ra còn do thủ tục rƣờm rà, nhiều thủ tục mang tính hình thức, kéo dài thời gian ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

Tác giả xin nêu ra hai nguyên nhân mà theo ý kiến chủ quan là nhân tố chủ yếu làm hạn chế hiệu quả giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD của toà án.

Về thẩm quyền của toà án: theo quy định của pháp luật, thẩm quyền đƣơng nhiên của toà án thể hiện ở việc dù trong hợp đồng liên doanh các bên không thoả thuận lựa chọn toà án giải quyết tranh chấp nhƣng dù bị đơn không muốn thì nguyên đơn vẫn có quyền yêu cầu toà án nơi bị đơn đặt trụ sở giải quyết. Tuy nhiên, quy định này không phù hợp với đặc điểm TCKT giữa các bên trong DNLD, thể hiện ở chỗ:

+ Chỉ có thể xác định đƣợc toà án đặt trụ sở chính của bên Việt Nam còn toà án nơi đặt trụ sở chính của bên nƣớc ngoài lại không thuộc sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam và trong nhiều trƣờng hợp thì nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là một cá nhân chứ không phải là pháp nhân nên không có trụ sở chính để thể xác định toà án.

+ Việc xác định thẩm quyền toà án theo lãnh thổ xuất phát từ yêu cầu của việc thi hành án, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án về tài sản. Tuy nhiên đối với loại tranh chấp đặc thù phát sinh trong nội bộ DNLD - thƣờng không có giá ngạch, do đó việc xác định thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ là

không cần thiết. Vì TCKT phát sinh giữa các bên trong DNLD mang đặc thù chỉ chủ yếu mang tính chất về tổ chức, hoạt động nên vấn đề cƣỡng chế tài sản hầu nhƣ không đặt ra.

+ Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Quyền lựa chọn thƣờng là trong trƣờng hợp trụ sở chính của bị đơn ở một nơi và tranh chấp phát sinh tại một nơi khác. Nhƣng trong trƣờng hợp tranh chấp phát sinh giữa các bên liên doanh thì thƣờng là toà án nơi DNLD đặt trụ sở chính (có ghi trong giấy phép đầu tƣ). Trên thực tế việc lựa chọn thẩm quyền của toà án trong trƣờng hợp này thƣờng không đặt ra.

Về thời hiệu tố tụng: Cũng nhƣ TCKT của các doanh nghiệp khác của Việt Nam, vấn đề thời hiệu khởi kiện vụ việc TCKT giữa các bên trong DNLD luôn là vấn đề phức tạp gây tranh cãi và gây thiệt hại cho các bên có quyền lợi kinh tế bị vi phạm. Qua nghiên cứu về vấn đề này, tác giả thấy có một số bất cập sau:

+ Thời hiệu khởi kiện ngắn: Theo quy định của pháp luật cũ, thời hiệu khởi kiện tại toà án là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Việc quy định 6 tháng, theo tác giả, là quá ngắn, không tạo điều kiện cho các bên có thời gian suy nghĩ bàn bạc tìm cách thƣơng lƣợng để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, việc xác định mốc thời điểm tính thời hiệu khởi kiện cũng gây khó khăn cho các bên. Tuy nhiên, Luật TM và BLDS cũng nhƣ BLTTDS đã kéo dài thời hiệu khởi kiện lên 2 năm, trừ trƣờng hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Bên cạnh đó khái niệm “ngày phát sinh tranh chấp” lại có nhiều bất cập, áp dụng không thống nhất, do đó dẫn đến việc vận dụng của các thẩm phán khi xét xử còn tuỳ tiện, theo nhận thức chủ quan.

+ Khái niệm về “thời hiệu tố tụng” chƣa rõ ràng, còn thể hiện sự mâu thuẫn. Đây là một trong những chế định pháp luật quan trọng, nhƣng trong pháp luật thực định lại không có sự giải thích rõ ràng. Bộ luật Dân sự chỉ đƣa ra khái niệm “thời hiệu” đối với vụ án dân sự nói chung. Luật Thƣơng mại năm 2005 có sử dụng thuật ngữ này nhƣng không định nghĩa mà chỉ quy định cụ thể thời hiệu khởi kiện cho các hành vi thƣơng mại khác nhau tại điều 319 nhƣ sau: “Thời

hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thƣơng mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trƣờng hợp quy định tại điểm e, khoản1, điều 237 của luật này”.

Trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế cũng không có định nghĩa về thời hiệu tố tụng. Về mặt thuật ngữ lại sử dụng thuật ngữ “thời hiệu khởi kiện các vụ án kinh tế” chứ không phải là “thời hiệu tố tụng”. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự đã khắc phục đƣợc thiếu sót này khi quy định thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm, trừ trƣờng hợp có quy định khác của pháp luật chuyên ngành.

Nhƣ vậy, có thể nói việc quy định về “thời hiệu tố tụng”, cách tính thời hiệu khởi kiện trong các văn bản luật khác nhau chƣa có sự đồng nhất và không rõ ràng gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật của các bên tranh chấp và chính các cơ quan xét xử.

Có thể tổng quát những ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án ở các điểm sau:

Ưu điểm:

Các biện pháp tạm thời: Khi cần hành động nhanh chóng và hiệu quả để ngăn ngừa sự vi phạm, toà án có thể ra lệnh cƣỡng chế khẩn cấp, thậm chí trƣớc khi bắt đầu tố tụng thực chất. Toà án cũng có thể ra lệnh cƣỡng chế đối với các bên thứ ba.

Nhân chứng: Các toà án, đại diện chủ quyền quốc gia, có quyền triệu tập bên thứ ba và nhân chứng ra trƣớc toà. Đây gọi là quyền cƣỡng chế mà trọng tài viên không có.

Phí tổn: Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra phí hành chính rất hợp lý.

Nhược điểm:

Tính chung thẩm: Phán quyết của toà án thƣờng bị kháng cáo.

Sự công nhận quốc tế: Phán quyết của toà án thƣờng rất khó đạt đƣợc sự công nhận quốc tế. Phán quyết của toà án đƣợc công nhận tại một nƣớc khác

thƣờng thông qua một hiệp định song phƣơng hoặc theo các quy tắc rất nghiêm ngặt.

Tính chung lập: Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan, họ vẫn buộc phải sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thƣờng có quốc tịch với một bên.

Năng lực chuyên môn của cán bộ giải quyết tranh chấp: Không phải tất cả các thẩm phán đều có chuyên môn về lĩnh vực xét xử. Vì vậy, trong những vụ việc kéo dài, có thể có nhiều thẩm phán kế tiếp nhau xét xử vụ kiện.

Tính linh hoạt: Toà án quốc gia bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy tắc tố tụng quốc gia.

Thời gian giải quyết: quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài. Các bên có thể gặp phải một loạt sự kháng cáo kéo dài và tốn kém.

Tính bí mật: Các phiên xét xử tại toà cũng nhƣ các phán quyết là công khai.

Tóm lại, qua việc phân tích thực trạng các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trên đây có thể thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế của các phƣơng thức giải quyết tranh chấp. Ở đây, tác giả muốn đề cập đến những ƣu, nhƣợc điểm của hai phƣơng thức đƣợc pháp luật quy định tƣơng đối cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành đó là phƣơng thức trọng tài và phƣơng thức toà án để các bên có thể lựa chọn đƣợc một biện pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh đồng thời chỉ ra những bất cập của pháp luật thực định.

Kết luận Chƣơng II

Trên cơ sở giải quyết các vấn đề nêu trên, tác giả muốn đƣa ra những nhận xét, đánh giá chủ quan của mình về thực tế vấn đề TCKT giữa các bên trong DNLD nhƣ nguyên nhân, hậu quả của tranh chấp. Qua việc đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam cũng nhƣ các phƣơng thức giải quyết tranh chấp, tác giả muốn nêu lên những vƣớng mắc, bất cập, tồn tại trong cơ chế giải quyết tranh

chấp hiện nay đồng thời đánh giá những mặt ƣu điểm, nhƣợc điểm của các phƣơng thức giải quyết tranh chấp, để từ đó nêu lên sự cần thiết phải có những giải pháp xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD sẽ đƣợc đề cập ở chƣơng sau.

Chƣơng 3

NHỮNG KIẾN NGHỊ VỀ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ PHÁT SINH TCKT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TCKT

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)