a) Khái niệm « cơ chế giải quyết TCKT »
2.4.3) Phƣơng thức Trọng tài
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phƣơng thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ xem xét một số khía cạnh về trọng tài làm cơ sở giải quyết những vấn đề nghiên cứu.
Trọng tài là một trong những hình thức tố tụng chính (ngoài Toà án) để giải quyết các tranh chấp và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các TCKT. Trọng tài đƣợc xem là hình thức giải quyết tranh chấp ít mang tính nghi thức và đỡ tốn kém về mặt thời gian. Đây là hình thức trong đó hai bên tham gia một TCKT mà tự họ không giải quyết đƣợc, nên họ thoả thuận nhờ một bên thứ ba đứng ra phân xử và quá trình giải quyết tranh chấp sẽ kết thúc bằng một phán quyết có giá trị pháp lý nhƣ phán quyết của Tòa án. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm đối với các bên đƣơng sự; các bên không có quyền kháng cáo đối với nội dung tranh chấp.
Thực trạng tổ chức Trọng tài tại Việt Nam
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (gọi tắt là VIAC) đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thƣơng và Hội đồng Trọng tài Hàng hải theo Quyết định số 204-TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tƣớng Chính phủ về Trung tâm trọng tài quốc tế theo đó thẩm quyền của Trung tâm trọng tài quốc tế là giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ kinh doanh trong nƣớc, nếu các đƣơng sự thoả thuận ra Trung tâm trọng tài quốc tế giải quyết. Với các quy định trên có thể thấy thẩm quyền của Trung tâm trọng tài quốc tế tƣơng tự nhƣ toà kinh tế thuộc hệ thống toà án nhân dân và đôi khi còn rộng hơn bởi không bị hạn chế bởi thẩm quyền theo lãnh thổ. Theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế thì trình tự giải quyết của Trọng tài cũng linh hoạt hơn so với Toà án.
Theo Nghị định này, các Trung tâm trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế, các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty, các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Điều kiện để Trung tâm Trọng tài kinh tế thụ lý giải quyết vụ tranh chấp là phải có đơn yêu cầu và văn bản thoả thuận của các bên đƣa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm Trọng tài kinh tế đó và những tài liệu cần thiết để chứng minh cho yêu cầu của mình.
Hiện nay, tại Việt Nam có 5 Trung tâm Trọng tài kinh tế đƣợc thành lập theo Nghị định 116/CP đó là: Trung tâm Trọng tài kinh tế Hà Nội, Trung tâm Trọng tài kinh tế Thăng Long, Trung tâm Trọng tài kinh tế Bắc Giang, Trung tâm Trọng tài kinh tế Sài Gòn và Trung tâm Trọng tài kinh tế Cần Thơ.
Hiện nay, Trọng tài đã trở thành phƣơng thức đƣợc sử dụng phổ biến để giải quyết các TCKT và ở nƣớc ta, xu hƣớng chọn Trọng tài là phƣơng thức giải quyết TCKT nói chung và tranh chấp giữa các thành viên trong DNLD nói riêng sẽ ngày càng phổ biến bởi đây là phƣơng thức duy nhất mà phán quyết cuối cùng đƣợc bắt buộc thi hành và ràng buộc về mặt pháp lý có thể thay thế toà án và các thủ tục thực hiện không rƣờm rà, tốn thời gian.
Thực trạng giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam bằng trọng tài.
Từ những đánh giá về thực tiễn hoạt động của tổ chức trọng tài ở Việt Nam có thể rút ra đánh giá chung là phƣơng thức giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam bằng trọng tài không đƣợc phổ biến. Khi ký kết các hợp đồng liên doanh, có một số trƣờng hợp lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng liên doanh là Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam. Song trên thực tế số vụ tranh chấp đƣa ra tổ chức trọng tài này thƣờng rất ít. Có nhiều nguyên nhân làm cho phƣơng thức giải quyết bằng trọng tài chƣa trở thành phổ biến, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:
Về mặt luật thực định: Hiện nay các quy định pháp luật về trọng tài chƣa đƣợc hoàn thiện, cụ thể là chƣa có quy định pháp luật về thủ tục tố tụng trọng tài để giải quyết các TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam. Ví dụ, đối với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam thì có hai quy tắc trọng tài tƣơng ứng với thẩm quyền giải quyết của mình đó là quy tắc trọng tài trong nƣớc để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh Việt Nam và quy tắc trọng tài nƣớc ngoài để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh Việt Nam với chủ thể kinh doanh nƣớc ngoài.
Hình thức tài phán: trọng tài là một cơ quan tài phán phi Chính phủ. Phán quyết của trọng tài không nhân danh quyền lực Nhà nƣớc mà nhân danh quyền lực tối cao của các bên đƣơng sự. Khác với Toà án, cơ quan trọng tài không có thẩm quyền ra các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án và ở nƣớc ta chƣa có cơ quan để thi hành các phán quyết của trọng tài.
Bên cạnh đó, việc giải quyết tại trọng tài tuy nhanh (vì chỉ có một cấp xét xử) nhƣng đôi khi các bên bị thiệt thòi quyền lợi vì bị mất quyền khiếu nại lên cấp trên xem xét trong những trƣờng hợp không đồng ý với phán quyết.
Mặt khác, đội ngũ trọng tài viên có trình độ không cao trong khi Việt Nam chƣa cho phép trọng tài ngƣời nƣớc ngoài tham gia vào giải quyết tranh chấp nên không tạo đƣợc sự tin tƣởng của các đƣơng sự. Về tâm lý của bên Việt Nam cũng không muốn chỉ định trọng tài nƣớc ngoài hay quốc tế vì không am hiểu pháp luật quốc tế và tâm lý sợ tốn kém.
Một lý do khách quan nữa liên quan đến kinh tế đó là thông thƣờng khi nộp đơn yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp, Nguyên đơn thƣờng phải nộp đủ ngay một lần chi phí trọng tài đƣợc tính theo giá ngạch. Trong khi giải quyết bằng con đƣờng Toà án thì Nguyên đơn chỉ phải tạm ứng bằng 50% mức phải nộp tính theo giá trị tranh chấp. Nếu nguyên đơn có hoàn cảnh khó khăn có thể đƣợc xem xét giảm phần tạm ứng này. Sau khi Trọng tài xét xử xong cho dù
Nguyên đơn có thắng cũng không đƣợc hoàn lại phí nhƣ đối với Toà án mà phải đòi khoản phí này từ bị đơn. Do đó, bên bị thiệt hại sẽ không muốn đƣa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài vì khả năng thu hồi là không cao.
Do đó để có thể tạo đƣợc sự tin tƣởng hơn nữa cho các đƣơng sự khi lựa chọn phƣơng thức trọng tài để giải quyết TCKT, trƣớc hết cần quy định trong trƣờng hợp bên thua kiện không tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu toà án xem xét phán quyết của trọng tài nhƣ đối với trƣờng hợp xin công nhận phán quyết của trọng tài nƣớc ngoài. Nếu phán quyết của trọng tài không đƣợc bên vi phạm thi hành thì toà án có thể ra quyết định công nhận và trên cơ sở quyết định này Cơ quan thi hành án sẽ thi hành để bảo vệ quyền lợi cho bên thắng kiện.
Có thể tổng quát những ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng thức giải quyết bằng Trọng tài ở những điểm sau:
Ưu điểm:
- Tính chung thẩm: Đa số các quyết định trọng tài không bị kháng cáo. Chỉ có thể dựa vào một vài lý do để khƣớc từ quyết định trọng tài tại toà án nhƣ vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài.
- Sự công nhận quốc tế: Quyết định trọng tài đƣợc công nhận thông qua một loạt các công ƣớc quốc tế, đặc biệt là Công ƣớc New York năm 1958 về Công nhận và Thi hành Quyết định trọng tài nƣớc ngoài.
- Tính trung lập: Các bên có thể bình đẳng về nơi tiến hành trọng tài, ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch của các trọng tài viên và đại diện pháp lý.
- Năng lực chuyên môn của trọng tài viên: Các bên có thể lựa chọn các trọng tài viên có trình độ chuyên môn cao, miễn là các trọng tài viên độc lập. Thông thƣờng các trọng tài viên theo vụ việc từ đầu đến cuối.
- Tính linh hoạt: Đa số các quy tắc tố tụng trọng tài quy định rất linh hoạt việc xác định thủ tục trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, thời hạn, địa
điểm tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và nơi các trọng tài viên gặp gỡ, thời gian soạn thảo quyết định trọng tài.
- Tính bí mật: Các phiên họp giải quyết tranh chấp của trọng tài không đƣợc tổ chức công khai và chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền tham gia. Đây là một ƣu điểm lớn của trọng tài khi vụ kiện liên quan tới các bí mật kinh doanh.
Nhược điểm:
- Các biện pháp tạm thời: Trƣớc khi hội đồng trọng tài đƣợc thành lập các bên phải nhận lệnh tạm thời thông qua toà án. Hội đồng trọng tài không đƣợc quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trọng tài viên không thể ra lệnh cho bên thứ ba.
- Nhân chứng: Các trọng tài viên không có quyền triệu tập bên thứ ba khi chƣa có sự đồng ý của họ và không có quyền yêu cầu một bên phải mời nhân chứng đến.
- Phí trọng tài: Nguyên đơn thƣờng phải nộp đủ ngay một lần chi phí trọng tài đƣợc tính theo giá ngạch.