0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Vai trò của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam trong giải quyết TCKT

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM (Trang 51 -51 )

a) Khái niệm « cơ chế giải quyết TCKT »

2.3.1) Vai trò của pháp luật ĐTNN tại Việt Nam trong giải quyết TCKT

các bên trong DNLD tại Việt Nam trong thời gian qua

Luật ĐTNN tại Việt Nam là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các hoạt động về đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhìn lại chặng đƣờng 19 năm thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam chúng ta nhận thấy một thực tế là ngay từ khi ban hành Luật ĐTNN vào năm 1987, tuy thời điểm đó ta chƣa có kinh nghiệm về giải quyết TCKT của các DN có vốn ĐTNN ở Việt Nam, nhƣng trong Luật ĐTNN cũng đã có quy định tƣơng đối cụ thể về việc giải quyết tranh chấp kinh tế của loại doanh nghiệp này; chúng ta có thể đánh giá vai trò của pháp luật ĐTNN trong giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam trong thời gian qua nhƣ sau:

“Các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng liên doanh, cũng nhƣ các Xí nghiệp liên doanh, Xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam hoặc giữa các Xí nghiệp đó với nhau trƣớc hết phải đƣợc giải quyết thông qua thƣơng lƣợng và hoà giải

Trong trƣờng hợp các bên tranh chấp vẫn không thoả thuận đƣợc với nhau thì vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra trƣớc Trọng tài Kinh tế Việt Nam hoặc một tổ chức Trọng tài hoặc cơ quan xét xử khác do các bên thoả thuận” (Điều 25 của Luật ĐTNN năm 1987).

Các quy định nhƣ vậy cũng đƣợc các nhà lập pháp tiếp thu tại Luật Đầu tƣ nƣớc ngòai năm 1996:

“Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc giữa các bên liên doanh, cũng nhƣ các tranh chấp giữa doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc hết phải đƣợc giải quyết thông qua thƣơng lƣợng, hoà giải.

Trong trƣờng hợp các bên không hoà giải đƣợc thì vụ tranh chấp đƣợc đƣa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc Toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam. Đối với các tranh chấp giữa các bên tham gia DNLD hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc lựa chọn một tổ

chức trọng tài khác để giải quyết vụ tranh chấp...” (Điều 24 trong Luật ĐTNN năm 1996).

Tác giả cho rằng, tuy chỉ giới hạn trong một điều luật nhƣng cũng chứa đựng một cách tƣơng đối cụ thể và đầy đủ các nội dung cơ bản về vấn để giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam, cụ thể:

Một là, Luật ĐTNN đã quy định về tranh chấp giữa các bên trong DNLD:

Ngay trong Luật ĐTNN năm 1987 đã có quy định về các tranh chấp phát sinh trong qua trình thực hiện dự án đầu tƣ ở Việt Nam. Quy định này thể hiện ƣu điểm của Luật ĐTNN ở chỗ vào thời điểm ban hành chƣa có tranh chấp nào xảy ra nhƣng Luật đã tiên liệu đƣợc rằng, tranh chấp của các DN có vốn ĐTNN trong đó có “Xí nghiệp liên doanh”, nhƣ đặc tính vốn có của nó, sẽ tất yếu nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Và vì có tranh chấp xảy ra thì tất yếu cũng phải có các quy phạm pháp luật giải quyết tranh chấp để điều chỉnh nó.

Trong Luật ĐTNN năm 1996 đã quy định cụ thể hơn loại TCKT của các DN có vốn ĐTNN bằng việc phân ra hai nhóm tranh chấp, trong đó tranh chấp giữa các bên tham gia DNLD nằm trong nhóm thứ nhất. Tuy trong điều 24 của Luật ĐTNN năm 1996 không quy định rõ tranh chấp giữa các bên trong DNLD là TCKT nhƣng trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 thì tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia DNLD về hoạt động và tổ chức là TCKT và chúng thuộc thẩm quyền giải quyết của toà kinh tế theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 12 Pháp lệnh. Các quy định này đƣợc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 kế thừa.

Hai là, Luật ĐTNN đã chỉ rõ chủ thể tham gia vào TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam là các bên của DNLD.

Ba là, pháp luật ĐTNN đã đưa ra các quy định về các phương thức giải quết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam. Đó là các phương thức sau:

- Phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng thƣơng lƣợng - Phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải.

- Phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. - Phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng Toà án.

Bốn là, Luật ĐTNN đã quy định thứ tự của các phương thức này như sau:

- Bƣớc 1: Thƣơng lƣợng và hoà giải. - Bƣớc 2: Trọng tài hoặc toà án.

Với việc sử dụng thuật ngữ “trƣớc hết” trong điều luật này cho thấy ngay từ khi ban hành Luật ĐTNN đã có quy định rất chặt chẽ về trình tự giải quyết tranh chấp giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam. Đó là khi có tranh chấp các bên phải tiến hành thƣơng lƣợng và hoà giải để tự giải quyết. Tuy luật không quy định thƣơng lƣợng trƣớc rồi mới đến hoà giải, nhƣng qua sử dụng ngôn từ chúng ta có thể hiểu là tại giai đoạn đầu các bên có thể kết hợp thƣơng lƣợng và hoà giải. Và chỉ sau khi hoà giải không đƣợc thì các bên mới có thể lựa chọn trọng tài hay cơ quan xét xử khác (cụ thể là toà án).

Năm là, Luật ĐTNN đã quy định các cơ quan giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD tại Việt Nam bao gồm:

- Toà án: Luật ĐTNN năm 1987 không quy định toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp của các DN có vốn ĐTNN mà chỉ quy định chung chung là “cơ quan xét xử khác” ngoài cơ quan trọng tài. Luật ĐTNN năm 1996 đã ghi nhận thẩm quyền xét xử của toà án Việt Nam đối với các TCKT phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam của DNLD. Tuy trong Luật ĐTNN năm 1996 có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp là toà án, nhƣng không chỉ rõ là “toà kinh tế” mà chỉ quy định chung chung là “toà án Việt Nam”, nhƣng căn cứ điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, chúng ta có thể xác định đƣợc việc giải quyết các TCKT phát sinh giữa các bên liên doanh liên quan đến hoạt động, giải thể thuộc thẩm quyền việc giải quyết của toà án kinh tế (nay do Bộ luật tố tụng dân sự điều chỉnh). Quy định này không phụ thuộc các bên có thoả thuận hay không trong hợp đồng các điều kiện cụ thể về việc đƣa vụ tranh chấp ra toà án giải quyết. Thẩm quyền đƣơng nhiên

của toà án chỉ không có hiệu lực nếu hai bên đã có thoả thuận quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài khi xảy ra tranh chấp.

- Cơ quan quản lý Nhà nước về ĐTNN: Tại khoản 1 điều 36 Luật ĐTNN năm 1987 quy định Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN là “đầu mối giải quyết những vấn đề do tổ chức, cá nhân đầu tƣ nƣớc ngoài yêu cầu ”. Tuy nhiên, điều luật không quy định trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp tại Cơ quan quản lý Nhà nƣớc ĐTNN cũng nhƣ giá trị pháp lý của các quyết định giải quyết tranh chấp của các cơ quan này. Vì vậy, có thể thấy rằng quy định nhƣ vậy chỉ mang tính hình thức. Và việc giải quyết tranh chấp tại Cơ quan quản lý Nhà nƣớc ĐTNN không có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp mà chỉ có giá trị tham khảo.

- Trọng tài: Cơ quan trọng tài là một trong các phƣơng thức giải quyết TCKT đƣợc quy định trong Luật ĐTNN. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài không phải là đƣơng nhiên mà theo sự thoả thuận của các bên.

Theo quy định tại Điều 24 của Luật ĐTNN năm 1996 thì các tổ chức trọng tài có thể đƣợc các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp bao gồm: Trọng tài Việt Nam, trọng tài nƣớc ngoài, trọng tài quốc tế, trọng tài ad-hoc. Đối với các bên tham gia liên doanh, khi ký kết hợp đồng liên doanh có thể thoả thuận trong hợp đồng liên doanh việc lựa chọn trọng tài nƣớc ngoài để giải quyết tranh chấp. Đây cũng là một đặc điểm đặc thù về cơ chế giải quyết bằng trọng tài đối với loại tranh chấp phát sinh giữa các bên trong DNLD. Các bên có quyền lựa chọn trọng tài nƣớc ngoài để giải quyết nhƣng phải quy định vào hợp đồng liên doanh.

Quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp bằng con đƣờng trọng tài thể hiện Luật ĐTNN của Việt Nam đã đi đúng với thông lệ quốc tế là coi trọng ý chí của các bên thông qua việc cho phép các bên lựa chọn tổ chức trọng tài do các bên tranh chấp tự thoả thuận đƣợc với nhau hoặc bằng một cơ quan xét xử khác do các bên lựa chọn.

Theo quy định của Luật ĐTNN năm 1996 thì các TCKT của các DN có vốn ĐTNN nói chung và DNLD nói riêng đƣợc giải quyết tại trọng tài và toà án Việt Nam theo quy định của “pháp luật Việt Nam”. Thuật ngữ “pháp luật Việt Nam” đƣợc hiểu là bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức. Tuy nhiên, quy định này không có nghĩa là luật nƣớc ngoài không đƣợc áp dụng. Trên thực tế cho thấy, cũng có trƣờng hợp toà án vẫn vận dụng các quy định của pháp luật nƣớc ngoài để giải quyết tranh chấp nếu nhƣ các quy định đó đƣợc ghi trong hợp đồng liên doanh và không trái với nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam. Trong thực tiễn xét xử, toà án cũng đã vận dụng các tập quán quốc tế trong một số lĩnh vực đặc thù nhƣ thƣơng mại, thanh toán, bảo hiểm, vận chuyển quốc tế do Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp quốc tế ban hành.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM (Trang 51 -51 )

×