Địa vị pháp lý của Thẩm phán thể hiện ở nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán và những ng-ời tiến hành tố tụng khác

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

hạn của Thẩm phán và những ng-ời tiến hành tố tụng khác

Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 lần đầu tiên đã xác định rõ ng-ời tiến hành tố tụng gồm những ng-ời nào và quy định rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của

từng ng-ời trong các điều luật riêng biệt. Điều 38 của Bộ luật này khẳng định Thẩm phán là một ng-ời tiến hành tố tụng và Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đ-ợc quy định tại Điều 41 Bộ luật Tố tụng dân sự, bao gồm:

- Tiến hành lập hồ sơ vụ án;

- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; - Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự; - Hòa giải vụ việc dân sự để các đ-ơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đ-ơng sự;

- Quyết định đ-a vụ án dân sự ra xét xử và quyết định đ-a việc dân sự ra giải quyết;

- Quyết định triệu tập những ng-ời đến tham gia phiên tòa; - Tham gia xét xử các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự;

- Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên là những nhiệm vụ, quyền hạn chung nhất của Thẩm phán trong tố tụng dân sự. Còn nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong từng hoạt động tố tụng cụ thể ở giai đoạn xét xử sơ thẩm đ-ợc Bộ luật Tố tụng dân sự ghi nhận ở những quy định riêng về các khâu của giai đoạn đó, chẳng hạn nh-: nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong việc lập hồ sơ vụ án, trong việc hòa giải vụ án, trong việc điều hành phiên tòa…

So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tr-ớc đây, các Pháp lệnh này ch-a quy định ng-ời tiến hành tố tụng là những ai và họ có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán chỉ đ-ợc quy định rải

rác ở một số điều luật chứ ch-a đ-ợc quy định thành một điều luật riêng. Trong các Pháp lệnh nói trên, hầu nh- ít thấy "bóng dáng" của Thẩm phán với t- cách là một ng-ời tiến hành tố tụng có nhiệm vụ, quyền hạn độc lập, mà hoạt động của Thẩm phán đều "ẩn" phía sau chủ thể Tòa án. Các Pháp lệnh này quy định cho Tòa án rất nhiều công việc và lại không xác định rõ đó là nhiệm vụ của Thẩm phán hay của cán bộ Tòa án khác nên dẫn đến tình trạng Th- ký Tòa án làm thay Thẩm phán nhiều việc quan trọng nh- thu thập chứng cứ hay hòa giải vụ án dân sự.

Trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, một số công việc tr-ớc đây chỉ đ-ợc quy định chung là do Tòa án tiến hành thì nay đã đ-ợc xác định rõ là thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, ví dụ: quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tr-ớc phiên tòa; quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án; quyết định công nhận sự thỏa thuận của đ-ơng sự; quyết định đ-a vụ án ra xét xử; hòa giải vụ án dân sự… Quy định nh- vậy hạn chế đ-ợc tình trạng Thẩm phán "khoán trắng" mọi việc cho Th- ký Tòa án và nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán trong giải quyết vụ án dân sự.

Địa vị pháp lý của Thẩm phán không chỉ biểu hiện trực tiếp ở quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán mà còn biểu hiện gián tiếp một phần qua các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của những ng-ời tiến hành tố tụng khác nh- Chánh án Tòa án, Hội thẩm nhân dân, Th- ký Tòa án, Kiểm sát viên, bởi vì qua các quy định này, có thể thấy đ-ợc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán và mối quan hệ giữa Thẩm phán và những ng-ời tiến hành tố tụng khác.

Theo Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn nh-: tổ chức công tác giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, phân công Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự, phân công Th- ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự; quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Th- ký Tòa án tr-ớc khi

mở phiên tòa; quyết định thay đổi ng-ời giám định, ng-ời phiên dịch tr-ớc khi mở phiên tòa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo; kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Quy định này ch-a phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn về mặt quản lý hành chính và nhiệm vụ, quyền hạn về mặt tố tụng của Chánh án Tòa án, vì vậy ch-a phân định rõ quan hệ hành chính và quan hệ tố tụng giữa Thẩm phán và Chánh án Tòa án. Chẳng hạn, "tổ chức công tác giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án", "giải quyết khiếu nại, tố cáo" là nhiệm vụ, quyền hạn về mặt quản lý hành chính của Chánh án, chứ không phải là nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng. Về mối quan hệ giữa Thẩm phán và Chánh án Tòa án, tr-ớc đây, Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 về ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án khi quy định về nhiệm vụ của Chánh án đã có sự phân biệt rõ: "Ông chánh án điều khiển và kiểm soát công việc các Thẩm phán xử án và dự thẩm trong Tòa án. Ông có thể ủy thác các ông Thẩm phán một phần các vụ kiện mà ông đã thụ lý. Tuy thế, các Thẩm phán đ-ợc tự do định đoạt trong các việc xét xử thuộc phạm vi của mình" (Điều 17). Theo quy định này, mọi hoạt động của Tòa án đều do Chánh án điều khiển và kiểm soát, nh-ng khi Chánh án đã giao cho Thẩm phán giải quyết một vụ án nào đó, thì Thẩm phán có đầy đủ quyền hạn nh- Chánh án trong phạm vi giải quyết vụ án đó. Đây là một quy định có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo tính độc lập trong quan hệ tố tụng của Thẩm phán với ng-ời đứng đầu cơ quan Tòa án mà pháp luật hiện nay có thể tham khảo.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân theo pháp luật hiện hành bao gồm: nghiên cứu hồ sơ vụ án tr-ớc khi mở phiên tòa; đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền; tham gia xét xử các vụ án dân sự; tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử khi xét xử vụ án dân sự (Điều 42 Bộ

luật Tố tụng dân sự). Quy định này cho thấy Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán trong việc giải quyết các vấn đề của vụ án tại phiên tòa sơ thẩm. Còn tr-ớc phiên tòa sơ thẩm, Thẩm phán là ng-ời tiến hành tố tụng chủ yếu và chỉ Thẩm phán mới có quyền ra các quyết định tố tụng để giải quyết vụ án nh- quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đ-ơng sự, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời v.v...

Th- ký Tòa án có các nhiệm vụ, quyền hạn là: chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết tr-ớc khi khai mạc phiên tòa; phổ biến nội quy phiên tòa; báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những ng-ời đ-ợc triệu tập đến phiên tòa, ghi biên bản phiên tòa; thực hiện các hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (Điều 43). Nh- vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự xác định rõ Th- ký Tòa án chủ yếu làm nhiệm vụ giúp việc cho Thẩm phán, cho Hội đồng xét xử và ghi biên bản phiên tòa, không đ-ợc tự mình tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ hay hòa giải giữa các đ-ơng sự. Đây là cơ sở quan trọng để hạn chế tình trạng Thẩm phán giao toàn bộ mọi việc cho Th- ký mà hệ quả là tạo cơ hội cho Th- ký nhũng nhiễu đ-ơng sự, còn Thẩm phán không nắm rõ hồ sơ vụ án.

Kiểm sát viên khi đ-ợc phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu là: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những ng-ời tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án; tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự (Điều 45). Nh- vậy, hoạt động xét xử của Thẩm phán chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát mà đại diện là Kiểm sát viên. Tuy nhiên, so với các Pháp lệnh về tố tụng dân sự, kinh tế, lao động tr-ớc đây, vai trò của Viện kiểm sát theo Bộ luật Tố tụng dân sự đã bị thu hẹp rất nhiều, một mặt nhằm bảo đảm

quyền tự định đoạt của đ-ơng sự, mặt khác cũng tăng c-ờng tính độc lập của Thẩm phán trong việc giải quyết vụ án dân sự. Một số quyền hạn của Viện kiểm sát đ-ợc ghi nhận trong các Pháp lệnh tr-ớc đây thì nay không còn đ-ợc ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng dân sự nh-: quyền khởi tố vụ án dân sự, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền tự mình điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ... Kiểm sát viên chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm trong một số tr-ờng hợp nhất định (khi đ-ơng sự khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án) chứ không phải tham gia hầu hết các phiên tòa nh- tr-ớc đây.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)