Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 69)

- Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa hủy 0,9% sửa 3,17%

3.1.1. Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

luật tố tụng dân sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Nhìn chung, các Thẩm phán xét xử sơ thẩm đều tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn, vẫn có sự vi phạm các nguyên tắc ở mức độ này hay mức độ khác. Trong phần này, luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc mang tính liên ngành nh-: nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc Toà án xét xử tập thể, nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử. Còn việc thực hiện các nguyên tắc đặc tr-ng của luật tố tụng dân sự nh- nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự, nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự và nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự sẽ đ-ợc trình bày ở phần sau, lồng ghép với việc phân tích thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán ở các khâu của giai đoạn xét xử sơ thẩm nh- chuẩn bị xét xử, hòa giải và phiên tòa sơ thẩm.

- Nguyên tắc độc lập xét xử

Nguyên tắc độc lập xét xử là nguyên tắc x-ơng sống trong hoạt động xét xử của Thẩm phán. Trong thực tiễn, nguyên tắc này th-ờng hay bị vi phạm. Theo Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2006, "còn có Thẩm phán ch-a vững vàng về bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, thiếu kiên quyết trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý, ch-a thực hiện nghiêm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử nên dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật" [54, tr. 20]. Theo kết quả điều tra xã hội học của Đề

tài KX04.06 thuộc Ch-ơng trình khoa học xã hội cấp nhà n-ớc KX04 giai đoạn 2001-2005 "Cải cách các cơ quan t- pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục t- pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà n-ớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" do TS. Uông Chu L-u làm Chủ nhiệm Đề tài (sau đây gọi tắt là Đề tài KX04.06), qua phỏng vấn sâu 280 cán bộ t- pháp, Tòa án, kiểm sát viên, có 173/280 ý kiến cho rằng nguyên tắc này ch-a thực hiện tốt trong thực tế, chỉ có 36 ý kiến cho rằng Tòa án xét xử đã theo đúng nguyên tắc độc lập [38, tr. 171].

Có thể nêu ra một số biểu hiện của sự vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử:

Một là, tình trạng báo cáo án, duyệt án vẫn còn diễn ra ở các Tòa án.

Mặc dù pháp luật tố tụng không có quy định về việc báo cáo án, duyệt án, nh-ng trong thực tiễn công tác xét xử của ngành Tòa án thì việc báo cáo án của Thẩm phán và việc duyệt án của lãnh đạo Tòa án tr-ớc khi xét xử đã trở thành một thông lệ, thậm chí các Tòa án mặc nhiên coi nh- đó một thủ tục bắt buộc. Thông th-ờng hàng tháng sau khi có lịch xét xử và quyết định đ-a vụ án ra xét xử thì Tòa án tổ chức họp để các Thẩm phán báo cáo án và lãnh đạo Tòa án duyệt án. Về trình tự, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa báo cáo nội dung vụ án và đề xuất h-ớng giải quyết, sau đó tập thể Thẩm phán và lãnh đạo Tòa án tiến hành thảo luận, nếu không thống nhất đ-ợc quan điểm về h-ớng giải quyết theo đề xuất của Thẩm phán thì hầu nh- phải theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án. Với h-ớng giải quyết vụ án đã đ-ợc duyệt thì Thẩm phán không thể nào làm khác [25, tr. 6].

Việc báo cáo án cũng có mặt tích cực ở chỗ giúp lãnh đạo Tòa án nắm bắt đ-ợc nội dung vụ án để có thể quản lý công tác xét xử đ-ợc chặt chẽ, sâu sát, đồng thời đây cũng là dịp Thẩm phán báo cáo quan điểm xử lý vụ án tr-ớc ng-ời có trách nhiệm và rà soát lại quan điểm bằng ý kiến tập thể, thông qua đó mà tránh đ-ợc sai lầm không đáng có, hạn chế sự tùy tiện của Thẩm phán, nhất là trong điều kiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của một số Thẩm phán còn non kém, ch-a đủ tự tin để độc lập phán quyết,

nên họ muốn tranh thủ kiến thức, kinh nghiệm xét xử của các đồng nghiệp và lãnh đạo Tòa án.

Tuy nhiên, chế độ báo cáo án ảnh h-ởng không nhỏ đến tính độc lập và tính chịu trách nhiệm của Thẩm phán. Nhiều Thẩm phán cho rằng "duyệt án" xong coi nh- vụ án đã đ-ợc xử xong và quan điểm nh- vậy là bất di bất dịch; nếu án bị hủy, sửa thì có thể đổ lỗi cho tập thể. Có những Chánh án thông qua việc "duyệt án" mà áp đặt quan điểm của mình, buộc Thẩm phán phải xét xử theo quan điểm đó, tr-ờng hợp kết quả xét xử khác đi mà không xin ý kiến trở lại tr-ớc khi quyết định đ-ợc xem nh- vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Hậu quả của chế độ báo cáo án là làm mất nhiều thời gian của các Thẩm phán và của lãnh đạo Tòa án, nghiêm trọng hơn là với đ-ờng lối giải quyết vụ án đã đ-ợc bàn bạc, thống nhất tr-ớc, phiên tòa sau đó chỉ mang tính hình thức, dẫn đến tình trạng "án bỏ túi". Nhận thấy rõ tình trạng này, tại Chỉ thị số 01/2007/CT-CA ngày 01/3/2007 về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra yêu cầu "ng-ời đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính về quản lý đối với các mặt công tác, đặc biệt là chất l-ợng xét xử, không đ-ợc lạm dụng việc tổ chức công tác xét xử, trao đổi ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ để hình thành chế độ duyệt án, áp đặt quan điểm cá nhân trái với nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các loại vụ án".

Hai là, việc "thỉnh thị án" vẫn còn tồn tại, mặc dù trong những năm qua có giảm so với tr-ớc đây do các quy định pháp luật đ-ợc ban hành đầy đủ hơn, văn bản h-ớng dẫn kịp thời và năng lực, trình độ chuyên môn của các Thẩm phán đ-ợc nâng cao. Việc Tòa án cấp d-ới hỏi ý kiến Tòa án cấp trên về một vấn đề v-ớng mắc không phải là trái pháp luật, vì Tòa án cấp trên ngoài việc giám đốc xét xử Tòa án cấp d-ới còn có chức năng h-ớng dẫn và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong ngành hoặc địa ph-ơng mình (Điều 22, 29 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002). Còn việc h-ớng dẫn công tác xét

xử của Tòa án nhân dân tối cao đối với các Tòa án nhân dân địa ph-ơng là cần thiết, bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất pháp luật, đ-ờng lối xét xử chung trong phạm vi cả n-ớc. Nếu có vụ án nào đó khi Tòa án cấp d-ới hỏi Tòa án cấp trên thì cũng là trao đổi ý kiến về nghiệp vụ, Tòa án cấp trên chỉ h-ớng dẫn những v-ớng mắc về nghiệp vụ, những văn bản pháp luật cần áp dụng để Tòa án cấp d-ới giải quyết vụ án cho đúng pháp luật, chứ không phải là áp đặt ý kiến cụ thể về giải quyết vụ án đó. Nh-ng trên thực tế, Thẩm phán và cả Hội đồng xét xử th-ờng có tâm lý cho rằng h-ớng dẫn của Tòa án cấp trên là đúng đắn và do đó không còn sự thận trọng cần thiết khi đánh giá chứng cứ ở phiên tòa, dẫn đến quyết định sai lầm, bởi vì có thể có những chứng cứ mới xuất hiện mà cấp trên khi h-ớng dẫn ch-a đ-ợc biết.

- Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số hầu nh- ch-a bao giờ bị vi phạm, nh-ng trong thực tế, việc thực hiện nguyên tắc này lại có vấn đề bất cập. Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân cho thấy có nhiều bản án, quyết định bị xử đi xử lại nhiều lần mà một trong những nguyên nhân là do sai lầm của Hội đồng xét xử sơ thẩm. Điều đó đ-ợc lý giải là trong Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có Thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết nh-ng lại chiếm thiểu số. Vì vậy, khi nghị án với việc biểu quyết theo đa số, bản án có thể đ-ợc thông qua theo quan điểm của hai Hội thẩm, trong khi đó ý kiến của Thẩm phán (là ý kiến đúng) lại không đ-ợc chấp nhận. Một hiện t-ợng nữa là có Thẩm phán do chịu áp lực nào đó về đ-ờng lối giải quyết vụ án, nên đã gợi ý các Hội thẩm biểu quyết theo h-ớng không đúng, còn mình thì biểu quyết khác và bảo l-u ý kiến trong hồ sơ vụ án để tránh trách nhiệm sau này. Ngoài ra, nhiều vụ án dân sự hết sức đơn giản nh-ng vẫn phải tổ chức một tập thể xét xử gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, gây ra sự lãng phí không cần thiết và kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Đó là những mặt trái của nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

- Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự

Thực tiễn xét xử cho thấy, Hội thẩm nhân dân đã phát huy t-ơng đối tốt vai trò của mình trong Hội đồng xét xử. Song nhìn chung hoạt động của Hội thẩm nhân dân hiện nay ch-a đáp ứng đ-ợc yêu cầu, nhiệm vụ đ-ợc giao. Nguyên nhân chủ yếu là do Hội thẩm nhân dân không phải là ng-ời xét xử chuyên nghiệp, bị hạn chế về trình độ, hiểu biết pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp và hạn chế về thời gian nghiên cứu hồ sơ, còn bị phân tán t- t-ởng vào công việc và nhiệm vụ chính của mình ở cơ quan. Khi nghị án, Hội thẩm có xu h-ớng muốn Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phát biểu tr-ớc về các tình tiết của vụ án, thậm chí đ-a ra h-ớng giải quyết để họ xem xét. Sự không đồng đều về trình độ đã gây ra nhiều khó khăn cho Thẩm phán tham gia trong Hội đồng xét xử khi thực hiện các nguyên tắc tố tụng, từ đó làm giảm chất l-ợng của hoạt động xét xử [45, tr. 8]. Theo kết quả điều tra xã hội học của Đề tài KX04.06, trong số 280 ng-ời đ-ợc hỏi thì chỉ có 64 ý kiến cho rằng Hội thẩm nhân dân tham gia có hiệu quả vào xét xử; 142 ý kiến cho rằng họ không đóng góp gì nhiều do hạn chế về kiến thức chuyên môn; 104 ý kiến cho rằng Hội thẩm nhân dân hầu nh- không có ý kiến nào độc lập, do vậy đã ảnh h-ởng lớn đến chất l-ợng xét xử [38, tr. 175].

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)