Các nguyên tắc đặc tr-ng của luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 51)

- Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự trong tố tụng dân sự Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự đ-ợc ghi nhận tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004. Đây là nguyên tắc đặc tr-ng của luật tố tụng dân sự và chi phối toàn bộ quá trình tố tụng, nh-ng mức độ chi phối mạnh mẽ nhất là ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. ở cấp sơ thẩm, quyền tự định đoạt của đ-ơng sự thể hiện ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, đ-ơng sự có quyền quyết định khởi kiện hay không khởi kiện, khởi kiện về vấn đề gì và khởi kiện ai. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, ng-ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền đ-a ra yêu cầu độc lập. Khi đã đ-a ra yêu cầu, đ-ơng sự cũng có quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu.

Thứ hai, đ-ơng sự còn có quyền thỏa thuận, hòa giải với nhau về việc giải quyết vụ án, sự thỏa thuận đó đ-ợc Tòa án công nhận. Trong hòa giải, Thẩm phán chỉ đóng vai trò trung gian, giúp đỡ, h-ớng dẫn các bên đạt đ-ợc thỏa thuận chứ không ra phán quyết buộc các bên phải thi hành. Mọi thỏa

thuận của các bên tranh chấp đạt đ-ợc thông qua hòa giải phải do chính các bên đó quyết định và trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, không có sự áp đặt từ bên ngoài. Thẩm phán có thể đề xuất, gợi ý ph-ơng án giải quyết nh-ng quyền quyết định hoàn toàn thuộc về các bên đ-ơng sự.

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự trong tố tụng dân sự Việt Nam có sự khác biệt với các n-ớc theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Nếu nh- ở các n-ớc này, phạm vi nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự gần nh- mang ý nghĩa tuyệt đối, các bên có quyền tự do hoàn toàn trong việc định đoạt các quyền dân sự cũng nh- các quyền và ph-ơng tiện tố tụng nhằm bảo vệ các quyền đó với sự can thiệp rất hạn chế của Nhà n-ớc, thì trong pháp luật Việt Nam, quyền tự định đoạt của đ-ơng sự phải đ-ợc thực hiện với vai trò tích cực và kiểm soát từ phía Nhà n-ớc (Tòa án, Viện kiểm sát) [34, tr. 64].

- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự Một trong những đặc điểm của tố tụng dân sự, thể hiện sự khác biệt cơ bản so với tố tụng hình sự là đ-ơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động mặc dù đã ghi nhận đ-ơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình, nh-ng vẫn quy định cho Toà án giữ vai trò tích cực, chủ động trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Tòa án không bị giới hạn ở những tài liệu, chứng cứ đã đ-ợc đ-ơng sự cung cấp, mà khi xét thấy cần thiết, Tòa án còn có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ do pháp luật quy định để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đ-ợc chính xác. Quy định nh- vậy không phù hợp với nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự trong tố tụng dân sự, hơn nữa tạo cho Thẩm phán một áp lực công việc rất lớn và không đảm bảo tính khách quan của Thẩm phán khi ra phán quyết.

Để đảm bảo quyền tự định đoạt của đ-ơng sự, đồng thời tạo điều kiện mở rộng tranh tụng trong tố tụng dân sự, Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự

đã khẳng định nguyên tắc: Các đ-ơng sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong một số tr-ờng hợp nhất định do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định. Đây là một sự thay đổi lớn trong nhận thức về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự, từ chỗ Thẩm phán là ng-ời phải xác định sự thật của vụ án đến chỗ trở thành ng-ời trọng tài, phán quyết chủ yếu dựa trên cơ sở chứng cứ do các bên đ-ơng sự đ-a ra.

- Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự

Hòa giải trong tố tụng dân sự là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp các đ-ơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Hòa giải vừa thể hiện quyền tự định đoạt của đ-ơng sự, vừa thể hiện trách nhiệm của Tòa án và của Thẩm phán, đặc biệt là ở giai đoạn xét xử sơ thẩm. Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự đã ghi nhận nguyên tắc: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đ-ơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là hệ quả tất yếu, là sự cụ thể hóa và đồng thời là một trong các điều kiện bảo đảm cho nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự đ-ợc thực hiện.

Hòa giải là một thủ tục bắt buộc tr-ớc phiên tòa sơ thẩm. Thẩm phán có trách nhiệm tạo điều kiện để các đ-ơng sự hòa giải với nhau, giúp cho các bên đ-ơng sự hiểu rõ pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đang tranh chấp, giải thích cho họ hậu quả pháp lý trong tr-ờng hợp hòa giải thành và hòa giải không thành. Bên cạnh đó, Thẩm phán có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện quyền tự định đoạt của các đ-ơng sự trong việc hòa giải nhằm đảm bảo tiến trình hòa giải diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và có quyền không công nhận kết quả hòa giải, nếu sự thỏa thuận đó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của ng-ời khác. Nh- vậy, Thẩm phán vừa là ng-ời giúp đỡ, vừa bảo đảm hiệu lực pháp lý cho sự thỏa thuận của các đ-ơng sự.

Nh- vậy, quy định của pháp luật hiện hành về các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự đã thể hiện rõ địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng, trên cơ sở kế thừa và phát triển các nguyên tắc đã đ-ợc quy định trong các văn bản pháp luật tr-ớc đây. Tuy nhiên, d-ới góc độ địa vị pháp lý của Thẩm phán, có thể nhận thấy một số điểm ch-a hợp lý hoặc còn thiếu sót trong những quy định về các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, đó là:

Thứ nhất, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số và nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử đ-ợc áp dụng đối với tất cả các vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm, không có một ngoại lệ nào. Trong khi đó, các tranh chấp dân sự trong thực tiễn hết sức đa dạng; bên cạnh những tranh chấp vô cùng phức tạp thì cũng có những tranh chấp rất đơn giản, không cần thiết phải tổ chức một Hội đồng xét xử với một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, mà chỉ cần một Thẩm phán cũng có thể giải quyết chính xác vụ việc. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự các n-ớc đều quy định nhiều khả năng: xét xử tập thể hoặc xét xử một Thẩm phán, xét xử có Hội thẩm hoặc không có Hội thẩm. Điều đó góp phần làm tăng tính chủ động, độc lập của Thẩm phán, đồng thời đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của quy định pháp luật, đáp ứng đ-ợc tính đa dạng, phong phú và luôn luôn biến động của thực tiễn tranh chấp dân sự.

Thứ hai, pháp luật hiện hành ch-a ghi nhận nguyên tắc tranh tụng - một nguyên tắc rất quan trọng đã đ-ợc ghi nhận trong pháp luật tố tụng dân sự nhiều n-ớc (ví dụ: Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp). Việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng sẽ làm rõ hơn, nổi bật hơn địa vị pháp lý của Thẩm phán với t- cách là một ng-ời trọng tài, ra phán quyết chủ yếu dựa trên kết quả tranh tụng giữa các bên đ-ơng sự.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 51)