Các quy định về hòa giải vụ án dân sự tr-ớc phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 61)

Hòa giải là một nguyên tắc đặc tr-ng của luật tố tụng dân sự. Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự đã ghi nhận nguyên tắc này, trong đó khẳng định Tòa án có trách nhiệm hòa giải nhằm giúp các đ-ơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tr-ớc khi mở phiên tòa sơ thẩm, hòa giải là một thủ tục bắt buộc, trừ những vụ án không đ-ợc hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải

đ-ợc. Thẩm phán có vai trò rất quan trọng trong hòa giải. Mặc dù các đ-ơng sự mới là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung đang tranh chấp và chỉ có họ mới có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, nh-ng nếu không có Thẩm phán chủ động triệu tập các đ-ơng sự đến Tòa án để tiến hành hòa giải thì việc thỏa thuận khó có thể thành công. Thông th-ờng Thẩm phán đ-ợc phân công giải quyết vụ án sẽ tiến hành hòa giải giữa các đ-ơng sự.

Tại phiên hòa giải, Thẩm phán là ng-ời chủ trì, Th- ký Tòa án chỉ là ng-ời ghi biên bản hòa giải chứ không thể tiến hành hòa giải thay Thẩm phán. Thẩm phán cũng là ng-ời quyết định tiến hành hay hoãn phiên hòa giải nếu có đ-ơng sự vắng mặt hoặc đ-ơng sự đề nghị hoãn phiên hòa giải (Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phải phổ biến cho các đ-ơng sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà liêngiải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 185 Bộ luật Tố tụng dân sự). Thẩm phán không đ-ợc nói tr-ớc với các đ-ơng sự ai sai, ai đúng ở chỗ nào hoặc nếu các đ-ơng sự không thỏa thuận đ-ợc thì h-ớng xét xử của Tòa án nh- thế nào.

Trong tr-ờng hợp các đ-ơng sự thỏa thuận đ-ợc với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, bao gồm cả án phí, thì Thẩm phán hoặc Th- ký Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đ-ơng sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đ-ơng sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)