Kiến nghị về các biện pháp bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 92 - 98)

- Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa hủy 0,9% sửa 3,17%

3.2.3. Kiến nghị về các biện pháp bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán

và nghĩa vụ của Thẩm phán

Để Thẩm phán thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo quy định của pháp luật, thì cần phải có những biện pháp đồng bộ bảo đảm cho hoạt động của Thẩm phán về nhiều mặt. Các biện pháp này ở n-ớc ta tuy đã có nh-ng ch-a đầy đủ, ch-a đ-ợc thực hiện tốt. Do đó, chúng tôi kiến nghị các biện pháp sau đây để bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán.

Thứ nhất: Nâng cao trình độ, năng lực của Thẩm phán và đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán

Trình độ, năng lực chuyên môn là một trong những yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho Thẩm phán có thể tự tin độc lập xét xử và ra phán quyết đúng đắn. Để nâng cao trình độ, năng lực của Thẩm phán, một mặt cần chăm lo bồi d-ỡng Thẩm phán đ-ơng nhiệm theo h-ớng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, bồi d-ỡng kỹ năng xét xử và kiến thức thực tiễn, mặt khác chú trọng đổi mới nội dung, ph-ơng pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán. Đào tạo Thẩm phán phải theo h-ớng -u tiên bồi d-ỡng kỹ năng mà không thiên về đào tạo theo bằng cấp, học vị. Thẩm phán xét xử sơ thẩm vụ án dân sự cũng cần đ-ợc đào tạo kỹ năng xét xử chuyên sâu về các lĩnh vực nh- hợp đồng, bồi th-ờng thiệt hại, thừa kế, quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, th-ơng mại quốc tế, tài chính – ngân hàng…

Cần xem xét việc mở rộng nguồn tuyển chọn Thẩm phán; ngoài đội ngũ cán bộ t- pháp, có thể bổ nhiệm Thẩm phán từ những luật s-, luật gia có kinh nghiệm và uy tín để thu hút ng-ời thực sự có năng lực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ xét xử có trình độ chuyên môn cao. áp dụng cơ chế thi tuyển cấp quốc gia để lựa chọn những ng-ời đủ trình độ, năng lực vào vị trí Thẩm

phán thay cho cơ chế xét tuyển Thẩm phán ở các cấp Tòa án nh- hiện nay. Cơ chế thi tuyển tạo điều kiện cho các ứng viên vào chức danh Thẩm phán có điều kiện cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, hạn chế tiêu cực, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của Thẩm phán vào các thiết chế quyền lực ở địa ph-ơng, tăng c-ờng tính độc lập của Thẩm phán.

Nhiệm kỳ của Thẩm phán cần đ-ợc kéo dài và tiến tới bổ nhiệm không thời hạn. Nhiệm kỳ ngắn cùng với cơ chế xét tuyển gây ra nhiều sức ép đối với Thẩm phán, làm cho Thẩm phán không thực sự yên tâm với công việc xét xử, hạn chế khả năng tích lũy kinh nghiệm xét xử của Thẩm phán và đặc biệt là ảnh h-ởng lớn đến tính độc lập của Thẩm phán. Có thể quy định nhiệm kỳ đối với mỗi ngạch Thẩm phán nh- sau: nhiệm kỳ 10 năm đối với Thẩm phán sơ thẩm, 12-15 năm đối với Thẩm phán phúc thẩm và xem xét áp dụng chế độ bổ nhiệm không thời hạn đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi hết nhiệm kỳ, các Thẩm phán sơ thẩm và phúc thẩm muốn đ-ợc tái bổ nhiệm phải qua một kỳ sát hạch; kết quả kỳ sát hạch cùng với kết quả công việc trong nhiệm kỳ vừa qua sẽ là căn cứ để ra quyết định tái bổ nhiệm.

Thứ hai: Đổi mới chế độ đãi ngộ đối với Thẩm phán và bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử của Thẩm phán, đặc biệt là xét xử sơ thẩm

Để đảm bảo cho Thẩm phán chuyên tâm thực hiện tốt công việc xét xử, độc lập, công minh trong việc đ-a ra phán quyết, một vấn đề rất quan trọng là phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với Thẩm phán, phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử. Nếu l-ơng Thẩm phán cao sẽ đảm bảo cho ng-ời Thẩm phán có thể yên tâm hoàn thành tốt công việc đ-ợc giao, giúp Thẩm phán phát huy đ-ợc tính độc lập, chủ động của mình trong việc xét xử. Ng-ợc lại, chỉ riêng việc trả l-ơng thấp cũng đã làm tổn hại đến tính độc lập và công tâm của Thẩm phán. ở các n-ớc có nền t- pháp phát triển nh- Nhật Bản, Singapore, l-ơng của Thẩm phán đ-ợc xếp vào các thang bậc đặc biệt và trong suốt nhiệm kỳ, thu nhập bằng l-ơng của họ không bị cắt giảm vì bất kỳ lý do nào; cùng với đó là một chế độ h-u trí thỏa đáng. Đây là kinh nghiệm mà Việt

Nam có thể tham khảo. Ngoài ra, cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử đ-ợc bảo đảm cũng sẽ góp phần giúp Thẩm phán thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thứ ba: Tăng c-ờng các biện pháp bảo đảm an toàn cho Thẩm phán

Cho đến nay, pháp luật hiện hành của n-ớc ta ch-a có quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm an toàn cho Thẩm phán, trong khi đó nhiều quốc gia có quy định các biện pháp bảo vệ cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của Thẩm phán. Có thể nói, vấn đề đảm bảo an toàn cho Thẩm phán ở n-ớc ta đang trong tình trạng báo động. Có nhiều vụ án sau khi phiên tòa kết thúc, các thành viên Hội đồng xét xử không dám ra về vì những lời đe dọa trả thù từ phía đ-ơng sự. Gần đây, Thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan ở Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã bị đ-ơng sự thuê ng-ời tạt axít ngay tr-ớc cửa nhà để trả thù do kết quả xét xử không nh- mong muốn. Thẩm phán Vũ Ngọc Hòa, Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã 4 lần bị bị đơn đặt mìn ở nhà riêng với mục đích sát hại Thẩm phán và gia đình. Vì vậy, một việc cấp bách hiện nay là cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn cho Thẩm phán, bao gồm cả các biện pháp an ninh, các biện pháp pháp lý (ví dụ: quy định tăng nặng trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của Thẩm phán và ng-ời thân thích của Thẩm phán) và các biện pháp xã hội (chẳng hạn nh- bảo hiểm nghề nghiệp).

Thứ t-: Hoàn thiện các chế định bổ trợ t- pháp và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân

Trong điều kiện mở rộng tranh tụng, việc hoàn thiện các chế định bổ trợ t- pháp nh- luật s-, công chứng, giám định, thừa phát lại có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho các đ-ơng sự chủ động thu thập chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giảm bớt gánh nặng cho Thẩm phán trong việc xác minh, thu thập chứng cứ. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên trong xã hội, bởi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không những góp phần hình thành ở ng-ời dân thái độ, ý thức chấp hành pháp luật, mà còn giúp họ biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, khi ý thức pháp luật của các đ-ơng sự đ-ợc nâng cao thì họ sẽ tích cực, chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh, giảm dần sự ỷ lại vào Tòa án, do đó Thẩm phán sẽ có điều kiện thực hiện tốt hơn vị trí, vai trò là ng-ời trọng tài để đ-a ra phán quyết khách quan, chính xác. Không những thế, ý thức pháp luật của ng-ời dân đ-ợc nâng lên sẽ góp phần phát huy đ-ợc vai trò giám sát của họ đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán, khiến cho Thẩm phán phải có trách nhiệm hơn đối với bản án, quyết định của mình.

Nh- vậy, Thẩm phán về cơ bản đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động tố tụng dân sự. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại. Một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự không đ-ợc thực hiện đầy đủ, làm ảnh h-ởng đến chất l-ợng, hiệu quả xét xử. Hoạt động của Thẩm phán tr-ớc và tại phiên tòa sơ thẩm có nhiều điểm ch-a đáp ứng yêu cầu cải cách t- pháp, đặc biệt là trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thu thập chứng cứ và tranh tụng tại phiên tòa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Việc nhận diện đúng các nguyên nhân là cơ sở quan trọng để Luận văn đ-a ra các kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại hiện nay và tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng, bao gồm các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và các kiến nghị đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán.

Kết luận

1. Trong thể chế t- pháp nào, ở lĩnh vực tố tụng nào (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự hay tố tụng hành chính), Thẩm phán cũng là ng-ời tiến hành tố tụng trung tâm. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ tố tụng của Thẩm phán phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự do pháp luật quy định, thể hiện vị trí của Thẩm phán trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự tạo thành địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự. Việc xác định địa vị pháp lý của Thẩm phán trong tố tụng dân sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói riêng chịu sự quy định và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau nh- quan niệm về quyền t- pháp, đặc thù của hoạt động xét xử, đặc điểm của tố tụng dân sự và tính chất của xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Điều đó cho thấy việc hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán liên quan đến việc cải cách toàn bộ hệ thống t- pháp, chứ không chỉ đơn thuần là sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật cụ thể.

2. Địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đã đ-ợc xác định khá đầy đủ trong các quy định pháp luật hiện hành, từ các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán và những ng-ời tiến hành tố tụng khác, đến các quy định về thủ tục tiến hành từng khâu đoạn của tiến trình tố tụng ở cấp sơ thẩm. Tuy nhiên, các quy định này cần tiếp tục đ-ợc hoàn thiện để xác định đúng và rõ hơn địa vị pháp lý của Thẩm phán với t- cách là ng-ời tiến hành tố tụng trung tâm trong hoạt động tố tụng dân sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói riêng.

3. Trong thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, Thẩm phán về cơ bản đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình; tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại trong việc thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Thẩm phán. Trên cơ sở chỉ ra những bất cập, tồn tại và các nguyên

nhân của chúng, luận văn đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại đó và tiếp tục hoàn thiện địa vị pháp lý của Thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, góp phần nâng cao chất l-ợng xét xử của Tòa án. Các kiến nghị đ-ợc đặt trong tổng thể các biện pháp thực hiện Chiến l-ợc cải cách t- pháp đến năm 2020 mà Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã đề ra, với các ph-ơng h-ớng cơ bản là: nâng cao tính độc lập của Thẩm phán, phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tố tụng; tăng quyền hạn cho Thẩm phán, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán đối với các hành vi và quyết định tố tụng của mình; tiếp tục mở rộng tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, để Thẩm phán thực sự đóng vai trò trọng tài giữa các bên đ-ơng sự, tôn trọng quyền tự định đoạt và nâng cao tính chủ động, tích cực của đ-ơng sự.

4. Các kiến nghị bao gồm sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự về các vấn đề cụ thể nh-: bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào Bộ luật Tố tụng dân sự; sửa đổi các quy định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự theo h-ớng đề cao quyền tự định đoạt và tính chủ động của các đ-ơng sự; sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Tòa án nhân dân nh-: quy định nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử theo h-ớng mềm dẻo, linh hoạt hơn, quy định cụ thể tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ-TW của Bộ Chính trị. Ngoài ra, có một số kiến nghị về các biện pháp tổ chức, cán bộ và các điều kiện khác đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)