Tính chất của xét xử sơ thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 29)

Trong tố tụng dân sự, giữa các giai đoạn không có ranh giới rõ ràng nh- trong tố tụng hình sự, bởi vì hầu hết các giai đoạn này đều do Tòa án tiến hành. Hiện nay ở n-ớc ta có một số quan điểm khác nhau về các giai đoạn của tố tụng dân sự. Có quan điểm cho rằng "tố tụng dân sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau nh- khởi kiện, lập hồ sơ, hòa giải vụ việc dân sự đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ việc dân sự và xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật" [32, tr. 21]. Quan điểm khác cho rằng "quá trình giải quyết vụ án dân sự trải qua các giai đoạn tố tụng khác nhau nh- khởi kiện và thụ lý, hòa giải và chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, thi hành án…, trong đó xét xử sơ thẩm tại phiên tòa là giai đoạn quan trọng nhất của tố tụng dân sự, nơi thể hiện rõ chức năng xét xử của Tòa án" [57, tr. 84]. Nh- vậy, hai quan điểm trên đều tách hòa giải và chuẩn bị xét xử (lập hồ sơ) ra thành một giai đoạn tố tụng riêng và đồng nhất xét xử sơ thẩm với phiên tòa sơ thẩm.

Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa rộng, chuẩn bị xét xử sơ thẩm hay lập hồ sơ vụ án thực chất là những hoạt động nhằm phục vụ cho việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, vì vậy có thể coi chuẩn bị xét xử cũng nằm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, giống nh- chuẩn bị xét xử phúc thẩm nằm trong giai đoạn xét xử phúc thẩm chứ không tách ra thành giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm riêng. Giữa chuẩn bị xét xử và xét xử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó chuẩn bị xét xử luôn đ-ợc tiến hành tr-ớc hoạt động xét xử, tạo điều kiện, tiền đề cho việc xét xử đạt kết quả tốt. Vì vậy, không cần thiết coi chuẩn bị xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng độc lập mà chỉ nên coi đó là một khâu không tách rời của giai đoạn xét xử sơ thẩm. Còn hòa giải là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp các đ-ơng sự thỏa thuận với nhau về việc

giải quyết vụ án; hòa giải có thể đ-ợc tiến hành trong suốt quá trình giải quyết vụ án dân sự nên hòa giải không phải là một giai đoạn của tố tụng dân sự.

Từ những lập luận ở trên, có thể phân chia tố tụng dân sự ra thành các giai đoạn sau đây: khởi kiện và thụ lý vụ án, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thi hành án dân sự. Nh- vậy, theo cách phân chia này, giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự bắt đầu từ khi thụ lý vụ án và kết thúc bằng bản án hay quyết định sơ thẩm.

Trong các giai đoạn của tố tụng dân sự, giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giai đoạn này có những tính chất sau đây chi phối địa vị pháp lý của Thẩm phán:

Thứ nhất, sơ thẩm là xét xử lần đầu vụ án dân sự, tức là lần đầu tiên vụ án đ-ợc Tòa án có thẩm quyền đ-a ra xem xét một cách công khai tr-ớc phiên tòa. Thông qua xét xử sơ thẩm, lần đầu tiên thái độ, quan điểm của Nhà n-ớc về vụ án đ-ợc thể hiện một cách chính thức qua các phán quyết của Tòa án. Hiện nay, đa số các n-ớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, tức là một vụ án đ-ợc xét xử lần thứ nhất (xét xử sơ thẩm) có thể đ-ợc xem xét lại một lần nữa theo trình tự phúc thẩm; những sai sót (nếu có) ở cấp sơ thẩm sẽ đ-ợc khắc phục ở cấp xét xử thứ hai. Nguyên tắc này đ-ợc đặt ra xuất phát từ nhu cầu đảm bảo tính thận trọng trong các phán quyết của Tòa án, bởi các phán quyết này ảnh h-ởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Nh- vậy, xét xử sơ thẩm có sự khác biệt cơ bản với xét xử phúc thẩm và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Nếu nh- xét xử sơ thẩm là xét xử vụ án lần đầu tiên (cấp xét xử thứ nhất), thì xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án khi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm ch-a có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị (cấp xét xử thứ hai). Còn giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử, mà là thủ tục đặc biệt nhằm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị

do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án, hoặc do có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án.

Một điểm cần l-u ý là thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử không có nghĩa là xem nhẹ cấp xét xử sơ thẩm. Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn giải quyết toàn bộ vụ án một cách thực chất; bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm tuy ch-a có hiệu lực pháp luật ngay, nh-ng nếu hết thời hạn pháp luật quy định mà không có kháng cáo, kháng nghị thì sẽ có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, xét xử sơ thẩm là giai đoạn bắt buộc đối với việc giải quyết bất kỳ một vụ án dân sự nào, còn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm có đ-ợc tiến hành hay không là tùy thuộc vào những căn cứ của các kháng cáo, kháng nghị theo luật định để xác định cần thiết hay không cần thiết việc Tòa án cấp trên mở phiên tòa xem xét lại bản án, quyết định ch-a có hoặc đã có hiệu lực pháp luật. Nếu không có xét xử sơ thẩm cũng đồng nghĩa với việc vụ án không đ-ợc đ-a ra xét xử và nh- vậy, đ-ơng nhiên sẽ không có việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Thứ ba, giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự chịu sự chi phối tập trung và mạnh mẽ của hầu hết các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, từ những nguyên tắc có tính chất liên ngành đến những nguyên tắc đặc tr-ng của luật tố tụng dân sự, đặc biệt phải kể đến những nguyên tắc liên quan trực tiếp đến việc xác lập địa vị pháp lý của Thẩm phán nh- nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự, nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự. Trong số các nguyên tắc này, có những nguyên tắc chi phối toàn bộ quá trình tố tụng với mức độ tác động đồng đều ở tất cả các giai đoạn tố tụng (nh- nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể), có nguyên tắc chỉ chi phối giai đoạn xét xử sơ thẩm (nh- nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử), và cũng có những nguyên tắc chi phối toàn bộ quá trình tố tụng nh-ng mức độ tác động đến giai đoạn xét xử sơ

thẩm mạnh mẽ hơn, đậm nét hơn so với các giai đoạn khác (nh- nguyên tắc quyền tự định đoạt của đ-ơng sự, nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự).

Thứ t-, bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm là kết quả cuối cùng của hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, ng-ời tiến hành tố tụng và ng-ời tham gia tố tụng từ khi khởi kiện, thụ lý vụ án, đến lập hồ sơ vụ án, cung cấp, thu thập chứng cứ và hòa giải v.v…, đồng thời là cơ sở để tiến hành các hoạt động xét xử ở các giai đoạn tiếp theo.

Thứ năm, chất l-ợng của xét xử sơ thẩm có ảnh h-ởng đến toàn bộ quá trình tố tụng. Nếu xét xử sơ thẩm, đặc biệt là phiên tòa sơ thẩm diễn ra đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, phán quyết của Tòa án đã thấu tình, đạt lý thì sẽ góp phần hạn chế kháng cáo, kháng nghị, giải quyết đ-ợc dứt điểm tranh chấp giữa các đ-ơng sự, giảm bớt đ-ợc tình trạng quá tải ở cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, vì vậy góp phần ổn định giao l-u dân sự, nâng cao ý thức pháp luật và niềm tin vào công lý ở ng-ời dân. Còn ng-ợc lại, nếu chất l-ợng xét xử sơ thẩm không đảm bảo, bản án, quyết định của Tòa án không đúng pháp luật, không đạt yêu cầu, thì không những sẽ làm phát sinh các hoạt động xét xử tiếp theo, gây lãng phí và tốn kém cho cả Nhà n-ớc và nhân dân, mà còn tạo cho ng-ời dân tâm lý không tin t-ởng vào Tòa án.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)