Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán tr-ớc phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)

- Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa hủy 0,9% sửa 3,17%

3.1.2. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán tr-ớc phiên tòa sơ thẩm

phiên tòa sơ thẩm

Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực thi hành, số l-ợng các vụ việc dân sự mà Tòa án phải thụ lý giải quyết ngày càng tăng, trong đó có nhiều tranh chấp phức tạp, nh-ng đa số các Thẩm phán đã khắc phục khó khăn, áp dụng đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, làm tốt việc h-ớng dẫn và giải thích pháp luật cho các bên đ-ơng sự về quyền và nghĩa vụ của họ; tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong những tr-ờng hợp đ-ơng sự có yêu cầu và tăng c-ờng phối hợp với các cơ quan hữu quan, nên phần lớn các vụ việc đ-ợc giải quyết trong đúng thời hạn luật định. Nhiều Thẩm phán làm tốt công tác hòa giải, nên trung bình ở các Tòa án, hòa giải thành đạt trên

40% tổng số vụ việc dân sự đã giải quyết, nhiều Tòa án có tỷ lệ hòa giải thành đạt tới 50-60% [54, tr. 5].

Tuy nhiên, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán tr-ớc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn nhiều bất cập.

Thứ nhất: vẫn còn có tình trạng Thẩm phán xây dựng hồ sơ vụ án không đầy đủ, một số tr-ờng hợp Thẩm phán ch-a thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật nên việc giải quyết vụ án bị kéo dài hoặc không đúng pháp luật [54, tr. 17]. Chẳng hạn, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đ-ơng sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đ-ơng sự, thì Thẩm phán ra quyết định tr-ng cầu giám định. Tuy nhiên, trong nhiều vụ án có tài liệu, chứng cứ ch-a rõ ràng, chặt chẽ, đ-ơng sự có yêu cầu Tòa án cho giám định và đồng ý nộp tiền giám định nh-ng Thẩm phán vẫn không tr-ng cầu giám định, thậm chí cả trong tr-ờng hợp tài liệu bị nghi giả mạo là nguồn chứng cứ duy nhất để giải quyết vụ án [43, tr. 5]. Ví dụ, trong vụ án chị T. kiện anh C. yêu cầu xác định cha cho con, Tòa án nhân dân huyện S., tỉnh Phú Yên đã thụ lý và yêu cầu chị T. cung cấp chứng cứ. Do chị T. không có khả năng cung cấp kết luận giám định gen, nên đã yêu cầu Tòa án giúp đỡ. Tuy nhiên, Thẩm phán đã không ra quyết định tr-ng cầu giám định, và ngày 28/3/2008, Tòa án cấp sơ thẩm xử bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của chị T. Hoặc trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa vợ chồng bà Nguyễn Thị K. và vợ chồng anh Nguyễn Văn T. do Tòa án nhân dân huyện T., thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm (bản án số 189/DSST ngày 18/8/2006), Thẩm phán đã ch-a làm đúng trách nhiệm xác minh, thu thập chứng cứ. Vợ chồng bà K. kiện vợ chồng anh T. đã xây nhà lấn lên phần móng nhà của ông bà và yêu cầu vợ chồng anh phải trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm. Tuy nhiên, khi đo đạc diện tích đất để xác định ranh giới, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ đo diện tích đất ở phía nguyên đơn mà không đo diện tích đất của bị đơn, mặc dù nguyên đơn có yêu cầu đo đạc đất ở cả bên bị đơn. Khi ch-a xem xét vụ án một cách đầy đủ, toàn diện, Tòa

án đã xử bác yêu cầu của ông bà K. Vì vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội khi xét xử phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ đầu.

Một tồn tại nữa là có một số tr-ờng hợp Thẩm phán đ-ợc phân công giải quyết vụ án không cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đ-ơng sự và viện đủ lý lẽ để từ chối, mặc dù theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, đ-ơng sự có quyền đ-ợc biết, đ-ợc cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án và đây là cơ sở để đ-ơng sự thực hiện tốt việc tranh tụng.

Thứ hai: trong hầu hết các vụ án dân sự, Thẩm phán vẫn phải tiến hành thu thập chứng cứ, mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã quy định rõ đ-ơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, Thẩm phán chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong tr-ờng hợp đ-ơng sự không thể tự mình thu thập đ-ợc và có yêu cầu.

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng này: một là, nhiều đ-ơng sự không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ theo quy định của pháp luật, gây khó khăn, cản trở việc giải quyết vụ án, làm cho nhiều vụ án bị kéo dài; hai là, nhiều cơ quan, tổ chức ch-a phối hợp chặt chẽ với Tòa án, thậm chí ch-a làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản, ủy thác tư pháp… làm cho công tác giải quyết, xét xử nhiều vụ án bị kéo dài hoặc phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Về phía các đ-ơng sự, nhiều đ-ơng sự ch-a tích cực, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh đã đ-ợc pháp luật quy định. Thực tế có nhiều tr-ờng hợp đ-ơng sự có thể thu thập đ-ợc chứng cứ, nh-ng do khả năng hiểu biết hạn chế nên không thu thập đ-ợc, hoặc đ-ơng sự có khả năng thu thập nh-ng họ không làm mà vẫn có đơn đề nghị Tòa án thu thập [57, tr. 11]. Hoặc nhiều tr-ờng hợp mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các đ-ơng sự phải tự viết bản khai, Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đ-ơng sự khi đ-ơng sự không tự viết đ-ợc bản khai hoặc bản khai ch-a đầy đủ, ch-a rõ ràng, nh-ng có nhiều đ-ơng sự do ch-a đọc thông, viết

thạo (nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi) nên không thể tự viết đ-ợc bản khai, ng-ời biết viết thì viết cũng không đầy đủ, không rõ ràng, từ ngữ thiếu chặt chẽ, thiếu chính xác nên khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều cách. Chính vì vậy, hầu hết khi giải quyết các vụ án, Thẩm phán đều phải tiến hành việc lấy lời khai của đ-ơng sự mới làm rõ đ-ợc nội dung tranh chấp, phải dành quá nhiều thời gian để h-ớng dẫn, thậm chí là phải đọc từng câu, từng chữ cho đ-ơng sự viết các loại đơn liên quan đến việc giải quyết vụ án [44, tr. 5]. Điều đó không những làm mất thời gian mà có khi còn làm ảnh h-ởng đến tính khách quan, công minh trong việc giải quyết vụ án. Còn có tr-ờng hợp nhiều đ-ơng sự lạm dụng việc pháp luật tố tụng không quy định thời hạn xuất trình chứng cứ nên cố tình không xuất trình chứng cứ, làm cho tỷ lệ các bản án, quyết định bị sửa, hủy tăng lên do sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm thì đ-ơng sự mới xuất trình chứng cứ [54, tr. 21].

Về phía các cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cũng ch-a có sự phối hợp tốt với Tòa án. Không ít vụ án Tòa án đã có công văn yêu cầu cơ quan nhà n-ớc cung cấp chứng cứ nh-ng cũng không đ-ợc trả lời, hoặc trả lời chậm, dẫn đến nhiều vụ án bị để quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định của pháp luật. Một số vụ án do không thu thập đ-ợc chứng cứ nên căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ, Tòa án đ-a vụ án ra xét xử, vì vậy đã ảnh h-ởng đến chất l-ợng giải quyết vụ án. Trong nhiều vụ án đ-ơng sự không thể tự mình cung cấp chứng cứ nh-ng các cơ quan nhà n-ớc cũng không xác nhận bằng văn bản về việc không cung cấp chứng cứ cho đ-ơng sự để đ-ơng sự xuất trình cho Tòa án và có đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ. Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật Tố tụng dõn sự thỡ trong trường hợp đương sự cú yờu cầu mà cơ quan, tổ chức khụng cung cấp được thỡ phải thụng bỏo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản này chớnh là lý do để đương sự chứng minh với Tũa ỏn việc khụng cung cấp được chứng cứ. Nhưng trờn thực tế, cỏc cơ quan, tổ chức lại khụng cung cấp cả chứng cứ lẫn văn bản này nờn Tũa ỏn phải yờu cầu đương sự làm đơn trỡnh bày lý do và yờu cầu Tũa ỏn thu thập hoặc cú thể thể hiện trong biờn bản ghi lời khai của họ. Hầu hết cỏc vụ ỏn khi cú yờu cầu

của đương sự, Tũa ỏn đều chấp nhận, nờn cú trường hợp đương sự cứ yờu cầu ngay cả khi họ chưa tiến hành thu thập chứng cứ. Mặt khỏc, cũng từ việc cỏc cơ quan, tổ chức khụng cung cấp chứng cứ cho cỏc đương sự nờn gần như trong toàn bộ cỏc vụ việc dõn sự, Tũa ỏn luụn yờu cầu đương sự viết đơn hoặc thể hiện bằng lời khai yờu cầu Tũa ỏn tiến hành cỏc biện phỏp thu thập chứng cứ để giải quyết vụ ỏn. Như vậy, ý chớ dành quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho đương sự trong Bộ luật Tố tụng dõn sự đó phần nào mất ý nghĩa. Vì vậy mà một số ý kiến cho rằng quy trình tố tụng dân sự liên quan đến hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh vẫn chủ yếu là "bình mới, r-ợu cũ".

Thứ ba: việc hòa giải tr-ớc phiên tòa sơ thẩm đôi khi còn hình thức và có tr-ờng hợp vi phạm thủ tục tố tụng. Trong thực tế, hòa giải do Thẩm phán tiến hành th-ờng diễn ra nh- sau: Thẩm phán yêu cầu nguyên đơn trình bày lại nội dung đơn kiện, những yêu cầu cụ thể của nguyên đơn, Thẩm phán yêu cầu bị đơn trình bày ý kiến của mình đối với những yêu cầu của nguyên đơn, nếu hai ý kiến này thống nhất đ-ợc với nhau thì coi là hòa giải thành, nếu không thống nhất đ-ợc với nhau thì Thẩm phán tuyên bố hòa giải không thành. Diễn biến này th-ờng đ-ợc thể hiện trong các biên bản hòa giải cho thấy vai trò của Thẩm phán rất mờ nhạt, mà chủ yếu là đối đáp giữa các đ-ơng sự. Cũng có một thực tế là khi Thẩm phán tiến hành hòa giải, ng-ời nhà đ-ơng sự th-ờng kéo nhau đến tụ tập gây áp lực với Tòa án. Do thiếu ý thức chấp hành pháp luật nên nhiều đ-ơng sự sẵn sàng mạt sát, tấn công đ-ơng sự bên kia bất cứ lúc nào, vì vậy mà trong một số vụ án, việc hòa giải đ-ợc thực hiện chỉ là hình thức cho khỏi vi phạm thủ tục tố tụng [44, tr. 5]. Còn có tr-ờng hợp các đ-ơng sự đã hòa giải đ-ợc với nhau, nh-ng Thẩm phán không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đ-ơng sự, mà vẫn quyết định đ-a vụ án ra xét xử, sau đó cho đ-ơng sự đính chính vào phần cuối biên bản hòa giải là có thay đổi ý kiến về thỏa thuận (ví dụ: vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa anh em ông N. do Tòa án nhân dân huyện P., tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm ngày 13/9/2007).

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)