Các nguyên tắc có tính chất liên ngành

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)

- Nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Nh- đã phân tích ở ch-ơng 1, độc lập là đặc thù của hoạt động xét xử và cũng là nguyên tắc "x-ơng sống" trong tổ chức và hoạt động của Tòa án. Nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một nguyên tắc hiến định, liên tục đ-ợc ghi nhận trong các bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các Tòa án n-ớc ta từ năm 1945 đến nay.

Hiện nay, nguyên tắc độc lập xét xử đ-ợc quy định tại Điều 130 Hiến pháp năm 1992, Điều 5 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự, theo đó: "Khi xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ".

Tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử phải đ-ợc đảm bảo ở cả hai ph-ơng diện: bên ngoài và bên trong.

ở ph-ơng diện bên ngoài, khi xét xử, Thẩm phán đ-ợc độc lập với bất cứ một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khác ngoài Tòa án nh-: các cơ quan lãnh đạo của đảng, chính quyền địa ph-ơng, Viện kiểm sát, các cơ quan báo chí...

ở ph-ơng diện bên trong, sự độc lập của Thẩm phán bao gồm các khía cạnh sau đây:

+ Độc lập giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử: Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị chi phối bởi ý kiến của nhau. Khi nghị án, Thẩm phán biểu quyết sau cùng để không ảnh h-ởng đến Hội thẩm nhân dân. Thẩm phán hoặc Hội thẩm có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và đ-ợc đ-a vào hồ sơ vụ án.

+ Độc lập giữa Thẩm phán và lãnh đạo Tòa án: Chánh án, Chánh tòa không đ-ợc lợi dụng vị trí cấp trên để chỉ đạo Thẩm phán giải quyết vụ án theo h-ớng nào.

+ Độc lập giữa Thẩm phán với ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên và những ng-ời tham gia tố tụng. Những ý kiến phát biểu này không có ý nghĩa quyết định tr-ớc và không mang tính chất bắt buộc với Thẩm phán trong quá trình xét xử

+ Độc lập giữa Thẩm phán Tòa án cấp d-ới và Tòa án cấp trên: các Tòa án cấp trên không đ-ợc áp đặt Thẩm phán Tòa án cấp d-ới phải xét xử vụ án dân sự theo h-ớng nào.

- Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể cũng là một nguyên tắc hiến định đ-ợc ghi nhận tại Điều 131 Hiến pháp năm 1992, Điều 6 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Xét xử là một công việc phức tạp; về lý thuyết, một tập thể xét xử sẽ góp phần bảo đảm cho việc xét xử vụ án đ-ợc thận trọng, khách quan, chính xác, dân chủ, hạn chế những sai sót. Hơn nữa, quyết định tập thể còn có ý nghĩa tạo sự độc lập xét xử, bởi với một tập thể xét xử, trách nhiệm không thuộc về một cá nhân mà đ-ợc san sẻ, do đó các Thẩm phán đ-ợc độc lập đ-a ra ý kiến của mình, không chịu áp lực từ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Điều 14 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: "Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số". Việc xét xử vụ án dân sự ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc

thẩm đều đ-ợc tiến hành theo chế độ Hội đồng xét xử. ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử bao gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong tr-ờng hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa, nh-ng Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Với nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số thì Hội thẩm nhân dân có thể có vai trò quyết định đối với việc ra phán quyết ở cấp sơ thẩm. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể chỉ áp dụng triệt để đối với thủ tục giải quyết vụ án dân sự, còn đối với việc dân sự thì có thể do một Thẩm phán hoặc một tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.

Nh- vậy, quy định về nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể của pháp luật Việt Nam có sự khác biệt so với pháp luật các n-ớc. Theo pháp luật tố tụng dân sự các n-ớc, việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có thể do một tập thể hoặc do một Thẩm phán thực hiện. Ví dụ, Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga năm 2002 quy định nguyên tắc giải quyết vụ án dân sự với thành phần xét xử theo chế độ tập thể và chế độ một Thẩm phán, theo đó, "Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự theo chế độ một Thẩm phán hoặc theo chế độ xét xử tập thể trong tr-ờng hợp luật liên bang quy định. Trong tr-ờng hợp một Thẩm phán một mình giải quyết vụ án dân sự và thực hiện một số hành vi tố tụng thì những hành vi tố tụng đó đ-ợc thực hiện nhân danh Tòa án". Trong tr-ờng hợp áp dụng thủ tục rút gọn thì chỉ do một Thẩm phán xem xét giải quyết. Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc cũng quy định đối với những vụ án dân sự đơn giản thì áp dụng thủ tục rút gọn và chỉ do một Thẩm phán độc lập xét xử (xét 142-146). Còn Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp có quy định về thủ tục xét xử một Thẩm phán, theo đó, vụ kiện có thể đ-ợc giao cho một Thẩm phán duy nhất giải quyết cho đến khi định ngày mở phiên tòa, sau đó, các đ-ơng sự có quyền đề nghị chuyển vụ kiện cho Hội đồng xét xử tập thể giải quyết hoặc vẫn giao cho một Thẩm phán giải quyết (Điều 801-805). Nh- vậy, về thành phần xét xử, pháp luật tố tụng dân sự các n-ớc có quy định mềm dẻo hơn so với pháp luật Việt Nam.

- Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử

Khác với hai nguyên tắc trên, nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử chỉ chi phối giai đoạn xét xử sơ thẩm. ở nhiều n-ớc trên thế giới, trong thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm, ngoài các Thẩm phán chuyên nghiệp còn có các thành viên đại diện của nhân dân đ-ợc lựa chọn trực tiếp tham gia, gọi là bồi thẩm (Hội thẩm). ý nghĩa của việc bồi thẩm đoàn hay Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử thể hiện ở chỗ: sự kiện, tình tiết của vụ việc không những chỉ đ-ợc nhìn nhận d-ới góc độ chuyên môn của các nhà luật học, mà còn phải đ-ợc xác nhận bằng các công dân bình th-ờng khác với trình độ hiểu biết pháp luật trung bình, với quan niệm chung về lẽ phải, sự công bằng của ng-ời dân trong xã hội. Sự tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân không những là một trong những hình thức thể hiện tinh thần dân chủ hóa hoạt động tố tụng, tăng c-ờng mối liên hệ chặt chẽ giữa xã hội và Tòa án mà còn là hình thức pháp lý qua đó kiến thức chuyên môn của Thẩm phán cùng với kinh nghiệm cuộc sống phong phú của Hội thẩm nhân dân có thể kết hợp, bổ sung cho nhau trong việc xét xử vụ án, đặc biệt là trong việc xác định những tình tiết thực tế của vụ án, góp phần bảo đảm cho Tòa án ra bản án, quyết định đ-ợc khách quan, chính xác, công bằng [32, tr. 69]. Nếu nh- coi nguyên tắc xét xử công khai là sự kiểm tra có tính chất tổng thể, chung nhất và từ bên ngoài của xã hội đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán thì nguyên tắc Hội thẩm tham gia xét xử là sự kiểm tra trực tiếp, cụ thể và từ bên trong của hoạt động này.

Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là một trong những đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa địa vị pháp lý của Thẩm phán ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và các giai đoạn khác của tố tụng dân sự nh- xét xử phúc thẩm, xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử đ-ợc quy định tại Điều 129 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Điều 4 Luật

Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Góp phần cụ thể hóa các quy định này, Điều 11 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định: "Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán".

Theo nguyên tắc này, việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự là bắt buộc, mọi vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm đều phải đ-ợc xét xử với sự tham gia của Hội thẩm nhân dân. Thông th-ờng, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trong tr-ờng hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Nh- vậy, Hội thẩm nhân dân luôn chiếm đa số trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm. Khi tham gia xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, cùng Thẩm phán quyết định về các vấn đề của vụ án, kể cả vấn đề về nội dung hay về thủ tục tố tụng (nh-: xem xét, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa; giải quyết yêu cầu thay đổi ng-ời tiến hành tố tụng, ng-ời giám định, ng-ời phiên dịch; xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có ng-ời vắng mặt; xem xét, nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ…).

Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử chỉ áp dụng đối với thủ tục giải quyết vụ án dân sự, còn đối với việc dân sự thì do một tập thể gồm ba Thẩm phán hoặc chỉ một Thẩm phán giải quyết.

Nh- vậy, khác với pháp luật tố tụng dân sự các n-ớc, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định sự tham gia của Hội thẩm nhân dân trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là bắt buộc và Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Bộ luật Tố tụng dân sự Trung Quốc quy định một cách mềm dẻo hơn: "Khi Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm vụ án dân sự sẽ tổ chức Hội đồng xét xử gồm: Thẩm phán, Hội thẩm, hoặc Hội đồng xét xử do các Thẩm phán hợp lại, số thành viên của Hội đồng xét xử phải là số lẻ"; "Khi Hội thẩm thi hành nhiệm vụ, có quyền và nghĩa vụ ngang với Thẩm phán". Nh- vậy, Hội đồng xét xử có thể bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm hoặc chỉ bao gồm Thẩm phán. Trên

thực tế, Tòa án Trung Quốc ít mời Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, chỉ khi xét xử một số vụ án cần tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn về những lĩnh vực phức tạp. Trung Quốc cũng áp dụng chế độ một Thẩm phán xét xử đối với những vụ kiện dân sự, kinh tế đơn giản, rõ ràng, những tranh chấp thông th-ờng, giá trị tranh chấp không lớn. Còn ở Mỹ, việc xét xử có bồi thẩm đoàn tham gia, nếu các bên đồng ý có bồi thẩm đoàn. Nếu các bên không thỏa thuận về việc có bồi thẩm đoàn, thì một Thẩm phán xét xử. Quyết định của bồi thẩm đoàn có thể không đ-ợc Thẩm phán chấp nhận và trong tr-ờng hợp đó có thể là mở phiên tòa khác với bồi thẩm đoàn khác, hoặc có thể là Thẩm phán quyết định việc giải quyết vụ án, trong đó phải nêu lên những lý do không chấp nhận quyết định của bồi thẩm đoàn, những căn cứ để ra quyết định về việc giải quyết vụ án [51, tr. 28].

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của thẩm phán trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)