Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 104)

Để hội nhập thành công, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật là điều kiện rất cần thiết. Nhà nước cần bổ sung và xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, quy chuẩn kỹ thuật một cách đồng bộ; thông báo làm minh bạch chính sách và các chính sách phải phù hợp với các quy tắc của WTO. Các chính sách nông nghiệp phải toàn diện, năng động, thể hiện sự kết hợp giữa định hướng thị trường với chính sách phát triển, giữa lợi ích thương mại và chính sách phúc lợi xã hội.

Chính sách thuế: Cần thực hiện cắt giảm thuế quan theo đúng yêu cầu

của WTO, các hiệp định đã ký kết, các thoả thuận với các nước và các tổ chức quốc tế trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Mặt khác cần tận dụng các cơ hội về điều khoản linh hoạt, ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật dành cho các nước đang phát triển để xử lý hiệu quả các chính sách thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại nông sản. Mức thuế suất hàng nông sản giữa Việt Nam và các nước đã thống nhất và ngày càng được cắt giảm tạo điều kiện cho các bên tiếp cận nhau.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang các nước và hạn chế sự xâm nhập, lấn át của nông sản nước ngoài đối với các sản phẩm trong nước, nước ta cần tổ chức nghiên cứu sâu và dự báo cung - cầu trong nước để đưa ra số lượng trong hạn ngạch phù hợp. Hạ thấp mức thuế trong hạn ngạch nhưng gia tăng mức thuế ngoài hạn ngạch để bảo vệ sản xuất trong nước. Sau khi gia nhập WTO 8 năm thì Việt Nam mới phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nước thành viên. Do vậy, trong thời gian này nước ta nên tăng cường sử dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu được phép như: miễn giảm thuế nhập khẩu

và các loại thuế gián thu khác đã thu ở đầu vào nguyên liệu được sử dụng và tiêu hao trong chế tạo sản phẩm xuất khẩu.

Chính sách phi thuế quan: cần được tăng cường hợp lý vì đây là những công cụ hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước. Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp phi thuế quan nhưng trong quá trình hội nhập WTO cần có một số thay đổi:

Thứ nhất, giảm thiểu việc sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng: Đây là biện pháp bảo hộ phi thuế quan truyền thống với mức độ bảo hộ rất cao nhưng không còn phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại nữa. Tuy nhiên, chế độ thương mại không cho phép loại bỏ hoàn toàn ngay lập tức các biện pháp hạn chế định lượng vì nếu bỏ ngay, hậu quả lớn nhất sẽ xảy ra là khả năng bùng nổ hàng nhập khẩu, kéo theo sự giảm sút đột ngột của sản xuất trong nước gây nên phản ứng dây chuyền là giảm sút lợi nhuận, tăng số người thất nghiệp, thâm hụt ngân sách… Do vậy, nhiều nước đã chọn chính sách, biện pháp quá độ bằng cách giảm dần các biện pháp hạn chế định lượng để tiến dần tới tự do hoá thương mại.

Thứ hai, nghiên cứu, tăng cường sử dụng các hàng rào kỹ thuật: Việt Nam nên tăng cường sử dụng hàng rào kỹ thuật được chấp nhận trong nhập khẩu. Các nước thành viên WTO đã thống nhất ban hành hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, hiệp định về vệ sinh kiểm dịch động thực vật và coi các biện pháp này là thích hợp hay cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ động thực vật, bảo vệ môi trường… với điều kiện các biện pháp này không tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hay hạn chế vô lý với thương mại quốc tế. Nếu chúng ta biết vận dụng khéo léo trên cơ sở cần thiết và thích hợp thì những biện pháp kỹ thuật không những sẽ giúp chúng ta nhập khẩu hàng hoá tốt mà có thể cản trở hàng hoá nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, lấn át sản xuất trong nước mà không vi phạm quy định của WTO. Mặc dù nước ta đã

ban hành nhiều văn bản pháp quy cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát chất lượng hàng hoá nhưng do trình độ khoa học công nghệ và quản lý còn nhiều hạn chế nên việc kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu vẫn chưa tốt, chúng ta chưa sử dụng các biện pháp này để bảo vệ hợp pháp sản xuất trong nước một cách hiệu quả. Khi trở thành thành viên WTO, các biện pháp hạn chế định lượng bị xoá bỏ thì việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng hàng rào kỹ thuật là cần thiết. Chúng ta cần xây dựng hàng rào kỹ thuật dựa trên quy trình thống nhất: rà soát lại các văn bản còn hiệu lực, phân tích những văn bản đó xem còn gì phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam để hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam nhanh chóng thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng trung tâm kiểm tra chất lượng tại các cửa khẩu quốc tế với máy móc thiết bị hiện đại, có biện pháp xử lý mạnh đối với những hàng hoá không đủ tiêu chuẩn.

Thứ ba,về chính sách tài chính tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: Trong những năm qua, nước ta đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu như: trợ cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ giá đầu vào cho sản phẩm… Nhưng những biện pháp này lại trái với quy tắc cạnh tranh công bằng và nằm trong nhóm đèn đỏ cấm áp dụng. Do vậy, nước ta cần phải hạn chế và dần xoá bỏ những biện pháp này. Việt Nam đã cam kết xoá bỏ ngay lập tức trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản sau khi gia nhập WTO như xoá bỏ hình thức thưởng xuất khẩu từ năm 2007. Nhưng những cải cách đó chưa đủ cho một chính sách tài chính phù hợp với những quy định của WTO và vừa mang lại hiệu qủa cao cho nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng.

Hiện nay, các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu ngày càng đa dạng và thêm nhiều hình thức mới. Do vậy, trong thời gian nhanh nhất, nước ta nên linh hoạt áp dụng các biện pháp trong nhóm đèn xanh như:

- Bảo lãnh tín dụng: Đây là hình thức phổ biến trên thế giới nhưng lại chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam. Hình thức này giúp các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc mở rộng hình thức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp có thể vay được một khoản tín dụng mà không đòi hỏi khắt khe về điều kiện vay.

- Đẩy mạnh hoạt động của các công ty cho thuê tài chính.

- Mở rộng diện đối tượng được hưởng chính sách theo hướng bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế, đảm bảo tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận với chính sách tín dụng xuất khẩu và được hưởng những ưu đãi của chính sách nếu họ đáp ứng đủ yêu cầu.

- Thực hiện nguyên tắc minh bạch hoá chính sách như WTO yêu cầu. Đây là nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, chính sách tài chính tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cần được thiết kế một cách rõ ràng với những nội dung cụ thể về điều kiện được vay, phương tiện cho vay, phương thức tính lãi… để đảm bảo sau khi ban hành là có thể thực hiện được ngay.

- Chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản nên xây dựng toàn diện từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản và xuất khẩu dựa trên cơ chế quản lý theo ngành hàng nông sản.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)