Chính sách xuất khẩu nông sản của Thái Lan trong WTO

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 40)

Thái Lan là nước có nền nông nghiệp mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, sản xuất và xuất khẩu cao su, tôm sú, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu đường. Nền nông nghiệp Thái Lan tăng trưởng khá và bền vững. Nông nghiệp tuy chỉ chiếm 11% GDP cả nước nhưng đây là ngành thu hút nhiều lao động (hơn 50%).

Gia nhập WTO vào năm 1995, Thái Lan đã có nhiều điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu trong nước, đảm bảo doanh thu xuất khẩu và tiết kiệm nguồn lực. Nông sản xuất khẩu của Thái Lan đã chuyển từ nông sản thô sang các sản phẩm chế biến và có kế hoạch sản xuất cụ thể cho các nhóm hàng.

Bên cạnh đó, Thái Lan còn tiến hành hàng loạt các điều chỉnh về chính sách thương mại, đầu tư, giá cả, tiếp thị…

Chính sách thuế: Thái Lan áp dụng thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng nông sản như thịt, rau quả, đường với mức thuế suất khá cao, 25% đối với thực phẩm; 40-50% đối với các sản phẩm có thể tiêu dùng ngay. Tuy nhiên, nước này không áp dụng chính sách hạn chế số lượng. Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, bột đậu…

Trợ cấp xuất khẩu: Thái Lan khá chú trọng biện pháp này, nhất là đối với các mặt hàng nông sản chế biến. Trợ cấp xuất khẩu được thực hiện thông qua các hoạt động như: bán gạo trả chậm, cơ chế tín dụng trước và sau xuất khẩu; thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu; giảm lãi suất ngân hàng, giảm thuế nhập khẩu đối với những hàng hoá tạm nhập, tái xuất. Tín dụng xuất

khẩu bao gồm tín dụng trước và sau xuất khẩu. Tín dụng trước xuất khẩu hỗ trợ các nhà xuất khẩu mua nguyên liệu, thanh toán tiền vận chuyển… Sau khi xuất khẩu, nhà xuất khẩu có thể vay tiền để thanh toán.

Chính sách tiếp thị: Thái Lan liên tục nâng cao chất lượng nông sản và cải thiện hệ thống vận chuyển hàng hoá từ các nông trại tới thị trường trong và ngoài nước. Phát triển các khu chế xuất nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, phát triển chế biến nông sản trong các trang trại. Xây dựng các trung tâm công nghệ và sản phẩm nông nghiệp. Thái Lan cũng chú trọng việc tiêu chuẩn hoá, kiểm tra, dán nhãn và chứng nhận đối với các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng cao, có nhãn hiệu của quốc gia và bảo vệ những nhãn hiệu đó. Chính phủ Thái Lan thành lập Cục xúc tiến xuất khẩu với nhiệm vụ tổ chức các phái đoàn thương mại, hội trợ thương mại, cung cấp dịch vụ thông tin, là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đào tạo xuất khẩu, thành lập các trung tâm thương mại ở nước ngoài.

Chính sách giá: Từ năm 1995, Chính phủ Thái Lan triển khai chương trình hỗ trợ và bảo hộ giá, thiết lập mức giá tối thiểu nhằm tạo thu nhập ổn định cho người sản xuất. Khi giá cả xuống thấp, chính phủ sẽ thu mua nông sản nhằm kích cầu, nâng giá bán của nông sản. Ngoài ra, Thái Lan còn thực hiện biện pháp lưu kho. Đây là biện pháp được áp dụng cho cả xuất khẩu và các thị trường trung tâm ở những vùng sản xuất lớn nhằm lưu trữ đủ nông sản theo chỉ tiêu, tập trung nông sản bán ở đầu vụ. Biện pháp này không tiến hành trực tiếp với người sản xuất nhưng cũng góp phần làm tăng giá thu mua nông sản lên trên mức giá tối thiểu. Thời gian bán hàng lưu trữ là vào cuối vụ thu hoạch khi nguồn cung sản phẩm giảm, giá nông sản tăng nhằm tăng nguồn cung, hạ bớt và ổn định giá.

Một số biện pháp hỗ trợ sản xuất khác: Thái Lan đẩy mạnh thu mua nông sản nhằm ổn định mức giá cho nhà sản xuất. Thái Lan còn có các cơ quan chịu trách nhiệm phân phối đầu vào cho nông nghiệp như hội tiếp thị của nông dân (MOF); Ngân hàng nông nghiệp; Quỹ hỗ trợ tái sinh cây cao su. Chính phủ Thái Lan đã và đang triển khai chương trình giống nhằm nhân rộng các loại giống tốt phục vụ sản xuất. Thái Lan thành lập cơ quan giám sát và kiểm tra lương thực nhà nước. Cơ quan này tiến hành nghiên cứu, sáng chế kỹ thuật mới, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản.

Thái Lan chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp như xây dựng đường ống dẫn nước cho khu vực Đông Bắc, nơi chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp cả nước nhưng mới chỉ có 12% diện tích được tưới tiêu. Thái Lan còn dành một số lượng vốn lớn xây dựng các tuyến đường vận chuyển nông sản từ nơi sản xuất đến các kho bãi lưu trữ.

Nhờ có những biện pháp điều chỉnh, cải tiến liên tục và kịp thời nên nền nông nghiệp Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, trở thành một nước có vị thế trong xuất khẩu hàng nông sản trên thế giới.

Bảng 1.3: Tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan

Đơn vị tính: %

Năm 1990 1995 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Tốc độ tăng trưởng

nông nghiệp -4,7 4 1,2 0,7 12,7 -2,4 -3,2 4,4 Đóng góp vào GDP 12,5 9,5 9 9,4 10,4 10,3 10,2 10,7 Tăng trưởng xuất khẩu 14,2 23,6 25,2 14 13,7 16,5 14,6 11,4

Nguồn: ADB và World Bank

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)