0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Các quy định khác liên quan đến hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO TỚI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật: gồm

14 điều và 3 phụ lục.

Biện pháp vệ sinh động thực vật là bất cứ biện pháp nào được áp dụng để bảo vệ sức khoẻ con người hay động thực vật trong phạm vi lãnh thổ của nước thành viên khỏi các nguy hiểm nảy sinh từ nhập khẩu, từ sự hình thành và lây lan của các côn trùng có hại, dịch bệnh, các vật mang dịch bệnh hoặc các sinh vật gây bệnh, các phụ gia, chất gây ô nhiễm, độc tố hay sinh vật gây bệnh trong đồ ăn thức uống, thực phẩm.

Các biện pháp vệ sinh động thực vật bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cầu và các thủ tục liên quan, tiêu chuẩn sản xuất, tiến trình và

phương pháp sản xuất; thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận thông qua các thủ tục, biện pháp xử lý như các yêu cầu về vận chuyển động thực vật với điều kiện cần thiết cho sự sống sót của chúng, các quy định về phương pháp thống kê, thủ tục lấy mẫu, phương pháp đánh giá nguy hại, các yêu cầu đóng gói, dán nhãn trực tiếp liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Đánh giá sự nguy hại là việc đánh giá khả năng có thể xảy ra từ việc nhập khẩu, hình thành và lây lan dịch bệnh, các côn trùng gây hại trong phạm vi lãnh thổ của nước nhập khẩu theo các biện pháp vệ sinh động thực vật có thể được áp dụng và kết hợp với các kết quả kinh tế, sinh thái tiềm ẩn hoặc sự tiểm ẩn những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khoẻ con người, động thực vật của các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm, các độc tố, sinh vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống.

Không nước nào bị ngăn cản lựa chọn hay thi hành biện pháp để bảo vệ sức khoẻ, cuộc sống con người, động thực vật với yêu cầu là các biện pháp không được áp dụng theo cách thức có thể tạo ra sự phân biệt đối xử khác nhau hoặc không công bằng giữa các nước thành viên có điều kiện giống nhau và một sự hạn chế được nguỵ trang đối với thương mại quốc tế.

Hiệp định mong muốn cải thiện sức khoẻ, cuộc sống con người và tình hình vệ sinh động thực vật của tất cả các nước thành viên. Các biện pháp vệ sinh thường được áp dụng trên cơ sở các hiệp định hoặc nghị định thư song phương. Các thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp đảm bảo vệ sinh động thực vật nào chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết và phải dựa trên cơ sở khoa học. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh động thực vật không được phân biệt đối xử khác nhau hoặc không công bằng giữa các nước thành viên. Các biện pháp đó cũng không được áp dụng theo cách thức có thể tạo ra sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.

Việc đánh giá rủi ro sẽ phải tính đến các chứng cứ khoa học đã có, các quá trình và phương pháp sản xuất liên quan. Đánh giá các rủi ro còn phải tính đến các yếu tố kinh tế liên quan như khả năng thiệt hại do thua lỗ trong sản xuất hay tiêu thụ khi có sâu bệnh xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền, chi phí của việc kiểm tra hay loại bỏ sâu bệnh.

Các quy định về vệ sinh động thực vật sẽ phải được công bố trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi có hiệu lực để các nước thành viên khác có thời gian thay đổi sản phẩm, phương pháp sản xuất của họ để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Mỗi nước phải có một đầu mối để cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến các biện pháp vệ sinh động thực vật.

Bên cạnh các quy định của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật, lương thực thực phẩm nhập khẩu vào các nước phát triển phải tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe.

EU có quy định rất cụ thể về hàng nông sản thực phẩm:

- Hàm lượng thuốc trừ sâu tối đa có trong rau quả: Trong quá trình sản xuất phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu với hàm lượng đúng quy định.

- Kiểm tra thú y đối với thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản: đưa ra những yêu cầu để hạn chế việc sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản từ đó buộc các nước xuất khẩu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, giám sát việc sử dụng và kiểm soát hàm lượng chất ô nhiễm môi trường.

- Chất phụ gia trong thực phẩm: chỉ rõ các chất và hàm lượng tối đa được sử dụng trong chế biến thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm và hạn chế tác động đến môi trường.

Hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Một số

sản phẩm muốn nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải được các bộ ngành có liên quan của nước này cho phép và phải tuân thủ các hệ thống, nguyên tắc áp dụng đối với từng loại mặt hàng.

Trước sự xuống cấp của môi trường do hoạt động sản xuất tiêu dùng của con người, bên cạnh việc phát triển thương mại, các nước ngày càng quan tâm đến bảo vệ môi trường. Nhiều nước đã đưa ra nhiều quy định mà ta có thể chia thành hai nhóm:

- Các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường như về bao bì, nhãn sinh thái, phương pháp sản xuất.

- Các quy định gián tiếp: như quy định về loại thuốc trừ sâu, hàm lượng thuốc bảo vệ động thực vật, kháng sinh trong sản phẩm; quy trình sản xuất, giết mổ gia súc, quy định về các phụ gia được sử dụng…

Các biện pháp vệ sinh động thực vật, môi trường ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ con người, môi trường… nhưng có thể trở thành các rào cản thương mại, nhất là khi bị lạm dụng để bảo vệ thị trường trong nước.

Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại: Năm 1979, GATT đã công bố Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) và có hiệu lực từ ngày 1/1/1980.

Những quy định của TBT nhằm đảm bảo tính ổn định sản phẩm về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn cho người, gia súc, cây cối, bảo vệ sinh thái và môi trường.

- Về tiêu chuẩn kỹ thuật: Các sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ bên nào cũng phải được đối xử không kém phần ưu đãi so với các sản phẩm cùng loại trong nước cũng như các sản phẩm tương tự xuất xứ tại bất kỳ quốc gia nào khác liên quan đến các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật.

Hiệp định đưa ra các tiêu chí cho việc chuẩn bị, phê chuẩn và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đòi hỏi rằng các thủ tục để xác định tính tuân thủ của các sản phẩm đối với các tiêu chuẩn quốc gia phải công bằng và thích hợp, đặc biệt là giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

TBT có tất cả 15 điều khoản và 3 phụ lục. Tiêu chuẩn kỹ thuật được chứng nhận bởi một tổ chức tiêu chuẩn hoá có thẩm quyền để được áp dụng nhiều lần hoặc liên tục nhưng sự phù hợp không có tính bắt buộc. Các tiêu chuẩn kỹ thuật này không bao gồm những quy cách kỹ thuật do một công ty hay cá nhân nào đó đề ra.

Điều kiện kỹ thuật bao gồm các quy định hành chính áp dụng mà sự phù hợp là bắt buộc.

Chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP) là tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị sản xuất dược phẩm và thực phẩm, chứng nhận này đảm bảo một cách chắc chắn rằng sản phẩm được sản xuất một cách ổn định, đạt chất lượng đã quy định

Kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy hại về vệ sinh là công cụ đánh giá mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của thực phẩm nhằm thiết lập hệ thống kiểm soát.

Quy định kỹ thuật là tài liệu nêu quy cách của sản phẩm như chất lượng, mức độ hoàn thành, an toàn hay kích thước

Chứng nhận chất lượng đối với nhà xuất khẩu là điều kiện vô giá để chứng minh rằng mình đang áp dụng và điều hành một hệ thống hữu hiệu đã qua kiểm tra và được chấp nhận bởi bên thứ ba độc lập, có uy tín, một hệ thống chứng tỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu. Chứng nhận chất lượng tạo một niềm tin về quản lý, chất lượng của nhà cung cấp, nó cho phép bên mua giảm bớt được sự can thiệp của mình vào quá trình sản xuất, giảm bớt chi phí cho việc kiểm tra, đánh giá hệ thống chất lượng của nhà cung cấp.

Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra trở ngại không cần thiết cho thương mại quốc tế. Hiệp định yêu cầu không một nước nào có thể ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống sức khoẻ con người, động thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá ở mức độ cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra sự phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước. Trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, các quy định phải phù hợp với hiệp định này.

1.3. Xuất khẩu nông sản của một số nƣớc khi gia nhập WTO và kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1.Xuất khẩu nông sản của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

Trung Quốc có diện tích 9,57 triệu km2, là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới và là nước đông dân nhất thế giới với dân số trên 1,3 tỷ người, đây là một thị trường tiêu dùng rộng lớn. Trung Quốc có nhiều nhân tố thuận lợi trong phát triển thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao và trở thành một nền kinh tế mạnh trong số những nước đang phát triển.

Tuy phát triển rất mạnh, song khi gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn là một nước nông nghiệp với 60% dân số sống ở nông thôn. Năm 2005, có 43% dân số nông thôn, 47,7% lao động trong khu vực nông nghiệp.

Năm 2000, GDP của Trung Quốc đạt khoảng 1000 tỷ USD thì nông nghiệp chiếm 17,7%; công nghiệp 49,3%; dịch vụ 33% [16, tr.29].

Sau 15 năm đàm phán, ngày 11/12/2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO. Khi gia nhập WTO, nhiều nhà nghiên cứu lo ngại rằng nông nghiệp Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất lợi. Những lo ngại này nảy sinh từ việc

so sánh thuế quan nông nghiệp được luật pháp Trung Quốc quy định trong những năm 1990 với các mức thuế quan được chấp nhận trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.

Cam kết của Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp

Trung Quốc chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 15 năm kể từ sau khi gia nhập WTO (hết hạn vào tháng 12 năm 2016) [6, tr. 186].

+ Cam kết thuế quan: Trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc cam kết giảm hàng rào thuế quan đối với hàng nông sản từ mức 21,3% năm 2000 xuống 18,5% năm 2002 và 15,5% vào năm 2006. Đến năm 2008, mức thuế này còn 15,3%. Cam kết thuế quan có sự khác nhau giữa các đối tác:

Đối với Mỹ: Trung Quốc và Mỹ đồng giảm mức thuế chung đối với nhập khẩu nông sản từ mức 45% xuống còn 17% và 14,4-15% đối với những sản phẩm ưu tiên. Ví dụ: thịt bò từ 45% xuống 12%; rượu vang từ 65% xuống 20%; cam quýt từ 40% xuống 12% [16, tr. 30].

Đối với EU: Thuế quan đối với nhiều loại nông sản giảm mạnh. Dầu cải từ 85% xuống 9%; bơ từ 30% xuống 10%; quýt từ 42% xuống 12%... EU và Trung Quốc còn ký một hiệp định về vệ sinh thực vật theo tinh thần Hiệp định SPS [16, tr.30].

Trung Quốc bảo lưu quyền sử dụng các hạn chế định lượng nhập khẩu đối với gạo, lúa mì, ngô, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu thực vật, đường, len và bông. Đối với ngũ cốc, thuế suất trong hạn ngạch đối với nông sản thiết yếu là 1% và cho sản phẩm chế biến tối đa là 10%. Thời gian loại bỏ hạn ngạch là năm 2004, trừ dầu đậu nành được loại bỏ vào năm 2005.

+ Các chính sách phi thuế quan: thương mại nông sản Trung Quốc còn bị ảnh hưởng bởi một loạt các chính sách bảo hộ xuất nhập khẩu phức tạp như quyền thương mại, thương mại chỉ định, hạn ngạch, giấy phép, hạn ngạch

thuế quan… Sau khi gia nhập WTO, các biện pháp bảo hộ dần dần bị cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn.

Về trợ cấp nông nghiệp: Trung Quốc cam kết không trợ cấp hàng nông sản xuất khẩu, chỉ hỗ trợ thông thường trong toàn ngành nông nghiệp và hỗ trợ sản phẩm đặc biệt ở mức 8,5% giá trị sản lượng nông nghiệp.

Bảng 1.2: Một số biện pháp bảo hộ của Trung Quốc đối với hàng nông sản nhập khẩu Đơn vị tính: % Mặt hàng Mức bảo hộ năm 1998 Mức bảo hộ thực tế năm 2001

Thuế quan sau khi gia nhập WTO Gạo 127 -3,3 -3,3 Lúa mì 133 12 12 Ngô 130 32 30 Rau quả 15 -4 -4 Hạt dầu 132 20 3 Đường 30 40 20 Bông 3 17 20 Thịt và sản phẩm chăn nuôi 35 -15 -15 Sản phẩm bơ sữa 46 30 11 Nguồn: [16, tr.30].

Qua bảng trên cho thấy, mức bảo hộ của hầu hết các mặt hàng nông sản của Trung Quốc đều giảm rất mạnh như gạo, lúa mỳ, sản phẩm bơ sữa…

Trong khi đó, giá cả nhiều mặt hàng nông sản của Trung Quốc cao hơn của thế giới do chi phí sản xuất cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Vào tháng 10

năm 1999, giá gạo của Trung Quốc cao hơn của thế giới là 12,3%; tiểu mạch là 51,5%; ngô là 56,2%, đậu tương là 41,8%. Chỉ có thịt lợn, táo và thuốc lá là tương đối có ưu thế, còn lại nhiều mặt hàng nông sản của Trung Quốc thiếu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Do tác động của quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như tác động của quá trình công nghiệp và đô thị hoá, tài nguyên nông nghiệp ngày càng khan hiếm. Năm 1999, diện tích đất nông nghiệp bình quân một lao động là 0,2 ha, chỉ bằng ¼ của Thái Lan, 1/25 của thế giới và 1/3000 của [16, tr.31].

Theo nhiều nghiên cứu và dự báo, sau khi gia nhập WTO, nông nghiệp Trung Quốc bị tác động mạnh hơn các ngành khác mặc dù trong dài hạn cũng có những tác động tích cực. Năm 2000, Fan Zhai và Shan Tong Li đã dùng mô hình toán học để phân tích 41 ngành kinh tế và 10 loại hộ gia đình về tác động của gia nhập WTO. Theo nghiên cứu trên, việc bãi bỏ quota nhập khẩu nông phẩm sẽ làm giá nông sản trong nước hạ thấp, sản lượng lương thực, thực phẩm giảm, tỷ lệ nhập khẩu tăng cao, nhưng những tác động này không đồng đều với các sản phẩm. Những sản phẩm cần nhiều lao động, được bảo hộ cao sẽ giảm sản lượng và số lượng xuất khẩu như các sản phẩm lương thực và sẽ tăng đối với các ngành khác như chăn nuôi. Trung Quốc là nước thiếu đất, hạn chế về vốn nhưng thừa lao động giản đơn nên Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường nông nghiệp và thực phẩm của mình, các nước phát triển sẽ mở rộng thị trường sản phẩm sử dụng nhiều lao động thủ công của Trung Quốc, qua đó tạo những điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để chuyển lao động nông nghiệp sang ngành khác.

Các điều chỉnh chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO TỚI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM (Trang 26 -26 )

×