Kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 42)

Thứ nhất: Theo kinh nghiệm của các nước cho thấy, chúng ta phải có

phẩm và cải tiến chất lượng theo hướng toàn diện. Trong quá trình đó cần tích cực chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng năng suất, chất lượng vật nuôi cây trồng. Điều chỉnh quy hoạch theo hướng ưu tiên những nông sản có lợi thế cho sản xuất và xuất khẩu. Mở rộng diện tích các cây trồng có chất lượng để ổn định nguồn cung. Trong quá trình quy hoạch cần xác định lợi thế của các vùng và lấy đó làm tiêu điểm chính cho sự phát triển, định hướng các vùng chuyên canh, hình thành các cụm công nghiệp chế biến nông sản. Đồng thời, chúng ta phải quan tâm, chú trọng sản xuất các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ… để đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, đặc biệt là ở các nước phát triển.

Thứ hai: Để gia nhập WTO có hiệu quả, Việt Nam cần điều chỉnh và

hoàn chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng để phù hợp với các quy định và cam kết với WTO khi gia nhập đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước. Nước ta cần đẩy nhanh cải cách thể chế kinh tế thị trường, đây là sức ép của quá trình hội nhập song cũng là cơ hội để hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, tận dụng các nguồn lực để phát triển. Các chính sách thương mại cần phải được thống nhất và minh bạch hoá trên toàn quốc và giữa các thành phần kinh tế, loại bỏ dần độc quyền xuất nhập khẩu, qua đó khuyến khích cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu.

Thứ ba: Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết cắt giảm thuế quan. Về thực chất đây chính là hành động nhằm giảm bảo hộ, xoá bao cấp, tăng độ mở cửa của nền kinh tế, tạo sức ép buộc các doanh nghiệp cải cách. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cần có sự điều chỉnh linh hoạt các biện pháp hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản phù hợp với các cam kết khi gia

nhập WTO và vẫn bảo vệ được các mặt hàng quan trọng nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực do việc cắt giảm trợ cấp mang lại.

Thứ tư: việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường sức mạnh của nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của các chủ thể trong nền kinh tế. Do vậy, phải tiến hành cải cách doanh nghiệp theo hướng để các doanh nghiệp thâm nhập vào hệ thống kinh doanh toàn cầu. Chính phủ tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát triển, mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại hộ gia đình. Chính phủ cũng cần có các biện pháp, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình tiếp cận với tiến bộ khoa học, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng cao, có nhãn hiệu quốc gia và bảo vệ nhãn hiệu đó. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng công tác xây dựng, đăng ký và bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của mình.

Thứ năm: Nước ta cần chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông

lâm sản. Xây dựng, quy hoạch các khu chế xuất, các cụm công nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong các trang trại. Muốn vậy, chúng ta phải có quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý, định hướng các vùng chuyên canh để đảm bảo nguyên liệu cho các cụm công nghiệp chế biến nông sản.

Thứ sáu: Chính phủ cần rà soát, cải tiến các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, kiện toàn hệ thống kiểm dịch theo các tiêu chuẩn quốc tế. Khi các tiêu chuẩn trong nước được quốc tế chấp nhận, một mặt sẽ nâng cao uy tín sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế, mặt khác, các doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sản xuất vì khi đạt tiêu chuẩn Việt Nam, các mặt hàng đã đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu và không cần tốn chi phí để đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ bảy: Chính phủ cần có biện pháp ổn định giá cả thị trường, cân đối cung cầu đảm bảo ổn định thu nhập cho người sản xuất và chi phí thu mua nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông sản. Cả Trung Quốc và Thái Lan đều khá chú trọng công tác này thông qua việc xây dựng hệ thống kho bãi lưu trữ lương thực, thu mua nông sản khi dư cung và xuất bán khi dư cầu trên thị trường.

Thứ tám: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường trên cả nước, nâng cao năng lực của các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài nhằm cung cấp các dữ liệu thông tin thị trường trong nước và quốc tế một cách chính xác và hoàn chỉnh. Cải thiện hệ thống vận chuyển nông sản trong nước và quốc

CHƢƠNG 2

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

********************* 2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều bước tiến quan trọng. Từ chỗ là nước không có đủ lương thực cho nhu cầu trong nước đến chỗ có xuất khẩu và trở thành nước xuất khẩu có vị thế khá trên thị trường quốc tế. Nước ta hiện đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, điều… Những thành tựu trên đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp Đơn vị tính: %

Năm 1995 2000 2004 2005 2006 2007 2008

Tốc độ tăng trưởng theo giá

trị so sánh 1994 4,4 4,1 3,9 4,9 4,4 4,6 5,62

Tỷ trọng nông nghiệp trong

GDP theo giá so sánh 1994 23 19,8 16,7 15,9 15,3 17,8 21,99

Nguồn: Bộ NN&PTNT

(GDP nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản)

Giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 3,83%/năm. Từ năm 2006 đến 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta đều tăng trên 4%/năm. Sản lượng và diện tích các loại cây trồng tăng khá nhanh. So với năm 2000, năm 2005, diện tích cây cao su tăng 48.000 ha, tương đương 116%, hạt tiêu tăng 25.000 ha bằng 92,5%; điều tăng 104.600 ha, bằng 150%, chè tăng 32.000 ha bằng 36%; đỗ tương tăng 76.000 ha bằng 64%; lạc 20.000 ha, tăng 8,2%, cây ăn quả tăng

190.000 ha… So với năm 2006, năm 2007 diện tích chè tăng 2,3%, sản lượng chè tăng 8,6%; diện tích cây cao su tăng 5,2%, sản lượng tăng 8,3%; diện tích điều tăng 8,8%, sản lượng tăng 10,5%; diện tích cây ăn quả tăng 0,5%; diện tích lúa giảm 2%, sản lượng lúa tăng 0,2%.

Bảng 2.2: So sánh diện tích, sản lượng một số cây trồng năm 2005 với năm 2000 Cây trồng Cao su Hạt tiêu Điều Chè Đỗ tương Lạc Cây ăn quả

Tăng diện tích (ha) 48.000 25.000 104.600 32.000 76.000 20.000 190.000

Tăng diện tích (%) 116 92,5 150 36 64 8,2 -

Tăng sản lượng (%) 37,55 87,7 3,05 45,2 80,8 30,7 -

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng ổn định, từ năm 1995 trở lại đây, tốc độ tăng trung bình của ngành khoảng 5%. Trong khi đó, ngành chăn nuôi có xu hướng biến động giảm, nguyên nhân một phần là do có khá nhiều dịch bệnh. Vào thời điểm dịch bệnh, nhiều nước đã cấm nhập khẩu gia súc sống và thịt từ Việt Nam.

Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng một số loại cây trồng năm 2008

Cây trồng Cao su Hạt tiêu Điều Cà phê Chè Lúa Cây ăn

quả

Diện tích (1000 ha) 618,6 50,0 404,9 525,1 129,6 7399,6 576,6

Tăng trưởng so với

năm 2007 (%) 11,2 3,3 -8,0 3,1 2,4 2,8 -

Sản lượng (1000

tấn) 662,9 104,5 313,4 996,3 759,8 38630,5 -

Tăng trưởng so với

năm 2007 (%) 8,7 17,0 0,3 3,6 7,5 7,5 -

Cơ cấu nông nghiệp có nhiều tiến bộ theo hướng giảm tỷ trọng tương đối của ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng tương đối của chăn nuôi, dịch vụ song trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong nông nghiệp giảm từ 81% năm 2000 xuống 78,6% năm 2005. Trong khi đó tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng từ 18,9% năm 1995 lên 19,3% năm 2000 và 21,4 % năm 2005. Năm 2007, tỷ trọng của ngành trồng trọt chiếm 78%, ngành chăn nuôi chiếm 20% và dịch vụ chiếm 2% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hoá. Hiện cả nước có 197 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, tổng công suất 5,4 triệu tấn/năm. Một số vùng vẫn còn thiếu nước tưới. Sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn là sản xuất thủ công, quy mô nhỏ nên sản lượng, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng bộ, khó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trên thị trường thế giới. Hạ tầng cơ sở phục vụ nông nghiệp như điện, thông tin liên lạc, chợ, bến bãi, đường xá… còn yếu và thiếu.

Các doanh nghiệp nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu doanh nghiệp nước ta. Năm 2004, có 1015 doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm tỷ lệ 1,3% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam [20, tr.25]. Tính đến ngày 1/7/2006, cả nước có 2136 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong đó có 608 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 296 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và 1.232 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản. Cũng đến thời điểm đó, cả nước có 7.237 hợp tác xã, trong đó có 6.971 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 30 hợp tác xã lâm nghiệp và 236 hợp tác xã thuỷ sản. Về các trang trại, cả nước có 113.699 trang trại trong đó có 72.020 trang trại hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chiếm 63% tổng số các trang trại [4, báo cáo năm 2006].

Công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường nông sản trong nước và thế giới vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đầu tư cho nông nghiệp còn ở mức thấp và chưa đồng bộ, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế.

2.2. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp

2.2.1. Các cam kết

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Nước ta phải thực hiện rất nhiều cam kết, sau đây là một số cam kết liên quan đến sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Cam kết mở cửa thị trường: Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế

phi thị trường trong 12 năm, không muộn hơn 31/12/2018. Tuy nhiên, trước thời điểm nêu trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là nền kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo kinh tế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ phi thị trường cho Việt Nam.

Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng) từ mức hiện hành là 17,4% xuống còn 13,4%. Hàng nông sản từ mức 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong vòng 5-7 năm.

Hạn ngạch thuế quan được bảo lưu quyền áp dụng đối với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.

Bảng 2.4: Cam kết cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng

Mặt hàng Thuế suất

MFN

Cam kết đối với WTO Thuế suất khi

gia nhập

Thuế suất cuối cùng

Thời gian thực hiện

Thịt bò 20 20 14 5 năm

Thịt lợn 30 30 15 5 năm

Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm

Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm

Thịt chế biến 50 40 22 5 năm

Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm

Phân hoá học 0,7 6,5 6,4 2 năm

Hạt điều đã bóc vỏ - 40 25 5 năm

Hoa quả các loại - 40 10-30 (tuỳ loại) 3-5 năm

Cà phê chưa rang - 20 15 3 năm

Cà phê đã rang - 40 30 4 năm

Hạt tiêu - 30 20 2 năm

Nguồn: [19, tr.8]

Việt Nam không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm nông nghiệp.

Cam kết về quyền kinh doanh: Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và

cá nhân nước ngoài được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá như người Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO trừ một số mặt hàng nhạy cảm chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo, dược phẩm… Việt Nam đảm bảo tất cả các công ty, cá nhân nước ngoài có thể thực hiện xuất nhập khẩu như những nhà xuất nhập khẩu chính thức ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh. Việt Nam cũng cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu

tại Việt Nam và quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước.

Cam kết trợ cấp nông nghiệp: Việt Nam cam kết sẽ áp dụng trợ cấp đối với hàng nông sản phù hợp với Hiệp định Nông nghiệp. Theo đó, các chính sách “Hộp xanh lá cây” và “Chương trình phát triển” được miễn trừ khỏi cam kết cắt giảm, chính sách “Hộp hổ đỏ” có thể áp dụng mức giới hạn tối thiểu. Đối với hỗ trợ trong nước theo quy định của WTO buộc phải cắt giảm thì nước ta được duy trì ở mức không quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài ra, mức trần đối với tổng mức hỗ trợ trong nước mà Việt Nam dành cho các nhà sản xuất trong nước là khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.

Các loại trợ cấp mang tính khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép áp dụng không hạn chế. Tổng mức hỗ trợ gộp giai đoạn cơ sở của Việt Nam giai đoạn 1999-2001 là 3.961,59 tỷ đồng.

Cam kết ngoại hối: Việt Nam sẽ tuân thủ các nguyên tắc của Quỹ tiền

tệ quốc tế (IMF) và WTO về ngoại hối

Việt Nam duy trì kiểm soát xuất khẩu đối với một số sản phẩm như gạo, gỗ… Các biện pháp kiểm soát này được thực hiện theo nguyên tắc của WTO.

Việt Nam cũng sẽ áp dụng ngay các hàng rào kỹ thuật về thương mại và các biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà không có thời gian quá độ nào.

2.2.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam Cơ hội Cơ hội

Thứ nhất, cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường và được đối xử bình đẳng trên thị trường quốc tế: Thị trường xuất khẩu nông sản sẽ được mở rộng hơn rất nhiều do được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện. Hàng

Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng các rào cản thuế quan và hạn ngạch. Chính sách bảo hộ nông nghiệp của các nước phát triển cũng phải hạn chế nên sẽ tạo điều kiện để những nông sản có lợi thế cạnh tranh của nước ta xâm nhập vào các thị trường đó. Như vậy, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng một môi trường ổn định và bình đẳng hơn. Điều đó không chỉ thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường truyền thống mà còn xuất khẩu các sản phẩm mới sang các thị trường mới.

Khi chưa là thành viên WTO, Việt Nam phải chịu mức thuế phân biệt đối xử, lệ phí hạn ngạch cao hơn. Ví dụ, lệ phí hạn ngạch cho những doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cao su của Thái Lan, Malaysia, Indonesia chỉ bằng 60-65% so với lệ phí hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt Nam. Gia nhập WTO cũng giúp Việt Nam có nhiều cơ hội kí kết hợp đồng với các đối

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)