Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 88)

Những thành tựu đạt được

Thứ nhất, tác động lớn nhất đối với nền kinh tế sau khi gia nhập WTO

là sự chuyển biến của các quy định pháp luật và chính sách kinh tế theo hướng minh bạch hơn, ít phân biệt đối xử hơn giữa các thành phần kinh tế và hướng tới môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Điều này đã khuyến khích các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, thương mại trong nước và xuất khẩu đầu tư, cạnh tranh và hợp tác kinh doanh phát triển. Số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp tăng, các trang trại và hộ gia đình đã vượt các nông trường quốc doanh và hợp tác xã. Tỷ trọng đầu tư của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước trong sản lượng nông nghiệp giảm sút trong khi tỷ trọng của khu vực tư nhân và nước ngoài liên tục tăng.

Thứ hai, quy mô, và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tiếp tục được duy trì ở mức cao. Các chỉ tiêu được đặt ra về tăng trưởng xuất khẩu đều đã được thực hiện và đạt chỉ tiêu đề ra. Nhiều mặt hàng có kim ngạch cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra như năm 2008, xuất khẩu

cà phê đạt 2,02 tỷ USD, tăng 13,44%, cao su đạt 1,6 tỷ USD tăng 14,6%... Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu nông sản đã đóng góp một lượng ngoại tệ khá lớn để giải quyết khó khăn cho nền kinh tế.

Thứ ba, cơ cấu hàng hoá có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hàng chế biến được nâng lên, nhiều ngành hàng, doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng thương hiệu cho mình và tiến hành sản xuất các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế để thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản… Chất lượng và độ an toàn thực phẩm được nâng lên nên giá nông sản xuất khẩu cũng tăng lên.

Thứ tư, thị trường nông sản xuất khẩu được mở rộng hơn. Ngày nay, thị trường xuất khẩu không chỉ tập trung ở các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước châu Á khác mà nhiều mặt hàng có thêm nhiều bạn hàng mới ở thị trường Mỹ, EU. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Á có xu hướng giảm, hàng hoá nước ta đã thâm nhập tốt hơn và đứng vững hơn tại thị trường EU, các nước châu Mỹ và một số nước khác như gạo, cà phê, cao su, hoa quả…

Thứ năm, vị thế thương mại của một số mặt hàng nông sản tiếp tục được củng cố trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, hạt điều xếp thứ 2, hạt tiêu xếp vị trí thứ nhất, cao su xếp vị trí thứ 5 và chè xếp vị trí thứ 7 trên thế giới.

Những hạn chế

Thứ nhất, nước ta vẫn vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của WTO do bản thân quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản của nước ta còn nhiều hạn chế. Bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm còn phải đối mặt với các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng trong việc đánh giá hàng hoá là ISO 9000, ISO 14000… Ngoài

ra, còn một số tiêu chuẩn riêng của các nước như tiêu chuẩn về chất lượng do Uỷ ban Châu Âu ban hành, yêu cầu các sản phẩm buộc phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU mới được bán tại thị trường này. Các quy định về môi trường thường đưa ra những yêu cầu khắt khe trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Điều này gây khó khăn cho Việt Nam khi bản thân các doanh nghiệp còn chưa đủ các điều kiện cần thiết về vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm về các vấn đề liên quan trong thực tế. Hơn nữa, quy mô sản xuất của các hộ gia đình nước ta còn rất nhỏ, manh mún, phân tán nên việc áp dụng kỹ thuật cũng như tiến bộ khoa học gặp rất nhiều hạn chế. Việc tuân thủ những tiêu chuẩn do nước nhập khẩu đưa ra đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn đối với doanh nghiệp, điều này sẽ kéo theo chi phí sản phẩm gia tăng làm giảm sức cạnh tranh về giá của sản phẩm.

Một vấn đề khác thường gặp là phần lớn các sản phẩm nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam, nhưng những tiêu chuẩn này lại chưa được công nhận hợp chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá bắt buộc phải tuân theo tiêu chuẩn giám định của nước nhập khẩu và các quy trình kiểm tra và giám định chất lượng hàng hoá của nước ngoài. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi đã là thành viên của WTO.

Với năng lực hạn chế, vị thế nước nhỏ, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thấp nên nước ta chưa có hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn hàng nhập khẩu chất lượng thấp nhập khẩu vào Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam đang phải đối diện với các quy định và yêu cầu chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước. Năm 2007, khá nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng bởi rào cản kỹ thuật như gạo, chè, cà phê, thịt lợn… đặc biệt là cà phê trên thị trường London.

Bao gói sản phẩm của nước ta chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, quy định của WTO về bao gói sản phẩm ngày càng trở nên nghiêm ngặt, đặc biệt là những bao gói được xem là không thân thiện với môi trường.

Thứ hai, cơ cấu hàng xuất khẩu còn nhiều hạn chế thể hiện ở cả ba phương diện: chủng loại hàng hoá đơn điệu, chưa tích cực phát triển các mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch cao; quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá còn diễn ra chậm; các mặt hàng có giá trị gia tăng cao còn thấp. Với cơ cấu xuất khẩu này, xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế thấp, triển vọng mở rộng thị trường bị thu hẹp vì với những sản phẩm nông sản, tính co giãn theo thu nhập thấp, nhu cầu tăng thêm do tăng dân số ở các nước phát triển rất chậm.

Thứ ba, tỷ trọng hàng nông sản chế biến sâu còn thấp. Mặc dù tỷ trọng này có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Tỷ trọng nông sản chế biến sâu mới đạt khoảng 25-30% tổng sản lượng, trong đó rau quả thực phẩm khoảng 10%, thịt lợn 10-15%, cà phê khoảng 4-6%. Chất lượng hàng nông sản thấp nên sức cạnh tranh kém và phải chịu thua thiệt về giá. Hầu hết các cơ sở chế biến nông sản hiện nay đều có quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, phát triển tự phát, đang sử dụng công nghệ lạc hậu nên rất khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ và gặp nhiều khó khăn khi muốn mở rộng thị trường, quy mô xuất khẩu. Công nghệ chế biến, bảo quản, kiểm dịch đối với nông sản xuất khẩu còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm thấp, chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, tỷ lệ sản phẩm làm ra đạt chất lượng quốc tế chỉ có 1-5%, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký chất lượng sản phẩm khoảng 5% đến 15%. Theo cách phân loại, đánh giá công nghệ thiết bị hiện đại với 7 giai đoạn thì các cơ sở chế biến của nước ta mới phổ biến ở mức 3/7 và 4/7. Tỷ lệ hàng nông sản xuất khẩu qua chế biến nhỏ, mức độ thoả mãn nhu cầu của thị trường thế giới thấp gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu. Ví dụ, hiện

nay nhu cầu thị trường thế giới thiên về chè gói nhúng uống liền, cà phê hoà tan, cà phê rang xay nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ xuất khẩu chè búp khô, cà phê nhân khô… điều này đã làm giảm vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế bởi giá sản phẩm thô thấp hơn nhiều so với sản phẩm chế biến. Cà phê nhân khô giá chỉ bằng 26% giá cà phê hoà tan và 22% giá cà phê rang xay. Hiện nay, nước ta chỉ thu được phần nhỏ và rẻ nhất trong toàn bộ giá trị gia tăng của sản phẩm. Các phân khúc xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nghiên cứu và phát triển là những mắt xích mang lại giá trị gia tăng lớn nhất nhưng đều nằm trong tay các nước phát triển.

Thứ tư, mặc dù nước ta đã xuất khẩu nông sản sang 130 nước và vùng

lãnh thổ nhưng vẫn thiếu tính bền vững và có ít bạn hàng lớn. Nhiều mặt hàng nông sản đứng đầu hoặc trong nhóm hàng đầu thế giới nhưng lại không có được vai trò chi phối thị trường, ngược lại còn phải chịu lép vế so với hàng hoá nhiều nước do chúng ta chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao nên buộc phải lệ thuộc vào trung gian nước ngoài. Chủng loại hàng hóa còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm yếu. Xuất khẩu của nước ta thời gian qua chủ yếu dịch chuyển theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu. Xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh, chưa xây dựng được các ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Các mặt hàng có giá trị gia tăng cao còn thấp.

Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác thị trường xuất khẩu của nước ta còn hạn chế. Việt Nam chưa thể tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO để khai thác tiềm năng của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng và vị thế của một số mặt hàng nông sản chủ yếu của nước ta vẫn được củng cố nhưng tốc độ tăng

trưởng kim ngạch có dấu hiệu chững lại. Xuất khẩu sản phẩm thô, hàm lượng công nghệ thấp đang là hạn chế trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Trên thực tế, Việt Nam cũng chưa chú trọng khai thác những lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng các khâu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

Ngoài ra, việc tăng cường các biện pháp bảo hộ hàng nông sản dưới nhiều hình thức mới của các nước phát triển đã gây cản trở đáng kể tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Thứ năm, công tác của mạng lưới đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài còn yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương mại còn nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao. Thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Mỹ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác như Trung Quốc, Úc,… tăng trưởng chậm, thậm chí còn giảm.

Thứ sáu, mặc dù gia nhập WTO tạo hiệu ứng thu hút vốn đầu tư nước

ngoài nhưng ngành nông nghiệp chưa được hưởng lợi đáng kể từ thành quả này. Năm 2007, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài cho ngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm 10,6% tổng số dự án và 6,5% tổng số vốn đăng ký của nước ta. Mặc dù có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành nông nghiệp Việt Nam nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á. Nước ta hiện chưa thu hút được các nhà đầu tư của một số nước có tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia…

Thứ bảy, gia nhập WTO đã tạo ra áp lực lớn hơn đối với nước ta trong

việc duy trì năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh gay gắt diễn ra cả ở ba cấp độ, sản phẩm - sản phẩm, doanh nghiệp - doanh nghiệp, chính phủ - chính phủ, cả trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Thực hiện cam kết cắt giảm thuế

quan, giảm bảo hộ đã khiến một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số lĩnh vực trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì tăng trưởng, xuất khẩu không bền vững, và dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài. Một số sản phẩm nông nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan đã xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam như hoa quả, các sản phẩm chế biến, sữa…

Thứ tám, Việt Nam gia nhập WTO chưa được bao lâu thì khủng hoảng

kinh tế toàn cầu đã diễn ra. Không nằm ngoài vùng ảnh hưởng, các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta cũng chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này. Do mức độ mở cửa của nền kinh tế nước ta rộng hơn trước đây nên ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng lớn hơn và rõ rệt hơn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, xuất nhập khẩu đình trệ.

Khủng hoảng tài chính bắt đầu tác động tới hàng nông sản xuất khẩu từ tháng 9 năm 2008. Cùng với đó, hầu hết các nước đều được mùa khiến giá nông sản giảm nhanh và ở mức quá thấp.

Khủng hoảng kinh tế làm giá cả lên xuống thất thường, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, thị trường bị thu hẹp, thiếu các đơn hàng mới. Nhiều mặt hàng còn bị đình lại, không xuất được như cao su, cà phê do sức mua của nhiều nước châu Âu, Mỹ giảm. Hết quý II năm 2009, mặc dù khối lượng xuất khẩu của nhiều nông sản vẫn tăng nhưng giá trị kim ngạch vẫn bị giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2008 (-0,4%), kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta giảm 22,07%, hạt điều giảm 16,4%, cao su giảm 47,98%... Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta lâu nay đều hướng ngoại, tới 80-90% sản lượng như cà phê, hạt điều… nên khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng này, sản xuất bị đình trệ, quy mô sản xuất bị thu hẹp. Khủng hoảng kinh tế cũng làm

cho giá cả một số đầu vào tăng và không ổn định kéo theo giá một số sản phẩm tiêu dùng trong nước tăng và không ổn định, nhu cầu của thị trường trong nước giảm. Tất cả những biến động này đã ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của nông dân, doanh thu của doanh nghiệp và khả năng tái đầu tư, cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng hàng nông sản. Trong hai tháng cuối năm 2008, giá điều giảm 560 USD/tấn, việc này đã làm khoảng 80% các nhà máy chế biến hạt điều phải tạm đóng cửa.

Khủng hoảng tài chính và sự suy thoái toàn cầu cũng khiến cho các nhà đầu tư tư nhân thận trọng hơn và việc thanh toán gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường chè thế giới, nhu cầu mua vào thấp. Trong bối cảnh đó, các nhà sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới phải cắt giảm sản lượng. Chè là mặt hàng có xu thế giảm mạnh do tác động của khủng hoảng kinh tế. Xuất khẩu chè nước ta cũng chịu tác động của xu thế này.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

XUẤTKHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 *******************

3.1. Những quan điểm định hƣớng cơ bản

3.1.1. Quan điểm định hướng phát triển nông nghiệp

Gia nhập WTO là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, nền kinh tế nước ta bước vào một giai đoạn mới, hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Trở thành thành viên của WTO đã nâng cao vị thế thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước ta phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực vượt qua.

Trước tình hình và bối cảnh mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)