Những điều chỉnh chính sách nông nghiệp của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 56)

Trước và sau khi gia nhập WTO, nước ta đã tiến hành các điều chỉnh chính sách kinh tế - xã hội, thương mại, nông nghiệp… cho phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết khi nước ta gia nhập tổ chức này. Ngày 1/05/2001, Chính phủ ban hành Quyết định số 46/2001-QĐ-TTg nhằm giải quyết những bất ổn trong chính sách thương mại và làm cho thể chế thương mại được rõ ràng hơn. Theo Quyết định này:

Cấm xuất nhập khẩu: Nước ta cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác. Tuy nhiên, các công ty thuốc lá vẫn tồn tại ở Việt Nam, trong đó có cả các liên doanh. Khi cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập, nhưng sẽ chỉ có một doanh nghiệp nhà nước được phép nhập khẩu. Nước ta cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo nhưng vẫn duy trì kiểm soát đối với mặt hàng này. Việt Nam mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho mọi thành phần kinh tế, trừ một số mặt hàng quy định theo lộ trình.

Về hạn ngạch thuế quan: Hạn ngạch xuất khẩu gạo đã được Chính phủ bãi bỏ từ năm 2001. Giai đoạn 2001-2005 vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu đường. Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam vẫn bảo lưu được quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.

Giá quy định tối thiểu: Việt Nam áp dụng giá tối thiểu cho những nhóm hàng cụ thể để phục vụ cho công tác định giá thuế nhập khẩu. Giá nhập khẩu tối thiểu được tính theo giá CIF và được xác định dựa vào những dữ liệu như giá nhập khẩu của những công ty uy tín trong một giai đoạn cơ sở, giá thị trường quốc tế và giá của các sản phẩm tương tự. Từ năm 2000, đồ uống các loại, thuốc lá được đưa vào danh mục định giá tối thiểu. Sau khi gia nhập

WTO, nước ta không còn áp dụng tính giá thuế tối thiểu đối với nông sản xuất khẩu.

Chính sách hỗ trợ trong nước:

+ Chính sách hộp xanh của nước ta gồm các khoản hỗ trợ sau:

Nghiên cứu trong nước, mỗi năm Chính phủ chi khoảng 260-300 tỷ đồng

Đào tạo: Chính phủ chi khoảng 120-140 tỷ đồng

Khuyến nông: Hệ thống khuyến nông được thành lập theo ba cấp. Hàng năm, Chính phủ chi cho hệ thống này khoảng 80 tỷ đồng.

Cơ sở hạ tầng: Hàng năm Chính phủ chi khoảng 3000 tỷ đồng cho việc xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, đập…

Dự trữ lương thực quốc gia gồm: dự trữ gạo, bảo quản một số loại giống cây, thuốc trừ sâu…

Chương trình môi trường: Mỗi năm Chính phủ chi khoảng 300 tỷ đồng cho việc trồng rừng và phủ xanh đồi trọc.

Trợ cấp lương thực cho người nghèo ở miền núi, vùng khó khăn Chi trả cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai

Chi trả theo chương trình hỗ trợ vùng như chương trình định canh, định cư, hỗ trợ phí vận chuyển lương thực, muối, phân bón…

Hỗ trợ công tác thú y, bảo vệ thực vật và phòng chống dịch bệnh… Nước ta còn hỗ trợ thông qua chương trình tín dụng ưu đãi của quỹ hỗ trợ phát triển. Những ưu đãi bao gồm các khoản tín dụng đầu tư ưu đãi, hỗ trợ tỷ lệ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng…

Ngoài ra, Chính phủ còn trợ cấp chi những người sản xuất có thu nhập thấp hoặc thiếu nguồn lực ở vùng sâu, vùng xa, thành lập Ngân hàng chính sách xã hội để cung cấp những khoản vay ngắn hạn cho các hộ nghèo; hỗ trợ nhằm khuyến khích chuyển đổi từ cây thuốc phiện sang các cây trồng khác. Các khoản vay ngắn hạn có lãi suất thấp cho người nghèo và phân bổ ngân

sách để hỗ trợ vận tải, bù đắp chi phí sản xuất đầu vào cho vùng sâu, vùng xa, biến giới chiếm 57,1% tổng chi tiêu cho “Chương trình phát triển”. Các khoản trợ cấp đầu tư chiếm khoảng 42,5% được dùng chung dưới dạng các khoản vay lãi suất thấp cho việc xây dựng các nhà máy chế biến thực phẩm.

Nhìn chung, về hỗ trợ Hộp xanh lá cây thì hỗ trợ thông qua các dịch vụ chung chiếm phần lớn (61,7%), trong đó dịch vụ cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 75% trong giá trị dịch vụ chung. Hỗ trợ giảm bớt gánh nặng thiên tai là 13,4% và các chương trình hỗ trợ vùng chiếm 13,5%.

+ Chính sách hộp đỏ: Chính sách này được thực hiện theo hai chương trình: Thứ nhất là các chương trình hỗ trợ theo sản phẩm cụ thể áp dụng đối với gạo, đường, bông và thịt lợn. Theo số liệu giai đoạn 1999-2001, thì hỗ trợ trong nước đối với đường chiếm 99%, gạo chiếm 0,7%, bông và thịt lợn chỉ chiếm 0,3% tổng hỗ trợ. So với mức hỗ trợ tối thiểu 10%, thì hỗ trợ trong nước đối với gạo, bông và thịt lợn thấp hơn mức tối thiểu, hỗ trợ cho đường cao hơn mức tối thiểu. Chương trình thứ hai là hỗ trợ không theo sản phẩm cụ thể được áp dụng để bù đắp các chi phí về điện cho tưới tiêu và đóng thuỷ lợi phí. Hỗ trợ theo chương trình cụ thể chiếm 84,5% tổng chi phí của chính sách Hộp đỏ, hỗ trợ không theo sản phẩm cụ thể cũng thấp hơn mức tối thiểu.

Hầu hết các biện pháp hỗ trợ trong nước thuộc dạng Hộp xanh lá cây, theo số liệu cung cấp cho WTO, trong giai đoạn 1999-2001, cơ cấu hỗ trợ trong nước của nước ta như sau:

- Trợ cấp hộp xanh lá cây: 84,5%

- Trợ cấp theo chương trình phát triển (đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển): 10,7%

- Trợ cấp theo hộp đỏ: 4,9%.

Hỗ trợ xuất khẩu: từ năm 1998, giá nông sản thế giới giảm, nên Chính phủ đã phải trợ cấp xuất khẩu cho nông sản. Chương trình trợ cấp dành cho các nhà xuất khẩu là miễn, giảm thuế trực tiếp, khấu trừ thuế căn cứ vào tỷ lệ

lãi suất phải chịu từ các khoản nợ ngân hàng; hỗ trợ tài chính trực tiếp, đặc biệt cho những nhà xuất khẩu lần đầu, những mặt hàng xuất khẩu đến các thị trường mới, thưởng xuất khẩu.

Năm 1999, quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành lập và hỗ trợ xuất khẩu cho một số mặt hàng theo các hình thức sau:

Gạo: hỗ trợ mức lãi suất để mua gạo tạm dự trữ, phục vụ xuất khẩu, bù lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Rau quả: hỗ trợ xuất khẩu dứa, dưa chuột đóng hộp

Cà phê: bồi thường thiệt hại cho xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất thu mua cà phê cho mục đích tạm trữ.

Hỗ trợ xuất khẩu thịt lợn

Thưởng xuất khẩu cho các mặt hàng như gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả…

Ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã xoá bỏ trợ cấp trực tiếp đối với hàng nông sản xuất khẩu.

Tiêu chuẩn và hàng rào kỹ thuật: Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành Quyết định số 346/QĐ-BKHCN về tiêu chuẩn kỹ thuật. Nước ta đang thực hiện các bước để đảm bảo tất cả những thủ tục đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật mới hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống kiểm dịch thực vật được củng cố và thống nhất với cả hai cấp trung ương và địa phương. Việt Nam là thành viên của Uỷ ban Bảo vệ thực vật Châu Á - Thái Bình Dương và gia nhập Công ước quốc tế bảo vệ thực vật. Nước ta cũng được một số nước thừa nhận kiểm dịch thực vật theo luật pháp quốc tế. Pháp lệnh về kiểm dịch và bảo vệ thực vật đã được ban hành với nội dung tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định SPS. Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được Quốc hội thông qua ngày 26/7/2003 nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và kinh doanh.

Quy định về sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp: Việt Nam có khá nhiều văn bản về sở hữu trí tuệ, trong đó có Nghị định số 54/2000/NĐ-CP và 13/2001/NĐ-CP quy định về vấn đề sở hữu trí tuệ trong thương mại nông sản bao gồm chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng… Về nguyên tắc, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam và Hiệp định TRIPS không có điểm mâu thuẫn rõ ràng nào.

Cam kết mở cửa thị trường: Khi đàm phán gia nhập WTO, các thành viên nhấn mạnh hàng rào thuế hoá là một công cụ được áp dụng cho các bên đã tham gia Vòng đàm phán Urugoay. Những quốc gia mới gia nhập không được phép chuyển đổi sang những biện pháp tương đương thuế quan từ những biện pháp phi thuế và nên xóa bỏ những biện pháp này ngay khi gia nhập. Không có quốc gia nào gia nhập WTO sau năm 1995 được sử dụng công cụ thuế hoá để thay thế cho các biện pháp phi thuế của mình.

Về cơ cấu thuế quan nông sản nhập khẩu: trước khi gia nhập WTO, nước ta đã ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực. Theo các hiệp định đó, Việt Nam đã sắp xếp phân loại danh mục thuế quan và thực hiện cắt giảm thuế quan hàng nông sản. Mức thuế quan thấp nhất áp dụng với các mặt hàng nông sản trong khối ASEAN là 1.182 dòng thuế với mức thuế bình quân giản đơn năm 2007 là 3,83%. Mức thuế quan thực hiện chương trình thu hoạch sớm của AC-FTA là 365 dòng với mức thuế bình quân giản đơn năm 2007 là 3,79%, mức thuế không thuộc chương trình thu hoạch sớm của AC-FTA năm 2007 là 1.162 dòng với thuế bình quân giản đơn chưa đến 15%. Mức thuế quan tối huệ quốc MFN năm 2007 áp dụng cho các nước thành viên WTO và các nước không phải là thành viên WTO nhưng được hưởng ưu đãi tối huệ quốc của Việt Nam. Nước ta có 1.214 dòng thuế MFN với mức thuế suất bình quân giản đơn là 23,59%.

60

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)