Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 116)

Nhà nước cần xây dựng đề án tổng thể cải cách giáo dục, đào tạo nghề. Huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục; thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu nông sản; bồi dưỡng tri thức về hội nhập quốc tế cho lực lượng lao động, những cán bộ và người trực tiếp tham gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản.

Chúng ta cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm vì đây là bộ phận có khả năng phổ biến kiến thức cho nông dân hiệu quả và nhanh nhất.

Hình thức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lâu dài của các doanh nghiệp cũng là cách tích cực cho việc nâng cao trình độ cho nông dân. Thông qua các hợp đồng, hướng dẫn sản xuất của doanh nghiệp, nông dân được tiếp cận, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Quá trình vừa học, vừa làm này giúp nông dân nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm sản xuất, quản lý.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám chữa bệnh cho nông dân, ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa.

3.3.8. Tăng cường hợp tác tổ chức các hiệp hội ngành hàng

Các hiệp hội cần hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc cung cấp dịch vụ tư vấn, thông tin, nghiên cứu thị trường, xúc tiến xuất khẩu và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.

Các hiệp hội ngành hàng cần củng cố vai trò là người đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Các hiệp hội ngành hàng cần tham gia tích cực hơn trong các hoạt động khuyến nghị về chính sách, xây dựng và thực hiện chính sách, trong việc giải quyết tranh chấp thương mại khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra thị trường các nước khác.

Chúng ta cần nâng cao vai trò và năng lực hoạt động của các hiệp hội ngành hàng nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cao và nhiệm vụ ngày càng lớn. Hiệp hội ngành hàng phải có đủ điều kiện và năng lực để đại diện cho các hội viên trong các quan hệ trong nước và quốc tế, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, tham gia giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho nhà nước về những vấn đề chính sách có liên quan đến ngành hàng.

Do tác động của các cam kết quốc tế dẫn tới kết quả phát triển sản xuất nông sản trên quy mô lớn, việc tiếp cận thông tin nhanh chóng và chính xác là vấn đề đặc biệt quan trọng mà nước ta cần phải quan tâm hơn. Ngoài việc đầu tư vào hệ thống thông tin từ cấp quốc gia tới doanh nghiệp và nông dân, nước ta cũng cần phải chủ động tham gia các hiệp hội sản xuất và thị trường buôn bán quốc tế. Đây cũng là cách giúp nước ta nâng cao vị thế ngành hàng trên thị trường quốc tế và có tiếng nói trong quan hệ thương mại những mặt hàng nước ta xuất khẩu lớn.

KẾT LUẬN **************

Việt Nam gia nhập WTO trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, giá dầu mỏ tăng cao, khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra…đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức mua của thị trường toàn cầu về các loại hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng.

Mặc dù vậy, sau hơn hai năm gia nhập WTO, xuất khẩu hàng nông sản nước ta vẫn duy trì được đà tăng trưởng, nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao như gạo, cà phê… thị phần trên thị trường quốc tế được duy trì và mở rộng. Xu hướng thị trường mở rộng sang nhiều nước và khu vực khác, trong đó có các thị trường EU, Nhật Bản và Mỹ - những thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính, khắt khe trong các tiêu chuẩn thâm nhập.

Thể chế chính sách cũng không ngừng được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của các cam kết gia nhập WTO. Điều này tạo điều kiện cơ hội cho ngành nông nghiệp phát triển, ổn định sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, sau hơn hai năm gia nhập WTO, xuất khẩu nông sản nước ta cũng bộc lộ nhiều điểm hạn chế như cơ cấu xuất khẩu, chủng loại hàng hoá còn đơn điệu, tỷ lệ hàng chế biến sâu còn thấp, việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế còn yếu. Xây dựng thương hiệu sản phẩm mang tầm quốc tế còn nhiều bất cập. Đa số các ngành hàng quy mô sản xuất còn manh mún, chưa có vùng nguyên liệu tập trung…điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường cả về sản lượng và chất lượng hàng hoá.

Gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức đối với nền kinh tế nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng. Nhìn

chung, tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản nước ta trong hơn 2 năm qua chưa nhiều, nhiều kết quả nghiên cứu cũng nhận định như vậy, và có thể sẽ rõ nét hơn trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, việc đánh giá các tác động ban đầu như luận văn đã đề cập là cần thiết nhằm góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất những kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

Do thời gian và khả năng của tác giả có hạn nên việc cập nhật, phân tích thông tin trong luận văn khó tránh khỏi thiếu sót và chưa thể nêu đầy đủ các khía cạnh của vấn đề. Vì thế, tôi rất mong được sự thông cảm, giúp đỡ của các thầy trong Hội đồng bảo vệ luận văn để tôi có thêm nhiều thông tin phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Tiến sỹ Trần Anh Phương trong quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ******************

1. Nguyễn Thị Tường Anh (2007), “Hậu WTO – kinh nghiệm của Trung Quốc và Mexico”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 22, tháng 2/2007), [Tr. 25-28].

2. Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (2006), Việt Nam gia nhập WTO – Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.

3. Bộ Công thương (2009), Tài liệu hội thảo: Tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO.

4. Bộ NN&PTNT, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 6 tháng năm 2009.

5. Bộ NN&PTNT (2006), Cam kết gia nhập WTO trong nông nghiệp của Việt Nam.

6. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2008), Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới - giải thích các điều kiện gia nhập, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn II (MUTRAP II) (2008), Báo cáo cuối cùng – Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế.

8. Dự án tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn – SCARDSII, Bộ NN&PTNT (2005),

Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các quy định trong hiệp định khu vực và đa phương”.

9. Dự án tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn – SCARDSII, Bộ NN&PTNT (2005),

Báo cáo nghiên cứu “Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp Việt Nam”.

10. Trịnh Thị Ái Hoa (2006), “Một số đánh giá về chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 336, tháng 5/2006), [Tr.23-29]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng (2007), “Cam kết gia nhập WTO và tác động đối với nông nghiệp nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 199, tháng 5/2007), [Tr. 5-16].

12. Nguyễn Quỳnh Hương (2007), “Xuất khẩu gạo: từ độc quyền đến cạnh tranh thời kỳ hậu WTO”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 23, tháng 4/2007), [Tr. 74-80].

13. Nguyễn Hữu Khải (2007), Đánh giá thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2005-2015, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Ngoại Thương - Bộ Thương mại, Hà Nội.

14. Phạm Văn Khôi (2007), “Chính sách thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nông sản Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (số 121, tháng 7/2007), [Tr.12-16].

15. Lý Hoàng Mai, Phan Thị Hạnh Thu (2007), “Quá trình tự do hoá nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986-2005”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 345, tháng 2/2007), [Tr. 60-73].

16. Nguyễn Thị Thanh Minh (2007), “Trung Quốc vượt qua thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp sau khi gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 22, tháng 2/2007), [Tr.29-33].

17. Phạm Hoàng Ngân (2006), “Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam trước bối cảnh quốc tế mới và thời kỳ hậu WTO”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, (số tháng 9-2006), [Tr.8-16].

18. Hoàng Xuân Quế (2006), “Chính sách tài chính - tiền tệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 335, tháng 4/2006), [Tr.50-58].

19. Tạp chí Kinh tế đối ngoại (2007), Tóm tắt cam kết của Việt Nam trong WTO, (số 22, tháng 2/2007), [Tr.3-8].

20. Nguyễn Ngọc Thanh, Phùng Quang Trung (2007), “Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 349, tháng 6/2007), [Tr. 19-27].

21. Trần Đình Thiên (2006), “Gia nhập WTO: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, (số 38, ngày 19/09/2006), [Tr. 34-38].

22. Lê Thị Thu Thuỷ (2005), “Rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản, thực phẩm và giải pháp vượt qua”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 14, tháng 11/2005), [Tr.69-74].

23. Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT (2006), Hỏi - đáp về Hiệp định nông nghiệp trong WTO.

24. Mai Thị Thanh Xuân (2006), “Công nghiệp chế biến với việc nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,

(số 341, tháng 10/2006), [Tr.66-70]. 25. Qua Internet: http://www.agroviet.gov.vn http://www.chinhphu.vn http://www.cpv.org.vn http://www.mpi.gov.vn http://www.mutrap.org.vn http://www.nciec.gov.vn http://www.ncseif.gov.vn http://www.gso.gov.vn http://www.tinthuongmai.vn http://www.thitruongnuocgoai.vn

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 116)