Định hướng, chiến lược phát triển một số mặt hàng nông sản

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 100)

khẩu chính

Ngày 18/5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 69/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đề án đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho các mặt hàng nông sản như sau:

- Thóc gạo: tổng sản lượng thóc được chế biến 100%, trong đó chế biến quy mô công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu năm 2010 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 60 - 65%. Giữ mức ổn định sản lượng lúa gạo, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, mỗi năm xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn.

- Cà phê: ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch, thực hành quy trình canh tác bền vững. Phấn đấu tổng sản lượng cà phê được chế biến 100%, tăng tỷ lệ cà phê chế biến theo phương pháp ướt đến năm 2010 đạt

30%, đến năm 2020 đạt 40 - 50%; phấn đấu nâng tỷ lệ chế biến cà phê bột năm 2010 đạt 10%, đến năm 2020 đạt 20%.

- Cao su: tiếp tục trồng mới ở nơi đủ điều kiện, hướng đến năm 2020 đạt diện tích 500-700 ha, sản lượng mủ cao su được chế biến 100%. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2010 - 2020: cao su mủ cốm 40%, mủ kỹ thuật 40%, mủ kem 20%. Phấn đấu tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm cao su trong nước năm 2010: 30%, đến năm 2020: 40%.

- Chè: ổn định diện tích chè khoảng 120-140 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi được chế biến quy mô công nghiệp năm 2010: 60 - 65%, đến năm 2020 trên 80%, trong đó cơ cấu sản phẩm: chè xanh 50%, chè đen 50%.

- Rau quả: mở rộng diện tích các cây ăn quả có lợi thế, đầu tư phát triển các vùng sản xuất rau tập trung theo công nghệ sạch, rau chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Định hướng đến năm 2020 nước ta có khoảng 750 ngàn ha rau. Sản phẩm rau quả được chế biến bảo quản năm 2010 trên 10% và đến năm 2020: 20 - 30%, kim ngạch xuất khẩu rau quả đến năm 2020 đạt khoảng 1,2 tỷ USD.

- Điều: Theo Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT, nước ta tiếp tục mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện, tập trung thâm canh, thay thế giống điều cũ bằng các giống điều mới có năng suất, chất lượng cao. Định hướng đến năm 2020, diện tích điều ổn định khoảng 400 ngàn ha, kim ngạch xuất khẩu hạt điều khoảng 820 triệu USD. Sản phẩm điều được chế biến 100% điều nhân, chế biến sâu đa dạng hoá các sản phẩm từ điều, phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu năm 2010 đạt 20% và đến năm 2020 đạt 30%.

- Hạt tiêu: đến năm 2020, giữ quy mô diện tích 50 ngàn ha, tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản các loại đến năm 2010 đạt khoảng 11 tỷ USD và đến năm 2020 đạt khoảng 16,5 tỷ USD.

3.2. Dự báo xu hƣớng tiêu dùng nông sản thế giới trong thời gian tới

3.2.1. Xu hướng tiêu dùng

Cơ cấu hàng hoá thương mại thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng chất xám cao.

Giảm tỷ trọng nhóm hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống… trong tổng kim ngạch buôn bán.

Xu hướng hiện nay là tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao, chế biến sâu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu không chỉ phải đảm bảo chất lượng mà còn phải thân thiện với môi trường từ sản xuất đến chế biến, tiêu dùng.

3.2.2. Dự báo nhu cầu một số mặt hàng nông sản

Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản sẽ tăng tại các nước đang phát triển. Trong khi đó, ở các nước phát triển với mức tiêu dùng cao và đã bão hoà cùng với mức độ tăng dân số thấp sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng nông sản giảm xuống. Tuy nhiên, sau cú sốc giá lương thực năm 2008, mặc dù giá sẽ giảm bớt nhưng việc tăng giá này như là một dấu hiệu tích cực cho nông dân mở rộng diện tích và gia tăng sản lượng nông nghiệp. Dự kiến sản lượng sẽ tăng khoảng 7% nhưng tỷ lệ này sẽ khác nhau giữa nước phát triển và nước đang phát triển. Tại các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng khoảng 13%, trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ gia tăng chỉ khoảng 2%.

Trong giai đoạn 2007-2018, tiêu dùng gạo của thế giới tăng do nhu cầu nhập khẩu ở các nước Ấn Độ, Bangladesh, Philippines, tiểu vùng Sahara của châu Phi sẽ tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng và dân số tăng, gạo vẫn là lương thực chủ yếu cho cư dân nhiều khu vực trên thế giới. Trong khi đó, dự báo tỷ

lệ dự trữ gạo của toàn cầu giảm. Trung Quốc sẽ giảm từ 18,7% năm 2007/2008 xuống còn 16% vào năm 2016/2017. Lượng gạo tồn kho của Thái Lan giảm từ 4124 nghìn tấn niên vụ 2007/2008 xuống còn 1918 nghìn tấn vào niên vụ 2016/2017. Việt Nam gạo tồn kho năm 2017 dự kiến giảm 67,7% so với mức 2511 nghìn tấn của vụ 2007/2008. Lượng gạo dự trữ giảm ngày càng làm tăng rủi ro về giá gạo. Tuy nhiên, theo FAO, giá gạo sẽ bình ổn sau trong giai đoạn 2010-2018, dự kiến đến 2018, sản lượng gạo thế giới sẽ tăng khoảng 9%.

Về cà phê, theo ông Néstor Osorio, giám đốc điều hành Tổ chức cà phê thế giới, nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới mỗi năm sẽ tăng khoảng 2 triệu bao. Dự kiến đến năm 2018, thế giới cần 140 triệu bao cà phê.

Về cao su, sản phẩm thay thế cho cao su thiên nhiên phụ thuộc nhiều vào sản phẩm tận thu từ dầu mỏ. Trong điều kiện dầu mỏ ngày một cạn kiệt, nhu cầu sử dụng sản phẩm từ cao su ngày càng tăng, không chỉ cho vận tải mà còn cho nhiều lĩnh vực khác nên nhu cầu cao su thiên nhiên của thị trường quốc tế sẽ ngày càng tăng. Các nước châu Á sẽ dẫn đầu về tiêu thụ cao su, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Theo Businees News, nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu sẽ tăng 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và từ năm 2015 trở đi sẽ tăng khoảng 3,4 triệu tấn mỗi năm.

Nhu cầu rau quả của thị trường quốc tế là rất lớn. Năm 2007, tổng kim ngạch trao đổi rau quả thế giới ước đạt 100 tỷ USD. Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi đó mức cung chỉ tăng khoảng 2,5%/năm. Nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới rất cao. Đây là điều kiện thuận lợi để trái cây Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

Về hạt tiêu, hiện nay cung hạt tiêu vẫn bị giới hạn tại tất cả các nước sản xuất. Trong khi đó, hạt tiêu đã và đang trở thành một phần không thể

thiếu trong thực phẩm của thế giới. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu thế giới trong thời gian tới sẽ không sụt giảm

3.3. Giải pháp

3.3.1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật

Để hội nhập thành công, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật là điều kiện rất cần thiết. Nhà nước cần bổ sung và xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, quy chuẩn kỹ thuật một cách đồng bộ; thông báo làm minh bạch chính sách và các chính sách phải phù hợp với các quy tắc của WTO. Các chính sách nông nghiệp phải toàn diện, năng động, thể hiện sự kết hợp giữa định hướng thị trường với chính sách phát triển, giữa lợi ích thương mại và chính sách phúc lợi xã hội.

Chính sách thuế: Cần thực hiện cắt giảm thuế quan theo đúng yêu cầu

của WTO, các hiệp định đã ký kết, các thoả thuận với các nước và các tổ chức quốc tế trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Mặt khác cần tận dụng các cơ hội về điều khoản linh hoạt, ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật dành cho các nước đang phát triển để xử lý hiệu quả các chính sách thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại nông sản. Mức thuế suất hàng nông sản giữa Việt Nam và các nước đã thống nhất và ngày càng được cắt giảm tạo điều kiện cho các bên tiếp cận nhau.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang các nước và hạn chế sự xâm nhập, lấn át của nông sản nước ngoài đối với các sản phẩm trong nước, nước ta cần tổ chức nghiên cứu sâu và dự báo cung - cầu trong nước để đưa ra số lượng trong hạn ngạch phù hợp. Hạ thấp mức thuế trong hạn ngạch nhưng gia tăng mức thuế ngoài hạn ngạch để bảo vệ sản xuất trong nước. Sau khi gia nhập WTO 8 năm thì Việt Nam mới phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nước thành viên. Do vậy, trong thời gian này nước ta nên tăng cường sử dụng các biện pháp khuyến khích xuất khẩu được phép như: miễn giảm thuế nhập khẩu

và các loại thuế gián thu khác đã thu ở đầu vào nguyên liệu được sử dụng và tiêu hao trong chế tạo sản phẩm xuất khẩu.

Chính sách phi thuế quan: cần được tăng cường hợp lý vì đây là những công cụ hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước. Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp phi thuế quan nhưng trong quá trình hội nhập WTO cần có một số thay đổi:

Thứ nhất, giảm thiểu việc sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng: Đây là biện pháp bảo hộ phi thuế quan truyền thống với mức độ bảo hộ rất cao nhưng không còn phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại nữa. Tuy nhiên, chế độ thương mại không cho phép loại bỏ hoàn toàn ngay lập tức các biện pháp hạn chế định lượng vì nếu bỏ ngay, hậu quả lớn nhất sẽ xảy ra là khả năng bùng nổ hàng nhập khẩu, kéo theo sự giảm sút đột ngột của sản xuất trong nước gây nên phản ứng dây chuyền là giảm sút lợi nhuận, tăng số người thất nghiệp, thâm hụt ngân sách… Do vậy, nhiều nước đã chọn chính sách, biện pháp quá độ bằng cách giảm dần các biện pháp hạn chế định lượng để tiến dần tới tự do hoá thương mại.

Thứ hai, nghiên cứu, tăng cường sử dụng các hàng rào kỹ thuật: Việt Nam nên tăng cường sử dụng hàng rào kỹ thuật được chấp nhận trong nhập khẩu. Các nước thành viên WTO đã thống nhất ban hành hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, hiệp định về vệ sinh kiểm dịch động thực vật và coi các biện pháp này là thích hợp hay cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ động thực vật, bảo vệ môi trường… với điều kiện các biện pháp này không tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hay hạn chế vô lý với thương mại quốc tế. Nếu chúng ta biết vận dụng khéo léo trên cơ sở cần thiết và thích hợp thì những biện pháp kỹ thuật không những sẽ giúp chúng ta nhập khẩu hàng hoá tốt mà có thể cản trở hàng hoá nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, lấn át sản xuất trong nước mà không vi phạm quy định của WTO. Mặc dù nước ta đã

ban hành nhiều văn bản pháp quy cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm soát chất lượng hàng hoá nhưng do trình độ khoa học công nghệ và quản lý còn nhiều hạn chế nên việc kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu vẫn chưa tốt, chúng ta chưa sử dụng các biện pháp này để bảo vệ hợp pháp sản xuất trong nước một cách hiệu quả. Khi trở thành thành viên WTO, các biện pháp hạn chế định lượng bị xoá bỏ thì việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng hàng rào kỹ thuật là cần thiết. Chúng ta cần xây dựng hàng rào kỹ thuật dựa trên quy trình thống nhất: rà soát lại các văn bản còn hiệu lực, phân tích những văn bản đó xem còn gì phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam để hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam nhanh chóng thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng trung tâm kiểm tra chất lượng tại các cửa khẩu quốc tế với máy móc thiết bị hiện đại, có biện pháp xử lý mạnh đối với những hàng hoá không đủ tiêu chuẩn.

Thứ ba,về chính sách tài chính tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: Trong những năm qua, nước ta đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu như: trợ cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ giá đầu vào cho sản phẩm… Nhưng những biện pháp này lại trái với quy tắc cạnh tranh công bằng và nằm trong nhóm đèn đỏ cấm áp dụng. Do vậy, nước ta cần phải hạn chế và dần xoá bỏ những biện pháp này. Việt Nam đã cam kết xoá bỏ ngay lập tức trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản sau khi gia nhập WTO như xoá bỏ hình thức thưởng xuất khẩu từ năm 2007. Nhưng những cải cách đó chưa đủ cho một chính sách tài chính phù hợp với những quy định của WTO và vừa mang lại hiệu qủa cao cho nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng.

Hiện nay, các biện pháp hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu ngày càng đa dạng và thêm nhiều hình thức mới. Do vậy, trong thời gian nhanh nhất, nước ta nên linh hoạt áp dụng các biện pháp trong nhóm đèn xanh như:

- Bảo lãnh tín dụng: Đây là hình thức phổ biến trên thế giới nhưng lại chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam. Hình thức này giúp các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc mở rộng hình thức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp có thể vay được một khoản tín dụng mà không đòi hỏi khắt khe về điều kiện vay.

- Đẩy mạnh hoạt động của các công ty cho thuê tài chính.

- Mở rộng diện đối tượng được hưởng chính sách theo hướng bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế, đảm bảo tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận với chính sách tín dụng xuất khẩu và được hưởng những ưu đãi của chính sách nếu họ đáp ứng đủ yêu cầu.

- Thực hiện nguyên tắc minh bạch hoá chính sách như WTO yêu cầu. Đây là nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, chính sách tài chính tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cần được thiết kế một cách rõ ràng với những nội dung cụ thể về điều kiện được vay, phương tiện cho vay, phương thức tính lãi… để đảm bảo sau khi ban hành là có thể thực hiện được ngay.

- Chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản nên xây dựng toàn diện từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản và xuất khẩu dựa trên cơ chế quản lý theo ngành hàng nông sản.

3.3.2. Xây dựng chiến lược phát triển ngành

Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế so sánh từng vùng, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường, phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế. Ngành nông nghiệp cần phải được hoạch định một chiến lược tổng thể, chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế. Bản thân ngành nông nghiệp không phải là mục tiêu cuối cùng của quá trình hội nhập mà sự phát triển đó phải gắn kết hài hoà với chiến lược phát triển chung, làm nền móng, cơ sở cho quá trình công nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 100)