Jean LEROND D'ALEMBERT Paris 1717 Paris

Một phần của tài liệu Cuoc doi su nghiep cac nha toan hoc 2 (Trang 39 - 40)

Ông là con ngoài giá thú của một Hầu tước, sĩ quan pháo binh Pháp. Mẹ ông bỏ ông trước cửa nhà thờ Saint-Jean-le-Rond gần Nhà Thờ Đức Bà Paris. Chính vì thế ông có tên riêng là Jean LE ROND. Về sau không hiểu vì sao ông lấy tên D'ALEMBERT.

Năm 13 tuổi ông học trung học ở trường Dòng. Lên Đại học, ông theo ngành Luật rồi Y nhưng nhanh chóng chuyển sang Toán và thành đạt, được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học năm 1741.

D'ALEMBERT hồi trẻ vốn thích nổi tiếng nên lao ngay vào những vấn đề khó mà CLAIRAUT, EULER, BÉZOUT quan tâm, nhưng ông không mấy thành công. Thời ấy, NEWTON đang nổi tiếng khắp châu Âu với những Lý thuyết trong Vật lý và Toán học. D'ALEMBERT mong ước được như vậy và chính những năm ấy ông đã có những công trình Toán học giá trị. Từ năm 1745 ông nổi tiếng trong giới trí thức Paris, tham gia biên soạn bộ Bách khoa từ điển Pháp và đóng góp nhiều vào kho tàng Toán học thế giới. Ông cũng được bầu vào Viện Hàn lâm Văn học Pháp năm 1754.

Sau mối tình đầu và duy nhất của ông với Julie DE LESPINASSE, ông buồn, lui về ngôi nhà nhỏ gần Viện Bảo tàng Louvre và chăm sóc các nhà Toán học trẻ hơn như LAGRANGE, LAPLACE, những người học trò đã góp phần làm vẻ vang cho ngành Giải tích thế giới.

Công trình chính của D'ALEMBERT thuộc về Giải tích phức, Giải tích Toán học nói chung, Lý thuyết xác suất. Ông có xu hướng định nghĩa logarithme và các hàm lũy thừa trên các số phức và năm 1746 ông để lại cho giới Đại số cách chứng minh gần hoàn chỉnh Định lý cơ bản của Đại số (Định lý

D'ALEMBERT - GAUSS): Mọi đa thức với hệ số phức có thể biến đổi thành tích của nhiều đa thức bậc

nhất. Năm 1806, ARGAND đã chứng minh định lý này. Nhưng GAUSS đã phát hiện thiếu sót của

D'ALEMBERT trong việc chứng minh định lý này trước đó nên năm 1799 GAUSS cho công bố cách chứng minh hoàn chỉnh. Năm 1816, GAUSS lại đưa ra 2 cách chứng minh nữa, và năm 1849 GAUSS lại công bố thêm cách chứng minh thứ ba.

Về Giải tích, D'ALEMBERT không tán thành ý kiến của LEIBNIZ và EULER về khái niệm vô cùng bé, một trạng thái trung gian giữa không và không bằng không.

Ông đề xuất ý kiến về giới hạn nhưng không được các nhà Toán học tán thành. Khi nghiên cứu về dây rung, ông đi đến phương trình đạo hàm riêng : ∂2u/∂t2 = ∂2u/∂x2 (trong đó u là hàm hai biến).

D'ALEMBERT quan tâm đến Xác suất, Thống kê và áp dụng chúng vào Khoa học và dân số.

Jean - Baptiste Joseph FOURIERAuxerre 1768 - Paris 1830

Một phần của tài liệu Cuoc doi su nghiep cac nha toan hoc 2 (Trang 39 - 40)